Vì sao Thế giới di động bất ngờ tuyên bố rút hoàn toàn khỏi Campuchia và dồn lực vào Indonesia?
Bluetronics là bước đi đầu tiên của MWG trông cuộc khai thác thị trường quốc tế từ 5 năm về trước, tên gọi ban đầu là chuỗi BigPhone. Trong khi trước đó, MWG cho biết đã và đang chuyển đổi chuỗi điện máy này tại Campuchia, dự mở thêm 10 cửa hàng trong năm 2022 và kỳ vọng đạt được điểm hoà vốn vào tháng 6.

Một thông tin bất ngờ được chia sẻ tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư hôm 16/2/2023, CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) cho biết sẽ MWG đóng cửa toàn bộ chuỗi Bluetronics tại Campuchia trong quý 1/2023 này.
Trong khi trước đó, MWG cho biết đã và đang chuyển đổi chuỗi điện máy này tại Campuchia, dự định mở thêm 10 cửa hàng trong năm 2022 và kỳ vọng đạt được điểm hoà vốn vào tháng 6. Bluetronics là bước đi đầu tiên của MWG trông cuộc khai thác thị trường quốc tế từ 5 năm về trước, tên gọi ban đầu là chuỗi BigPhone.
Sau 3 năm hoạt động tại đây, đến cuối năm 2020 MWG đã chuyển đổi hoàn toàn từ chuỗi điện thoại sang chuỗi điện máy và đổi tên thành Bluetronics. Tính đến cuối năm 2021, dù Campuchia cũng bị tác động nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19, Bluetronics theo MWG vẫn vượt qua và đạt được kế hoạch doanh thu.
“Hiện, mô hình Bluetronics tại Campuchia thì khá giống mô hình Điện Máy Xanh ở Việt Nam, tức bán cả điện thoại, điện máy và sản phẩm vệ tinh khác. Mô hình tại Campuchia không phải mô hình khá tệ, thậm chí chúng tôi cũng đã “customize” (điều chỉnh) lại cho phù hợp với thị trường này hơn”, CEO Đoàn Văn Hiểu Em nói.
Tại sao MWG lại có quyết định rút hoàn toàn trong thời gian ngắn?
Theo ông Hiểu Em, một phần nguyên nhân, do Campuchia là thị trường khá nhỏ, trong khi chính sách thuế bên đó rất phức tạp. Nếu theo đúng chính sách thuế bên đó, thì MWG phải bán giá cao hơn đến 10-15%, không còn cạnh tranh. Còn nếu hạ giá bán và chấp nhận mức thuế cao, thì Bluetronics không còn hiệu quả.
Như vậy, dừng lại chuỗi Bluetronics cũng là bước đi cần thiết để MWG tập trung nguồn lực cho thị trường Indonesia. Bởi, trái với thị trường Campuchia thì thị trường tại Indonesia lớn hơn nhiều, thậm chí có thể nói gấp đôi quy mô thị trường Việt Nam hiện nay. Và nhu cầu mua sắm của người Indonesia thì khá giống với người Việt Nam.
“Chúng tôi thấy được cơ hội ở thị trường Indonesia”
“Chúng tôi thấy được cơ hội ở thị trường Indonesia. Ở đây đang có sự chênh lệch giữa dòng sản phẩm điện thoại và điện máy. Ví dụ, tại Việt Nam nếu thị trường nói chung có quy mô 10 tỷ USD, thì điện máy chiếm 5 tỷ USD và điện thoại tương tự đạt khoảng 5 tỷ USD. Trong khi con số tại Indonesia là 80% điện thoại và chỉ 20% là điện máy”, ông Hiểu Em nói.
Điện thoại thì khá tương đồng Việt Nam, trong khi thị trường điện máy tại Indonesia còn nhỏ hơn nhiều so với Việt Nam. Câu hỏi đặt ra, tại sao thị trường điện máy lại kém phát triển tại Indonesia?
Theo MWG tìm hiểu là do vấn đề điện năng bên này, và hiện đã được khắc phục. Chưa kể, dịch vụ điện máy tại Indonesia còn rất kém. Cụ thể, nhà bán hàng chỉ bán sản phẩm, còn lại toàn bộ dịch vụ hậu cần là do chính hãng làm chứ không nằm trên vai trò nhà bán lẻ.
Như vậy, với việc mang mô hình kinh doanh đã hoàn thiện từ Việt Nam mang sang Indonesia, MWG sẽ cung cấp toàn bộ dịch vụ từ bán hàng đến lắp đặt, bảo trì…. Với sự khác biệt vậy, ông Hiểu Em nhấn mạnh cửa hàng đầu tiên của Era Blue được người tiêu dùng Indonesia đón nhận rất mạnh.
Được biết, cuối tháng 11/2022, MWG đã khai trương cửa hàng Era Bule đầu tiên tại Indonesia. Trong đó, Era Blue là thương hiệu thuộc liên doanh PT Era Blue Elektronic (thương hiệu Era Blue) - MWG hợp tác với đơn vị địa phương PT Erafone Artha Retailindo (Erafone), một công ty con của Tập đoàn Erajaya.

“Đến nay, nếu tính thời gian kinh doanh tròn 1 tháng thì một shop Era Blue đang thu về 5 tỷ đồng cho cửa hàng 40m2. Doanh thu này tương đồng với Việt Nam hiện nay. Nếu tại Việt Nam, mức doanh thu này tương ứng cửa hàng đã có lời, còn tại Indonesia do ban đầu còn chi nhiều chi phí nên chưa có lời. Tôi tin rằng MWG sẽ không tốn nhiều thời gian hoàn thiện cửa hàng lớn và nhân rộng, từ đó bước vào giai đoạn tăng tốc”, CEO nói thêm.
Về giá bán, so sánh với 2 nhà bán lẻ lớn sở tại mà MWG có quan sát và xem là đối trọng, thì giá của Era Blue ngang và thấp hơn một ít. Cũng nhấn mạnh, dù là nhà bán lẻ lớn song quy mô hai đối thủ này chỉ dừng lại ở hơn 60 cửa hàng.
Ngược lại, so với kênh truyền thống khác, giá bán của MWG tại đây có phần cao hơn. Song con số này theo ông Hiểu Em là bình thường. Bởi, kênh tryền thống bên Indonesia hiện rất tệ, giống với các cửa hàng nhỏ ở miền tây, thậm chí tivi họ còn trùm bao ni lông. Nên khi MWG mang qua mô hình trải nghiệm mua sắm thú vị sang thì bán giá đó là bình thường.
Theo kế hoạch, những cửa hàng điện máy của MWG sẽ tập trung ở một số thành phố lớn của Indonesia. Mục tiêu 5 năm MWG sẽ mở một số lượng nhất định. Dù chưa thể tiết lộ về tên gọi cũng như kế hoạch cụ thể, CEO cho biết có thể không chỉ là mục tiêu về quy mô cửa hàng, doanh thu… MWG còn lên cả chiến lược lên sàn.
TIN LIÊN QUAN
-
Tin doanh nghiệp nổi bật tuần: Thế giới di động đóng cửa chuỗi điện máy Bluetronics
-
Lợi nhuận tăng trưởng âm, chính sách ESOP từng gây tranh cãi của Thế giới Di động (MWG) tạm thời gián đoạn?
-
Thế giới Di động sa thải hơn 7.000 nhân viên là nhầm lẫn số liệu trong báo cáo tài chính
-
"Gà vàng" chưa đẻ trứng của Thế giới di động: Bách Hoá Xanh lỗ luỹ kế 7.000 tỷ,..
-
Cổ phiếu Thế giới di động giảm 50% sau hơn 2 tháng, vốn hóa “bốc hơi” 2,2 tỷ USD, điều gì đang xảy ra?
Yêu cầu có giá điện cho dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp trước ngày 31/3
Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) khẩn trương phối hợp với chủ đầu tư điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp để thống nhất giá điện trước ngày 31/3/2023.
Gỡ khó cho ngành xây dựng: Mấu chốt là chính sách bảo vệ quyền lợi nhà thầu
Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC), đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, một số nhà thầu
Tái định vị doanh nghiệp, đổi mới sáng tạo để phát triển bền vững
Là nền kinh tế có độ mở lớn và trong bối cảnh toàn cầu nhiều biến động, cơ hội đan xen thách thức, Việt Nam không thể đứng yên...
Nguyên nhân khiến Công ty cổ phần Licogi 166 xin ngừng kinh doanh?
Công ty Cổ phần Licogi 166 (HNX: LCS) vừa thông qua nghị quyết HĐQT về việc tạm ngừng kinh doanh một năm kể từ ngày 15/3/2023 đến 14/3/2024.
Tập đoàn Novaland đang tích cực mua lại trái phiếu trước hạn
CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Tập đoàn Novaland, NVL) và các công ty con đều tích cực đẩy mạnh mua lại trái phiếu trước hạn sau tâm thư...
Trúng thầu nghìn tỷ, Công ty Trung Chính của ông Hồ Sỹ Hòa kinh doanh ra sao?
Với tổng giá trị trúng thầu lên đến 26.405 tỷ đồng, Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính được coi là "ông lớn" trong ngành xây dựng cầu đường....
Tập đoàn Hoa Sen bị phạt và truy thu gần 3 tỷ đồng tiền thuế
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (mã chứng khoán: HSG) bị phạt, truy thu thuế hơn 2,8 tỷ đồng theo Quyết định số 589 QĐ-CTBDU ngày 13 3 2023 của Cục Thuế tỉnh Bình Dương về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
Chính phủ sẽ tiếp sức, đồng hành cùng doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chính phủ chia sẻ với những khó khăn, thách thức; tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách, giải pháp để hỗ trợ, tiếp sức đội ngũ doanh nhân,...
PVOIL lên tiếng về việc cổ phiếu OIL bị đưa vào diện cảnh báo
Liên quan đến sự việc này, Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL) vừa có thông tin cụ thể đến các cổ đông và nhà đầu tư.
Chỉ 17% doanh nghiệp Việt sẵn sàng chống lại các mối đe dọa an ninh mạng
Theo Cisco, chỉ 17% tổ chức ở Việt Nam có chỉ số sẵn sàng cần thiết ở mức “Trưởng thành” để có thể chống lại các rủi ro an ninh mạng...
Tập đoàn Hòa Phát: Hiệu quả kinh doanh năm 2022 thấp nhất trong 5 năm, tham vọng phát triển 10 khu công nghiệp
Năm 2022, chỉ số ROE tại Tập đoàn Hòa Phát (tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) ghi nhận mức thấp từ 38% năm 2021 xuống còn 8,8%.
Vì sao Công ty cổ phần Licogi 166 xin ngừng kinh doanh?
Mới đây, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Licogi 166 (Licogi 166; mã LCS) vừa công bố nghị quyết tạm ngừng kinh doanh 1 năm,...
Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 6,3% năm 2023
Theo Ngân hàng Thế giới, tốc độ tăng trưởng GDP dự kiến sẽ chậm lại ở mức 6,3% vào năm 2023. Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ...
Con trai Chủ tịch HĐQT DIC Corp mua thành công 5 triệu cổ phiếu DIG
Ông Nguyễn Hùng Cường, Phó Chủ tịch HĐQT DIG thông báo đã mua vào thành công toàn bộ 5 triệu cổ phiếu DIG vào phiên 17 3. Tạm lấy giá chốt phiên 17 3 làm giá mua, ông Nguyễn Hùng Cường đã phải chi ra hơn 62 tỷ đồng để mua được số cổ phiếu này.
Kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt gần 123 tỷ USD
Theo Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15/3/2023 đạt 122,95 tỷ USD, giảm 13%, tương ứng giảm 18,39 tỷ USD...
“Mập mờ” công bố thông tin, Tổng Công ty Khí Việt Nam bị phạt 270 triệu đồng
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa chỉ ra hàng loạt vi phạm chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Tổng Công ty Khí Việt Nam.
Hà Nội: Những doanh nghiệp nào bị thanh tra chậm đóng bảo hiểm xã hội?
Mới đây, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bảo hiểm xã hội thành phố, Công an Hà Nội công bố quyết định thanh tra hàng loạt đơn vị chậm...
Lãi suất huy động trái phiếu chính phủ tiếp tục xu hướng giảm
Trong tháng 2/2023, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội tổ chức 12 đợt đấu thầu trái phiếu chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành, khối lượng trúng thầu đạt 36.595 tỷ đồng,...
'Trùm BOT' Tasco: Chủ nợ lớn nhất là ai, các công ty con đang làm ăn ra sao năm 2022?
CTCP Tasco (Mã: HUT) là một trong những nhà đầu tư lớn nhất vào hạ tầng VETC tại Việt Nam. Hiện nay doanh nghiệp này đang tăng tốc phát triển bất động sản...