10 sự kiện nổi bật của hệ thống Kho bạc Nhà nước năm 2022
Chiều 27/12, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã tổ chức họp báo tổng kết các nhiệm vụ trọng tâm, trong đó, nhấn mạnh 10 sự kiện nổi bật của hệ thống KBNN năm 2022.
Tại cuộc họp báo, lãnh đạo KBNN cho biết, năm 2022 là năm thứ 2 thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp về địa chính trị, khủng hoảng năng lượng, lạm phát thế giới tăng cao, xu hướng tăng lãi suất, thắt chặt chính sách tiền tệ, tài khóa và hậu quả của đại dịch COVID-19 dẫn đến suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, hệ thống KBNN đã hoàn thành tốt chương trình công tác năm 2022, với 10 sự kiện tiêu biểu sau:
1. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 455/QĐ-TTg ngày 13/4/2022 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030.
Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030 với mục tiêu xây dựng KBNN tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới đồng bộ cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ quản lý quỹ ngân sách nhà nước (NSNN), ngân quỹ nhà nước; nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn cho NSNN.

Bà Trần Thị Huệ - Phó Tổng Giám đốc KBNN khẳng định năm 2022, hệ thống KBNN đãhoàn thành tốt chương trình công tác.
2. Triển khai thành công mô hình thanh toán điện tử liên ngân hàng tập trung và liên thông các hệ thống công nghệ thông tin.
Năm 2022, mô hình thanh toán điện tử liên ngân hàng tập trung đã được triển khai thành công trên phạm vi toàn hệ thống KBNN. Việc triển khai diện rộng mô hình thanh toán điện tử liên ngân hàng tập trung là bước cải tiến lớn trong công cuộc hiện đại hóa của ngành tài chính nói chung, hệ thống KBNN nói riêng.
3. Xây dựng và triển khai ứng dụng thành công trên phạm vi toàn quốc Chương trình kiểm soát chi đầu tư.
KBNN đã xây dựng và triển khai trên toàn quốc Chương trình kiểm soát chi đầu tư để thực hiện kiểm soát, thanh toán các dự án đầu tư công theo phương thức điện tử. Qua đó, số liệu giải ngân vốn đầu tư công được khai thác một cách kịp thời, chủ động tại mọi thời điểm, là cơ sở quan trọng để đánh giá tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của các bộ, ngành, địa phương một cách công khai, minh bạch, phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Bộ Tài chính và các cấp chính quyền địa phương, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
4. Mở rộng phối hợp thu NSNN và thanh toán song phương điện tử với các NHTM; đẩy mạnh thu phí, lệ phí, thu phạt qua Cổng dịch vụ công Quốc gia.
Trong năm 2022, KBNN đã triển khai mở tài khoản chuyên thu NSNN và ký thỏa thuận hợp tác phối hợp thu NSNN, thanh toán song phương điện tử với 5 NHTM, nâng tổng số NHTM mà KBNN mở tài khoản chuyên thu lên thành 20 NHTM, qua đó hiện đại hóa phương thức thu NSNN; tăng cường trao đổi thông tin, cung cấp thông tin số liệu thu NSNN phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo các cấp.
Đồng thời, KBNN đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các đơn vị liên quan đẩy mạnh thu phí, lệ phí và thu phạt trên Cổng dịch vụ công Quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng nộp ngân sách, góp phần tập trung nhanh nguồn thu vào NSNN, góp phần cùng với ngành thuế thực hiện thu NSNN vượt dự toán năm 2022 với tỉ lệ cao.
5. Hoàn thành công tác tổng hợp, lập Báo cáo quyết toán NSNN và Báo cáo Tài chính nhà nước năm 2020 trình Bộ Tài chính trình Chính phủ báo cáo Quốc hội.
Báo cáo quyết toán NSNN năm 2020 đã được Quốc hội biểu quyết thông qua với tỷ lệ tán thành cao, đạt tỉ lệ 90,96%.
Báo cáo tài chính Nhà nước toàn quốc năm 2020 cũng đã được tổng hợp và trình cấp thẩm quyền theo đúng thời hạn quy định. Trong đó thực hiện rà soát, bổ sung số liệu tài sản kết cấu hạ tầng đường bộ, nước sạch nông thôn do huyện quản lý; tiếp tục cập nhật số liệu tài sản kết cấu hạ tầng đường bộ của cấp tỉnh và trung ương; tổng hợp đầy đủ thông tin tài chính của các đơn vị đặc thù; cải thiện nội dung phân tích và đánh giá một số chỉ tiêu quan trọng trên báo cáo.

Năm 2022, KBNN đã xây dựng và triển khai ứng dụng thành công trên phạm vi toàn quốc Chương trình kiểm soát chi đầu tư.
6. Duy trì cung cấp 100% thủ tục qua dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 4, đạt tỷ lệ 100% thuộc đối tượng tham gia DVCTT; hoạt động giao dịch với KBNN 24/7 đạt trên 99%.
Việc áp dụng DVCTT đã giúp các đơn vị sử dụng NSNN tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại, đặc biệt ở các địa phương miền núi, vùng sâu vùng xa, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.
Qua DVCTT, lãnh đạo KBNN các cấp có thể kiểm tra, giám sát được tình trạng xử lý các hồ sơ kiểm soát chi qua các báo cáo thống kê trên cổng dịch vụ công; từ đó, làm tăng tính trách nhiệm của cán bộ kiểm soát chi trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
7. Triển khai thí điểm thanh toán tự động các khoản chi điện, nước, dịch vụ viễn thông theo ủy quyền của các đơn vị sử dụng ngân sách tại KBNN Hà Nội, KBNN thành phố Hồ Chí Minh.
KBNN đã xây dựng và triển khai thí điểm thành công thanh toán tự động các khoản chi điện, nước, dịch vụ viễn thông theo ủy quyền của các đơn vị sử dụng ngân sách.
Đối với đơn vị sử dụng ngân sách, hàng tháng các đơn vị sử dụng ngân sách không phải gửi yêu cầu thanh toán đối với các khoản chi điện và viễn thông, KBNN tự động thanh toán theo ủy quyền của đơn vị, do đó giảm thiểu chi phí và cải cách thủ tục hành chính.
8. Quản lý ngân quỹ Nhà nước an toàn, hiệu quả, đáp ứng đầy đủ, kịp thời các khoản thanh toán, chi trả của NSNN.
Thông qua hệ thống tài khoản thanh toán tập trung, số dư ngân quỹ nhà nước từ địa phương được tập trung toàn bộ về trung ương và gửi tại Ngân hàng Nhà nước giúp KBNN chủ động trong công tác điều hành ngân quỹ nhà nước, đảm bảo khả năng thanh khoản, đáp ứng đầy đủ, kịp thời các khoản thanh toán, chi trả của NSNN và các đơn vị giao dịch.
Tính đến 12/2022, KBNN đã tiếp tục nộp vào ngân sách trung ương 1.200 tỷ đồng từ thu hoạt động quản lý ngân quỹ Nhà nước.
9. KBNN tiếp tục đứng ở vị trí thứ 2 trong số các đơn vị thuộc khối tổng cục thuộc Bộ Tài chính về việc thực hiện tốt công tác cải cách hành chính.
Năm 2022 KBNN tiếp tục giữ vị trí thứ 2 trong số các đơn vị thuộc khối tổng cục thuộc Bộ Tài chính thực hiện tốt công tác cải cách hành chính; mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của hệ thống KBNN trong năm 2022 đạt tỷ lệ 94,5%.
10. Ban hành quyết định và triển khai thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong hệ thống KBNN đến năm 2025.
KBNN đã xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong hệ thống KBNN đến năm 2025 theo Quyết định số 1953/QĐ-KBNN ngày 29/4/2022 của Tổng Giám đốc KBNN.
TIN LIÊN QUAN
Điểm tin ngân hàng ngày 12/7: Loạt ngân hàng tăng lãi tiết kiệm trở lại
Loạt ngân hàng tăng lãi tiết kiệm trở lại; Cảnh báo tài khoản nhận tiền trong danh sách “đen”; Gói vay nông, lâm, thủy sản đạt 94% mục tiêu…
Điểm tin ngân hàng ngày 11/7: Một ngân hàng bị phạt do vi phạm hoạt động tiền tệ
Một ngân hàng bị phạt do vi phạm hoạt động tiền tệ; Giám đốc tài chính OCB nộp đơn xin từ nhiệm; Ngân hàng Mỹ khuyến nghị mua cổ phiếu Việt Nam…
Gen Z "cháy túi" vì chi tiêu không kiểm soát
Những buổi tiệc tùng, “cơn nghiện” mua sắm online hay trào lưu “sống ảo” đang đẩy nhiều bạn trẻ vào cảnh “cháy túi”, thậm chí nợ nần chồng chất...
Tài khoản số đẹp Bac A Bank – Đa dạng lựa chọn, khởi phát thành công
Nhằm mang lại tiện ích khi giao dịch cho khách hàng, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức ra mắt dịch vụ cung cấp Tài khoản số đẹp...
Techcombank Investment Summit 2025: “Việt Nam mới: Tầm nhìn kiến tạo giá trị”
Ngày 09/7/2025, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã tổ chức thành công Techcombank Investment Summit 2025 với chủ đề “Việt Nam mới: Tầm nhìn kiến tạo giá trị”.
Điểm tin ngân hàng ngày 10/7: Vốn ngoại “ồ ạt” chảy vào chứng khoán và ngân hàng
Một “ông lớn” ngân hàng bất ngờ tăng lãi suất huy động; Vốn ngoại “ồ ạt” chảy vào chứng khoán và ngân hàng; Ngân hàng giảm giá “sốc” khoản nợ trăm tỷ...
Bảo Việt - doanh nghiệp duy nhất trong ngành bảo hiểm được vinh danh liên tiếp trong “Danh sách 50 công ty niêm yết
Tạp chí Forbes Việt Nam vừa công bố “Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2025”. Bảo Việt là thương hiệu dẫn đầu...
BIC lọt Top 50 công ty niêm yết tốt nhất do Forbes Việt Nam bình chọn
Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) vừa được Forbes Việt Nam công bố là 1 trong 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2025; đồng thời là doanh nghiệp dẫn đầu...
TPBank huy động hàng nghìn tỷ đồng từ trái phiếu, lãi suất hấp dẫn 7,28%/năm
TPBank liên tiếp chào bán thành công nhiều lô trái phiếu trong cùng thời gian, với lãi suất phát hành dao động từ 5,5% đến 7,28%/năm...
PGBank bị thanh tra: Lộ rõ nhiều bất cập trong quản trị và xử lý nợ xấu
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công khai kết luận thanh tra đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Thịnh Vượng và Phát triển (PGBank),...
Ngân hàng thanh lý loạt ô tô giá rẻ, toàn thương hiệu lớn
Để thu hồi nợ vay, nhiều ngân hàng như VIB, OCB,... đang tổ chức đấu giá, bán thanh lý tài sản bảo đảm là ô tô các loại...
Lý do VNĐ giảm giá dù đồng USD suy yếu
Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Phạm Chí Quang cho biết việc Ngân hàng Nhà nước duy trì mặt bằng lãi suất thấp, khối ngoại bán ròng là lý do VNĐ giảm giá dù đồng USD yếu.
Điểm tin ngân hàng ngày 8/7: 5 ngân hàng sắp đưa hơn 1,3 tỷ cổ phiếu ra thị trường
Cổ phiếu ngân hàng “bừng sáng”; 5 ngân hàng sắp đưa hơn 1,3 tỷ cổ phiếu ra thị trường; Ngân hàng nước ngoài sẽ có khung xếp hạng mới…
Agribank củng cố vị thế chủ lực trong ngành ngân hàng
Đạt nhiều kết quả tích cực trong nửa đầu năm 2025, Agribank tiếp tục khẳng định vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu trong lĩnh vực tài chính nông nghiệp và nông thôn...
SeABankers Vì trẻ thơ - Một thập kỷ yêu thương khởi nguồn từ trái tim
“Hành động nhỏ hôm nay sẽ làm nên điều diệu kỳ cho thế hệ trẻ mai sau” là tinh thần xuyên suốt hành trình 10 năm của chương trình “SeABankers Vì trẻ thơ”...
Bùng nổ ưu đãi nhân dịp sinh nhật VietinBank cùng thẻ tín dụng quốc tế Visa Platinum
Nhân dịp sinh nhật lần thứ 37, VietinBank chính thức triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt dành riêng cho khách hàng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế VietinBank Visa Platinum...
Sacombank đồng hành cùng doanh nghiệp dẫn đầu xu thế thanh toán không tiền mặt
Từ ngày 01/07/2025, Luật Thuế Giá trị gia tăng 2024 chính thức có hiệu lực, yêu cầu mọi giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ...
Techcombank (TCB) hút 14.500 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 6, chuẩn bị phát hành cổ phiếu ESOP
Sau khi huy động hàng chục nghìn tỷ đồng từ kênh trái phiếu, Techcombank có kế hoạch phát hành hơn 21 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP)...
Tin tức ngân hàng nổi bật tuần qua: Vietcombank ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực
Tuần qua, nhiều ngân hàng đã có những động thái quan trọng nhằm mở rộng dịch vụ và thu hút khách hàng với hàng loạt diễn biến đáng chú ý liên quan đến hoạt động...
Xem nhiều




