20 tấn cà phê giả và nỗi kinh hoàng của người tiêu dùng!
Có người ví von rằng, hàng giả bây giờ như “lũ ấy”. Đã sống chung với lũ thì cũng phải sống chung với hàng giả thôi, tránh làm sao nổi. Không, không thể bó tay rước họa vào thân như thế!

Sau hàng loạt vụ hàng giả chấn động thị trường Việt thời gian qua, như thuốc Tây, thực phẩm chức năng giả; sữa, mì chính, nước mắm giả; xăng dầu, dầu nhớt, giống lúa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả; quần áo, túi xách, hàng hiệu nhái giả... nay đến cà phê giả. Sáng 7/6, Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố đôi vợ chồng ở Khánh Hòa sản xuất tới hơn 20 tấn cà phê bột giả. Số hàng hóa đồ uống “thời thượng” bị làm giả này có lẽ phải chất lên... 7 chiếc xe tải mới chuyên chở hết. Thật là kinh khủng! Vậy mà chúng đã ngang nhiên sản xuất và tiêu thụ từ đầu năm 2024 đến nay.
Phan Danh Dương Bảo (52 tuổi, trú xã Ninh Xuân, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) cùng con trai đang giao 120kg cà phê bột đựng trong các túi nhựa màu bạc không nhãn mác cho một phụ nữ tại phường Thành Công, TP Buôn Ma Thuột thì bị bắt giữ. Bọn bất lương đã mua nguyên liệu, thiết bị về để sản xuất cà phê giả. Theo lời khai, mỗi 100 kg cà phê thành phẩm chỉ có từ 3 đến 9kg hạt cà phê thật, phần còn lại là đậu nành và các chất phụ gia. Chúng đã đưa đi tiêu thụ tại nhiều tỉnh như Bình Định, Lâm Đồng, Đắk Lắk.
Những kẻ làm hàng giả táng tận lương tâm nắm rất rõ thị trường tiêu thụ cà phê đang “lên ngôi”. Khắp mọi miền đất nước, nhất là ở thành phố, quán cà phê mọc ra như nấm và được coi là không gian học tập, làm việc và cả... “chém gió”. Bạn hãy thử dạo một vòng quanh các quán cà phê tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh sẽ bắt gặp hình ảnh những nhóm sinh viên, phần lớn là “gen Z” đang chúi vào laptop, điện thoại thông minh, sách vở. Tụ tập ở quán cà phê đang là xu hướng trong không gian đô thị hiện nay.
Vụ việc 20 tấn cà phê giả bị phát hiện thật sự là một hồi chuông cảnh tỉnh về an toàn thực phẩm và công tác quản lý thị trường. Xin hoan nghênh cơ quan điều tra. Và nhân đây có thể đặt ra mối quan tâm lớn, vì sao bọn làm giả cà phê lại ngang nhiên đến vậy?
Trước hết đây là món hàng có lợi nhuận rất cao. Việc dùng hạt đậu nành, bắp rang, hóa chất tạo màu, tạo mùi thay cho hạt cà phê thật giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí. Một cân cà phê giả có thể chỉ tốn vài nghìn đồng nhưng bán ra với giá hàng chục nghìn hoặc cao hơn, đúng là “một vốn... mười bốn lời”. Loại hàng nhái này lại không dễ phân biệt bằng mắt thường. Cà phê bột sau khi rang xay thì khó mà nhận biết hàng thật - hàng giả, nhất là khi đã pha thêm phụ gia hóa chất để tạo mùi cà phê.
Nhưng “con voi chui lọt lỗ kim” là do chế tài còn nhẹ như bấc, công tác kiểm tra còn hình thức, lỏng lẻo. Trong nhiều vụ việc trước đây, hình phạt cho hành vi làm giả thực phẩm, trong đó có cà phê, chưa đủ mạnh để răn đe. Một số đối tượng chấp nhận rủi ro để đổi lấy lợi nhuận.
Vậy ai phải chịu trách nhiệm? Cơ quan chức năng là ai? Không thể buông hai chữ “chúng ta” là xong. Rõ ràng, công tác quản lý thị trường và thanh tra an toàn thực phẩm còn bị bỏ ngỏ. Việc kiểm tra định kỳ và đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thường làm chiếu lệ, làm theo “chiến dịch”. Không ít cán bộ thanh tra thiếu chuyên môn sâu, suy thoái đạo đức, đã tiếp tay cho các hành động làm hàng giả để ăn chia
Về phía chính quyền địa phương, nhất là trong giai đoạn hiện nay đang tập trung tinh gọn bộ máy, xây dựng chính quyền địa phương hai cấp, bỏ cấp quận/huyện, sáp nhập các xã/ phường, đã lơ là trong việc quản lý, kiểm tra địa bàn. Họ thường chỉ phát hiện, báo cáo khi sự việc đã nghiêm trọng. Có tình trạng làm ngơ, hoặc “bảo kê mềm” bằng cách bỏ qua vi phạm nhỏ cho doanh nghiệp, tạo ra “vùng xám pháp lý”...
Các chuyên gia ở lĩnh vực bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho rằng, ngay từ bây giờ phải siết chặt quy trình cấp phép sản xuất thực phẩm; nâng mức xử phạt hành chính và hình sự đối với các hành vi sản xuất hàng giả, quảng cáo sai sự thật; tăng cường truyền thông cảnh báo người tiêu dùng cảnh giác, không bị đánh lừa bởi các loại hàng tiêu dùng, thực phẩm chức năng, cũng như thuôc chữa bệnh.
Vẫn biết, còn không ít người tiêu dùng chủ quan, có người tặc lưỡi, thôi thì có uống nhầm bột đậu nành cũng không hại gì. Không phải thế. Đậu nành rang cháy, đôi khi có than gỗ nghiền, trộn thêm hóa chất tạo màu (caramen công nghiệp), hương liệu tổng hợp để giống mùi cà phê thật không đảm bảo vệ sinh, và rất nguy hại cho sức khỏe, có thể gây độc cho gan, ung thư nếu dùng lâu dài.
Sự chủ quan này là mảnh đất tốt cho những kẻ lợi dụng sản xuất, buôn bán hàng giả. Nhiều kẻ đã bán đứng lương tâm để đổi lấy đồng tiền bất chính. Họ biện minh rằng “tôi chỉ là người bán hàng, không ép ai mua”. Họ tự thôi miên bản thân bằng sự vô cảm, để che đi sự thật rằng: Họ đã “tham vàng phụ nghĩa”. Mỗi ly cà phê giả họ bán ra có thể gây hại cho sức khỏe người khác, là hành động tiếp tay cho bệnh tật, thậm chí là cái chết.
Tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đang rất đáng báo động ở nước ta hiện nay. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, nó còn phá hoại uy tín thương hiệu, làm méo mó thị trường và gây mất niềm tin vào hệ thống quản lý./.
TIN LIÊN QUAN
-
"Mùa đông" của thị trường bất động sản Trung Quốc
-
Bàn giao hơn 44.000 xe sau 4 tháng: VinFast hé lộ chiến lược nội địa hóa lên 80%, mở rộng quy mô sản xuất...
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới đồng loạt tăng mạnh
-
Rà soát các dự án nhà ở tái định cư, thương mại xây xong không sử dụng để chuyển đổi sang nhà ở xã hội
Vì sao giá dầu thế giới tăng nhưng chưa bùng nổ?
Cuộc xung đột giữa Israel và Iran từng được dự báo sẽ khiến giá dầu tăng vọt. Thực tế cho thấy, ngay trong những giờ đầu sau khi chiến sự bùng phát, giá dầu đã...
Giá xăng dầu đồng loạt tăng hơn 1.000 đồng/lít
Chiều 19/6, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo chu kỳ, áp dụng từ 15h00. Theo đó, tất cả các mặt hàng xăng dầu đều...
Giá dầu cần thêm “chất xúc tác” để bứt phá
Giá dầu tăng trở lại khi giới đầu tư dõi theo căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông và chờ đợi tín hiệu chính sách từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Dù...
VPI dự báo giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh từ 6,5-7,7% trong kỳ điều hành ngày 19/6
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 19/6/2025, giá xăng dầu bán lẻ có thể đồng loạt...
Những yếu tố nào đang khiến giá dầu thế giới biến động mạnh?
Thị trường dầu mỏ và tài chính toàn cầu đang trải qua một tuần đầy biến động do nhiều yếu tố cùng lúc: Kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu chững lại, Tổng thống Donald...
Giá dầu hôm nay 18/6 tăng vọt trước những rủi ro địa chính trị
Giá dầu thế giới tiếp tục tăng mạnh do căng thẳng leo thang tại khu vực Trung Đông.
Tin Thị trường: Giá dầu duy trì sắc xanh khi Trung Đông "tăng nhiệt"
Giá dầu thế giới hôm nay duy trì sắc xanh; Giá khí tự nhiên tại các thị trường lớn cũng tăng mạnh...
Giá dầu hôm nay 16/6: Tình hình Trung Đông căng thẳng, WTI duy trì đà tăng
Tính đến đầu giờ sáng nay 16/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 74,43 USD/thùng - tăng 1,99%; trong khi giá chuẩn Brent dừng lại ở mức 75,67 USD/thùng - tăng 1,94%.
Quyền lực nào đang chi phối giá dầu toàn cầu?
Một nghiên cứu mới của Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford cho thấy hai thuật toán tài chính đang nổi lên là Risk-Parity và Crisis Alpha đang ảnh hưởng ngày càng mạnh đến thị trường...
Những yếu tố nào đang đè nặng lên thị trường dầu mỏ thế giới?
Bước sang nửa cuối năm 2025, triển vọng thị trường dầu mỏ toàn cầu vẫn chưa thoát khỏi những gam màu xám. Dù nhu cầu tiêu thụ dầu được dự báo sẽ tiếp tục tăng...
Giá dầu hôm nay 13/6 bật tăng kỷ lục
Tính đến đầu giờ sáng nay 13/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 73,25 USD/thùng - tăng 7,66%; trong khi giá chuẩn Brent dừng lại ở mức 74,49...
Giá xăng dầu tăng lần thứ 3 liên tiếp
Giá xăng tại kỳ điều hành hôm nay (12/6) được điều chỉnh tăng lần thứ 3 liên tiếp. Giá xăng RON 95 đã vượt 20.300 đồng/lít.
Giá dầu hôm nay 12/6 đạt mức cao nhất trong hơn hai tháng
Tính đến đầu giờ sáng nay 12/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 67,9 USD/thùng; trong khi giá chuẩn Brent dừng lại ở mức 69,48 USD/thùng.
VPI dự báo giá xăng dầu tăng 0,9-1,8% trong kỳ điều hành ngày 12/6
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 12/6/2025, giá xăng dầu bán lẻ có thể tăng từ...
Giá dầu hôm nay 11/6: Chờ kết quả đàm phán Mỹ - Trung
Tính đến đầu giờ sáng nay 11/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 64,63 USD/thùng - giảm 0,43%; trong khi giá chuẩn Brent dừng lại ở mức...
Giá vàng tiệm cận 119 triệu đồng
Giá vàng trong nước tiệm cận 119 triệu đồng/lượng cùng động thái tăng của thị trường thế giới trước bối cảnh cuộc đàm phán thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn Mỹ - Trung...
Tăng tần suất bay giữa TP HCM và Hồng Kông, Vietjet tặng tuần lễ vàng với hàng nghìn vé 0 đồng
Với mong muốn kết nối nhanh chóng, thuận tiện hơn giữa hai địa phương, Vietjet tăng tần suất bay giữa TP HCM và Hồng Kông (Trung Quốc) lên 14 chuyến khứ hồi mỗi tuần từ...
Giá dầu hôm nay 10/6 duy trì sắc xanh
Tính đến đầu giờ sáng nay 10/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 65,41 USD/thùng - tăng 0,18%; trong khi giá chuẩn Brent dừng lại ở mức 67,15...
Giá dầu hôm nay 9/6 giữ ổn định trong sắc xanh
Tính đến đầu giờ sáng nay 9/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 64,60 USD/thùng - tăng 0,03%; trong khi giá chuẩn Brent dừng lại ở mức 66,50 USD/thùng - tăng 0,05%.
Xem nhiều




