Youtuber kiêm môi giới bất động sản lật tẩy 6 chiêu “lùa gà” phổ biến của giới cò đất không-có-tâm mà người mua nhà cần biết
Nếu nắm chắc những chiêu này, người mua bất động sản (BĐS) có thể tránh được việc mất thời gian, công sức và cả tiền bạc.

Môi giới bất động sản (BĐS) là một bộ phận không thể thiếu trên thị trường hiện nay, giúp các giao dịch diễn ra nhanh chóng, thuận lợi cho cả người mua lẫn người bán. Tuy nhiên, nghề nào cũng vậy, bên cạnh những môi giới tử tế, làm việc có tâm thì vẫn đang tồn tại không ít môi giới dùng mánh khóe để thu về lợi ích cho riêng mình.
Trong một video đăng trên kênh Youtube Nhà Đẹp Đăng Dương, chủ kênh Đăng Dương, cũng là một môi giới BĐS, đã "bóc mẽ" 6 chiêu thức mà một số môi giới BĐS, hay nói chính xác hơn là "cò nhà đất" thường sử dụng hiện nay.
1. Treo đầu dê bán thịt chó
Với chiêu thức này, môi giới BĐS sẽ đưa ra một món hàng tốt, nhưng khi khách đến xem hoặc xuống tiền đặt cọc họ lại đánh tráo thành món hàng kém chất lượng hơn.
Ví dụ, lô đất lúc chào bán có vị trí đẹp, nằm trong khu vực tái định cư nhưng thực tế là phong thủy không tốt, vướng cây cối, đường đâm thẳng vào nhà... Hoặc miếng đất gồm nhiều lô; cò dẫn khách đi xem lô 41 nhưng khách đặt cọc xong hoặc xuống tiền rồi thì cò lại đưa lô 40, vì lô 40 có lỗi.
Cũng có trường hợp không phải vấn đề lỗi sản phẩm mà liên quan đến giá bán. Nhiều sales BĐS hay áp dụng đưa ra giá bán đã hỗ trợ của ngân hàng. Ví dụ dự án có căn nhà 4 tỷ, người môi giới chào bán rằng chỉ cần 1,2 tỷ là khách đã sở hữu nhà.
Sự thật là do ngân hàng hỗ trợ cho vay tới 70% nên khách chỉ cần trả trước 1,2 tỷ là có nhà. Khách hàng gọi tới sau khi biết sự thật có thể không mua, nhưng ngược lại, môi giới sẽ có dữ liệu của khách để bán chéo sang các dự án khác.
Một trường hợp nữa dùng hình minh họa để chào bán nhà đẹp lung linh, nội thất tuyệt vời. Đến nơi khách mới biết là nhà khác xa ảnh chụp, đã xuống cấp thậm chí cũ nát. Với trường hợp này anh Đăng Dương khuyên người mua BĐS cần yêu cầu xem video trước, như vậy sẽ đánh giá tổng quan được khoảng 50%, giảm bớt thời gian xem nhà nếu thấy không cần thiết.

2. Chim mồi
Chiêu thức này cao cấp hơn chiêu đầu tiên. Ví dụ khi bạn đang xem 1 căn nhà thì có khách khác từ đâu chạy tới, sau đó quyết định đặt cọc luôn. Người này thật ra là chim mồi do phía môi giới cài vào, nếu bạn đang phân vân 50/50 thì việc họ xuất hiện có thể khiến bạn lo sợ mất cơ hội mua nhà mà nhanh chóng xuống tiền hoặc đặt cọc trước.
"Quyết định lúc ấy có thể đúng, có thể sai vì bạn chưa kịp hỏi ý kiến người nhà, chưa đưa thầy tới xem,... nhưng bạn đang bị đưa vào tình thế phải quyết. Với một số dự án, người đi xem cũng rất đông nhưng thực tế trong ấy có thể được cài sẵn chim mồi để tạo ra cảm giác khan hiếm", anh Dương nhận định.
3. Kênh giá
Một lô đất có giá 2 tỷ. Khi môi giới đến làm việc, chủ nhà thường giao giá này còn chênh bao nhiêu môi giới là người hưởng. Tuy nhiên nhờ kỹ năng đàm phán với người bán thấp xuống và đẩy giá tới tay người mua cao hơn, thay vì lãi vài chục chiệu mỗi căn nhà, môi giới có thể hô giá 2,2 hoặc 2,3 tỷ đồng cho căn nhà trên và đút túi vài trăm triệu. Đến khi ra công chứng và làm hợp đồng thì người bán lẫn người mua mới biết căn nhà đã bị "kênh giá".
Youtuber Đăng Đương nhận định thủ thuật này không phải lừa đảo nhưng nếu được áp dụng nhiều lần sẽ khiến người bán và người mua có tâm lý khó chịu, không đánh giá cao nghề môi giới BĐS và lâu dần không dám làm việc với môi giới nữa.
Để hạn chế vấn đề kênh giá, anh Dương khuyên người mua nên tìm hiểu BĐS sau đó làm việc trực tiếp với chủ nhà, môi giới chỉ hỗ trợ đằng sau. Hoặc chỉ lựa chọn nhưng môi giới mình thật sự tin tưởng để họ đàm phán giá giúp.

4. Thả con săn sắt, bắt con cá rô
Trường hợp này ít xảy ra nhưng không phải không có. Ví dụ môi giới sẽ đưa ra cho khách một lô đất ở vị trí A, có hình thức và giá cả đẹp. Khi khách đặt cọc xong, vài ngày sau môi giới sẽ gọi tới, nói rằng có người muốn mua lại với giá cao hơn.
Nhưng thực tế, chẳng có ai gọi cả. Thậm chí môi giới sẵn sàng tự bỏ tiền túi vài chục triệu đồng, giả vờ rằng vị khách kia sẵn sàng chồng tiền đặt cọc.
Lúc này, khi người mua có cảm giác mình đã đầu tư đúng chỗ tốt, và thấy dự án khả thi, môi giới sẽ tiếp tục chào bán thêm vài lô đất nữa. Nếu lòng tham nổi lên, khách mua thêm vài lô thì có nghĩa chiêu "thả con săn sắt, bắt con cà rô" đã đạt hiệu quả.
5. Làm giả quy hoạch bán đất
Đây không chỉ dừng lại ở chiêu trò mà đã là hình thức lừa đảo. Việc làm giả quy hoạch thường diễn ra ở các khu vực đang "sốt đất", ít thông tin, chính quyền nằm ở vùng nông thôn,...Lợi dụng tình hình, cò đất từ nơi khác đến sẽ làm giả quy hoạch, tạo sóng để kêu nhà đầu tư vào.
Nếu muốn tránh trường hợp này, anh Dương khuyên người mua cần tới cơ quan có thẩm quyền kiểm tra lại quy hoạch đất đai, ví dụ như phòng địa chính ở các phường xã, phòng đăng ký đất đai tại các quận, huyện hoặc với thành phố lớn, cần kiểm tra thông tin trên Internet để tránh lừa đảo.
6. Mạo danh chủ đầu tư nhận cọc
Youtuber Đăng Dương cho biết ngay tại nơi anh đang làm việc, tức là thành phố Hải Phòng, đã từng có trường hợp như vậy. Có thể chủ đầu tư đang trong quá trình hoàn thiện sản phẩm, chưa mở bán nhưng môi giới sẽ tự nhận là người của chủ đầu tư để đúng ra nhận cọc. Trong trường hợp này, khách nên yêu cầu môi giới đưa thẳng tới văn phòng của chủ đầu tư để làm việc trực tiếp, nếu giả mạo sẽ bị phát hiện luôn.
Ngoài ra, một số chủ đầu tư hiện nay sẽ bán sản phẩm qua các đơn vị phân phối F1. Nếu đặt cọc với môi giới thuộc F1, khách cần yêu cầu môi giới dẫn tới văn phòng công ty F1 này, yêu cầu được xem giấy chứng nhận phân phối BĐS trực tiếp từ chủ đầu tư.
TIN LIÊN QUAN
-
Nhận trái đắng khi liều lĩnh nhảy vào cơn sốt đất
-
Sốt đất khắp nơi ăn theo quy hoạch sân bay: Những dấu hiệu nhận biết cơn 'sốt ảo' giá nhà đất
-
Xây mới 100 cây cầu, sân bay thứ 2 vùng Thủ đô chuyển về Tiên Lãng: Hải Phòng chuẩn bị 'sốt đất' khắp nơi?
-
Vỡ bong bóng sốt đất huyện Hớn Quản – Sân bay không phải 'cây đũa thần'
-
Trăm cơn 'sốt đất', một kịch bản: Tin đồn biến thành cuộc chơi của giới đầu cơ, khi nhà đầu tư đổ xô mua thì 'sập'
-
Sốt đất cục bộ trong năm 2021 sẽ xảy ra tại những khu vực nào?
-
Hà Nội Sốt đất vùng ven: Sẽ 'vỡ' giống cơn sốt đất Ba Vì Năm 2010?
TPHCM còn bao nhiêu chung cư hư hỏng nặng, nguy hiểm chưa được di dời?
Ngày 10/7, Sở Xây dựng TPHCM cho biết, hiện nay trên địa bàn thành phố có 474 chung cư cũ xây dựng trước năm 1975, trong đó có 16 chung cư...
Thương phố nhà vườn 120m² Vinhomes Wonder City: Đón sóng Metro, đón dòng tiền bền vững
Vinhomes Wonder City là một trong những dự án hiếm hoi phát triển theo mô hình TOD hiện đại, gắn tuyến Metro số 4, mở ra tiềm năng gia tăng giá trị bền vững...
Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách về đất đai
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách pháp luật về đất đai để phù hợp thực tiễn, tăng cường quản lý...
Cẩn trọng trước những lời mời gọi mua đất lập làng, lập "cộng đồng thiện lành"
Trên các trang mạng xã hội, trên các diễn đàn liên quan đến bất động sản, một số cá nhân tự “vẽ” ra những dự án, kêu gọi cùng mua,...
Hình dung trung tâm kinh tế biển, đô thị thông minh Phú Quốc trong tương lai?
Những công trình hạ tầng trăm nghìn tỷ được đầu tư cho APEC 2027 cùng cơ chế đặc khu sẽ mở ra không gian phát triển chưa từng có cho Phú Quốc...
"Nhà ở cần được nhìn nhận như một phần thiết yếu của hạ tầng quốc gia"
Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh và giá nhà vượt xa thu nhập, các chuyên gia cho rằng đã đến lúc tái định vị nhà ở như một phần thiết yếu...
Giá vật liệu xây dựng tăng cao, chủ nhà và chủ thầu cùng "méo mặt"
"Giá tăng cao quá, xây nhà trong thời điểm này đến khổ" - đó là câu than thở chung của cả chủ nhà lẫn những chủ thầu xây dựng.
TPHCM: Giải quyết thông suốt các thủ tục nhà đất sau hợp nhất
Cách thức hoạt động tại các phường, xã, trung tâm phục vụ hành chính công, nhất là những vấn đề về thủ tục xây dựng, nhà đất, hạ tầng đô thị...
Rà soát, đề xuất bổ sung nhu cầu sử dụng đất phục vụ điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất Quốc gia
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu khẩn trương rà soát, cập nhật và đề xuất bổ sung nhu cầu...
Hợp tác giữa Cảng HKQT Vân Đồn và Crystal Holidays: Thúc đẩy giao thương quốc tế tại Đặc khu kinh tế Vân Đồn
Lễ ký kết hợp tác giữa Cảng HKQT Vân Đồn và Crystal Holidays diễn ra vào ngày 07/7/2025 tại Vân Đồn (Quảng Ninh), đánh dấu mối quan hệ hợp tác...
Các địa phương hoàn thành kiểm kê đất đai trước ngày 20/8
Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu các tỉnh, thành phố hoàn tất kiểm kê đất đai sau khi sắp xếp đơn vị hành chính trước ngày 20/8/2025 để đảm bảo quản lý hiệu quả.
Gần 22.000 căn nhà đủ điều kiện mở bán tại Hà Nội trong nửa đầu năm 2025
Số lượng căn hộ và nhà thấp tầng đủ điều kiện kinh doanh tại Hà Nội đã tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ, cho thấy tín hiệu phục hồi rõ nét của thị...
Nhà đầu tư miền Bắc “Nam tiến” tìm bến đỗ mới cho dòng tiền
Sau giai đoạn “nóng” với mức giá tăng cao và nguồn cung eo hẹp, nhiều nhà đầu tư miền Bắc đang chuyển hướng tập trung vào các thị trường mới hấp dẫn hơn.
Vinaconex thoái toàn bộ vốn tại Vinaconex ITC: Dứt điểm rút khỏi Cát Bà Amatina?
Vinaconex chính thức quyết định rút lui khỏi “siêu dự án" Cát Bà Amatina bằng kế hoạch thoái toàn bộ vốn tại Vinaconex ITC, dự kiến thu về ít nhất hơn 5.100 tỷ đồng.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 7/7: Đà Nẵng quy hoạch khu đô thị hơn 2.800ha quanh núi
Ninh Bình thành lập cụm công nghiệp rộng gần 75ha; Hà Nội đề xuất 155 khu đất thí điểm nhà thương mại; Đà Nẵng quy hoạch khu đô thị hơn 2.800ha quanh núi…
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 5/7: Hải Phòng “trải thảm đỏ” kêu gọi đầu tư loạt dự án nghìn tỷ
Ninh Bình phê duyệt dự án khu nhà ở công vụ gần 211 tỷ đồng; Hải Phòng “trải thảm đỏ” kêu gọi đầu tư loạt dự án nghìn tỷ… là những tin tức xây dựng - bất động sản đáng chú ý.
Siêu dự án nghỉ dưỡng 20.000 tỷ đồng của FLC tại Quảng Bình được khởi động trở lại
Đại dự án nghỉ dưỡng ven biển FLC Quảng Bình có quy mô gần 2.000ha, tổng vốn đầu tư khoảng 20.000 tỷ đồng vừa có động thái mới sau thời gian dài gián đoạn.
Cơ hội nào cho thị trường bất động sản trong bối cảnh mới?
Khi "điểm nghẽn của điểm nghẽn" được gỡ rối cùng quyết sách sáp nhập thành 34 tỉnh/thành, thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ có sự thay đổi lớn...
Từ 1/7, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đất đai không quá 3 ngày làm việc
Từ 1/7, thời gian đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu không quá 17 ngày, thời gian cấp giấy chứng nhận không quá 3 ngày làm việc,...
Xem nhiều




