Xử lý rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng bão số 3
Ngày 4/12, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1510/QĐ-TTg phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3.
Quyết định phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3 (sau đây gọi chung là bão số 3) như sau:
I. Phân loại tài sản có
1- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được giữ nguyên nhóm nợ đối với khoản nợ có số dư nợ gốc, lãi đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3 như nhóm nợ đã được phân loại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm gần nhất trước ngày 07/9/2024 trong thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
2- Khoản nợ được giữ nguyên nhóm nợ theo Mục I.1 còn trong hạn theo thời hạn cơ cấu lại, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải điều chỉnh, phân loại lại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3- Khoản nợ được giữ nguyên nhóm nợ theo Mục I.1 quá hạn theo thời hạn cơ cấu lại mà không được tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ hoặc không còn số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3 thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện phân loại nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
II. Mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro
1- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích lập dự phòng cụ thể đối với khách hàng có khoản nợ được giữ nguyên nhóm nợ theo Mục I.1 như sau:
a- Căn cứ quy định của Chính phủ về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích lập số tiền dự phòng cụ thể đối với toàn bộ dư nợ của khách hàng theo kết quả phân loại nợ theo Mục I đối với khoản nợ được giữ nguyên nhóm nợ và theo kết quả phân loại nợ đối với dư nợ còn lại của khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
b- Căn cứ quy định của Chính phủ về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với toàn bộ dư nợ của khách hàng theo kết quả phân loại nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà không áp dụng giữ nguyên nhóm nợ theo Mục I.
c- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung theo công thức sau:
Số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung = A - B.
Trong đó:
A: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích theo Mục II.1.b;
B: Số tiền dự phòng cụ thể đã trích Mục II.1.a.
d- Trường hợp số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung được xác định theo Mục II.1.c là dương, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích bổ sung dự phòng cụ thể như sau:
(i) Đến thời điểm ngày 31/12/2024: Tối thiểu 35% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung.
(ii) Đến thời điểm ngày 31/12/2025: Trích thêm để đạt tối thiểu 70% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung.
Đối với các khoản nợ được thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3 trước ngày 01/01/2025, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trích lập trong năm 2025 tối thiểu theo tỷ lệ tại điểm d (i) Mục này.
(iii) Đến thời điểm ngày 31/12/2026: Trích thêm số còn lại để đủ 100% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung.
Đối với các khoản nợ được thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3 trước ngày 01/01/2026, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trích lập trong năm 2026 tối thiểu theo tỷ lệ tại điểm d (ii) Mục này.
2- Căn cứ quy định của Chính phủ về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích lập dự phòng chung đối với toàn bộ dư nợ của khách hàng theo kết quả phân loại nợ được xác định theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà không áp dụng giữ nguyên nhóm nợ theo Mục I.
Quyết định cũng nêu rõ: Về việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và các nội dung về phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3 không được nêu tại Quyết định này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
TIN LIÊN QUAN
-
ABBank tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng: "Hy sinh" lợi nhuận để tăng trưởng bền vững?
-
MSB tăng trích lập dự phòng rủi ro, lợi nhuận quý III sụt giảm
-
Nhiều ngân hàng kinh doanh tích cực trong 9 tháng đầu năm
-
Xây dựng Hòa Bình thoát lỗ ngoạn mục, khoản phải thu vượt 10.800 tỷ đồng
-
TPBank đã “hút về” hơn 17.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu
-
ABBank phát hành thành công lô trái phiếu 800 tỷ đồng với lãi suất 5,5%/năm
-
Eximbank hút về hơn 2.000 tỷ đồng từ trái phiếu
LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ
Năm 2024, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) tạo nên “cú hích” ngoạn mục khi lần đầu tiên ghi tên mình vào câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ đồng. Kết quả này không...
Điểm tin ngân hàng ngày 13/1: Agribank đạt tổng tài sản vượt mốc 2,2 triệu tỷ đồng trong năm 2024
VinaCapital chỉ ra lý do cổ phiếu ngân hàng bị định giá thấp; Dự báo tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng trong năm 2025; Biến động nhân sự cấp cao tại nhiều ngân hàng;...
Điểm tin ngân hàng tuần qua: Ngân hàng nhà nước sẽ điều hành tỷ giá linh hoạt
Bộ Tài chính chỉ ra nhiều tồn tại trong kinh doanh xổ số tại một số địa phương; 8 ngân hàng nộp ngân sách trên 1.000 tỷ đồng tại TP.HCM;...
Điểm tin ngân hàng ngày 11/1: MB đạt lợi nhuận trước thuế 27.6 nghìn tỷ đồng trong năm 2024
Huy động vốn tại TPHCM năm 2024 tăng trưởng cao nhất trong 5 năm qua; Eximbank miễn nhiệm 2 Phó Tổng Giám đốc; Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt nhờ Mobile Money;...
Lãi suất cho vay mua ô tô mới nhất tại các ngân hàng trong tháng 1/2025
Đến thời điểm hiện tại, lãi suất cho vay mua ô tô tại một số ngân hàng khá hấp dẫn chỉ từ hơn 6%/năm đến 13%/năm, cho vay lên đến 85% giá trị xe.
Nhà đầu tư vàng "cất két" bao nhiêu trong năm 2024?
Thị trường vàng vừa có một năm vô cùng sôi động, vậy nếu nhà đầu tư mua vàng từ đầu năm 2024 và tới nay vẫn còn trong két thì đã lời bao nhiêu?
Điểm tin ngân hàng ngày 10/1: Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện từ 5 tờ tiền giả trở lên
Kiều hối về TP Hồ Chí Minh đạt khoảng 9,6 tỷ USD, chiếm 60% cả nước; VietinBank báo lãi hơn 1 tỷ USD trong năm 2024; SCB đóng cửa 3 phòng giao dịch...
Dạy con về tiền lì xì: Bí quyết từ ống tre xưa đến lời khuyên vàng của chuyên gia
Việc trao quyền tự quản lý tiền lì xì cho con dưới sự đồng hành của cha mẹ sẽ giúp trẻ hiểu giá trị đồng tiền và hình thành những giá trị sống tốt đẹp.
Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
Hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” và hướng tới các hoạt động ý nghĩa “Tết vì người nghèo” nhân dịp Tết...
BIDV triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025
Năm 2024, với sự chủ động, quyết tâm, nỗ lực phát huy tối đa mọi nguồn lực... hoạt động kinh doanh của BIDV diễn ra an toàn, thông suốt, hoàn thành toàn diện...
Ngân hàng nào phát hành trái phiếu "khủng" nhất năm 2024?
Năm 2024, ngân hàng ACB phát hành trái phiếu thu về hơn 34.000 tỷ đồng thông qua 18 mã; ngân hàng MB huy động gần 23.000 tỷ đồng qua phát hành 27 mã;...
PVcomBank vươn tầm trong Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024
Ngày 08/01/2025, tại Lễ công bố Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024 (VNR500) diễn ra tại Khách sạn JW Marriott Hanoi, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank)...
Điểm tin ngân hàng ngày 9/1: Tiếp tục chuyển giao bắt buộc 2 ngân hàng yếu kém trong vài ngày tới
Vietcombank sắp tổ chức Đại hội cổ đông bất thường; TP HCM tăng cường giám sát hoạt động thu đổi ngoại tệ trong dịp Tết; BIDV chuẩn bị chào bán riêng lẻ...
Một nhà băng nhóm Big 4 báo lãi kỷ lục hơn 30.000 tỷ năm 2024
Nằm trong nhóm Big 4 ngân hàng, Ngân hàng BIDV thông tin, với lợi nhuận trước thuế năm 2024, riêng ngân hàng đạt 30.006 tỷ đồng (tương đương hơn 1,1 tỷ USD), tăng trưởng 12,4%.
Sacombank - Thương hiệu vàng TP.HCM 5 năm liên tiếp
Sacombank là ngân hàng duy nhất được vinh danh “Thương hiệu vàng TP.HCM” năm 2024 – giải thưởng do Ủy ban nhân dân TP.HCM chỉ đạo thực hiện,...
Điểm tin ngân hàng ngày 8/1: Đề nghị MSB chấn chỉnh công tác thẩm định, cấp tín dụng
SCIC thu về gần 223 tỷ đồng sau khi thoái vốn tại Tổng công ty Thăng Long; Phó Thống đốc Đào Minh Tú nói gì về việc các ngân hàng tăng lãi suất huy động;....
PGBank vừa huy động thành công 1.000 tỷ đồng trái phiếu
Đây là lô trái phiếu đầu tiên được PGBank phát hành trong năm 2024. Trước đó, vào tháng 9/2024, PGBank đã hoàn tất việc mua lại toàn bộ 500 tỷ đồng trái phiếu mã PGBL2325001.
Giá vàng hôm nay (7/1): Thị trường trong nước và thế giới trái chiều
Giá vàng thế giới hôm nay (7/1) tăng trong bối cảnh đồng USD giảm nhẹ và thị trường tiếp nhận tin tức kinh tế bi quan từ Mỹ và Đức. Tại thị trường trong nước...
Điểm tin ngân hàng ngày 7/1: Nhiều ngân hàng tăng phí dịch vụ trong quý I/2025?
Đến 25/12, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 13.82%; NHNN triển khai thêm biện pháp mới, tỷ giá USD hạ nhiệt; Ngân hàng Đông Á rao bán hai căn nhà phố tại TP. HCM...