VnFinance
Thứ sáu, 08/01/2021, 14:18 PM

2020 - Đa cấp biến tướng “mọc như nấm sau mưa”: Gắn mác công nghệ 4.0, "bình mới rượu cũ" vẫn chiếm đoạt vài trăm tỷ đồng

2020 là một năm đặc biệt khó khăn với hầu hết người dân cũng như các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây lại là thời điểm lên ngôi của những mô hình lừa đảo, đa cấp biến tướng gắn mác công nghệ hay những mô hình kinh doanh mới.

Dù nhiều lần bị cơ quan chức năng và truyền thông báo chí phát giác, lật tẩy chiêu trò nhưng các mô hình này vẫn mọc lên "như nấm sau mưa", khiến nhiều người rơi vào cảnh tiền mất, tật mang. Cùng điểm lại những cái tên đã bị phanh phui, đồng thời nhận diện những hình thức lừa đảo đang phổ biến thời gian gần đây.

Mua sắm hoàn tiền: Càng mua càng nhận thêm tiền?

Hai đại diện "có tiếng" của hình thức lừa đảo này chính là ứng dụng MyAladdinz và Bigbuy 24h.

Ứng dụng "thần đèn" MyAladdinz gây xôn xao dư luận khi tuyên bố hoàn tiền mua hàng cho người tham gia đến 80%. Cụ thể, MyAladdinz cung cấp một nền tảng cho phép các chủ gian hàng (người bán) và khách hàng (người mua) kết nối với nhau, để giao dịch, mua bán hàng hoá.

Tuy nhiên, khoản tiền được hoàn lại không quy sang tiền mặt mà được ứng dụng chuyển đổi thành đồng Gem (viên Ngọc) và điểm thưởng (Point). Người tham gia có thể dùng đồng Gem và điểm thưởng này để tiếp tục mua hàng trên hệ thống.

Những ai muốn tham gia và tạo tài khoản trên ứng dụng thì bắt buộc phải có người giới thiệu và phải nạp vào tối thiểu 100 Gems (tương đương 100 USD) trong lần sử dụng đầu tiên.

Các đối tượng quảng bá cho ứng dụng này tuyên bố người dùng còn có thể sử dụng đồng Gems để thanh toán các hóa đơn điện, nước, học phí, bảo hiểm, chi phí sinh hoạt, trả góp ngân hàng, mua nhà, mua xe… trong tương lai. Ngoài ra, hệ thống còn kêu gọi người dùng giới thiệu người mới tham gia, với hoa hồng cũng được quy đổi thành đồng Gem.

Đứng sau ứng dụng "thần đèn" - ông Lê Hoàn, thường xuyên tổ chức những hội thảo, lớp học làm giàu quy mô lớn nhằm lôi kéo người tham gia.

Tuy nhiên, trên thực tế, "gem" chỉ là một đơn vị tiền tệ ảo được MyAladdinz tự tạo ra, không có giá trị pháp lý cũng như không thể quy đổi lại thành tiền tệ hợp pháp, bởi ứng dụng này không có liên kết với ngân hàng. Do đó, người tham gia hoàn toàn phải chịu rủi ro mất tiền mà không được pháp luật bảo vệ.

Sau thời gian hoạt động rầm rộ, MyAladdinz đã bị Bộ Công An cảnh báo là mô hình đa cấp dưới hoạt động thương mại điện tử, chưa được Bộ Công thương cấp phép.

Cũng với chiêu thức tương tự, sàn TMĐT Bigbuy 24h của ông chủ Nguyễn Văn Anh tuyên bố chiết khấu, hoàn tiền cho người mua từ 50-100% giá trị sản phẩm, thậm chí là 200-400%. Nền tảng này còn ngang nhiên cho biết đã hợp tác với Vinfast để hỗ trợ cho vay mua ô tô không lãi suất.

Ông chủ sàn TMĐT Bigbuy 24h - ông Nguyễn Văn Anh.

Tuy nhiên, hồi tháng 10/2020, Nguyễn Văn Anh đã bị nhiều người dùng đệ đơn kiện, nghi lừa đảo chiếm dụng tài sản. Theo thông tin mới nhất từ báo Công an nhân dân, tổng số tiền mà TMĐT này chiếm đoạt lên tới 500 tỷ đồng.

Sau khi "ăn" được quả lớn, ông chủ Bigbuy 24h hiện đã chuyển giao công ty cho một người khác để "thoát xác". Trong khi đó, Công ty Bigbuy 24h cũng thay đổi đăng ký kinh doanh tới lần thứ 8.

Đầu tư ngoại hối: Miếng ngon có dễ nuốt?

Một trong những mô hình lừa đảo theo hình thức này phải kể tới Liber Forex.

Sàn giao dịch ngoại hối Liber Forex được quảng cáo đến từ Vương quốc Anh, tự phát hành đồng tiền điện tử có tên LIBFX. Theo các nhà môi giới của sàn này, chỉ cần bỏ tiền thật để mua LIBFX, với các gói khác nhau từ 500 USD đến 50.000 USD, nhà đầu tư chẳng cần làm gì cũng sẽ được nhận về tiền lãi tương ứng với tỷ lệ 8-16%/tháng, tương đương 96-192%/năm.

Ngoài lợi suất cao không tưởng, Liber Forex cũng có cơ chế thưởng hoa hồng hấp dẫn nếu người dùng mới gọi thêm nhà đầu tư tham gia.

Đánh vào lòng tham làm giàu nhanh của nhà đầu tư, các môi giới tô vẽ nên những bức tranh màu hồng như nhà đầu tư sinh năm 1997 nhưng đã mua được xe ô tô Mercedes hay "mở mắt ra có ngay cả tỷ đồng".

Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết Liber Forex có dấu hiệu của kinh doanh theo phương thức đa cấp, chưa được cấp giấy phép kinh doanh. Đồng thời, NHNN cũng chưa cấp phép cho bất kỳ sàn Forex nào, do đó, ngoài rủi ro thiệt hại về tài sản, người tham gia còn đang tiếp tay cho hoạt động bất hợp pháp.

Tiền điện tử, ngân hàng điện tử: Kênh đầu tư lãi khủng thời 4.0?

"Chúng ta chỉ cần ủng hộ, vỗ tay, không làm thì ngồi yên một chỗ. Ai hỏi công ty tốt không thì bảo tốt. Việc còn lại thì để cho chúng tôi, quý vị cứ ngồi vậy mà nhận tiền", đó là lời khẳng định của môi giới "King of Invest" trong một hội thảo gặp gỡ nhà đầu tư.

Để tham gia, người chơi chỉ cần nạp tiền mặt vào một tài khoản trên trang web điện tử "King of Invest", với 7 mức đầu tư dao động trong khoảng 200-30.000 USD. Lãi suất trả theo ngày - 1,5%/ngày, tương đương 260%/năm và cao gấp 52 lần lãi suất tiền gửi ngân hàng. Sau 1 năm, người chơi sẽ rút được toàn bộ tiền gốc đầu tư.

Dù chỉ dựa trên niềm tin, không hề có giấy tờ pháp lý nhưng không ít người đã mạnh dạn đầu tư đến vài chục nghìn USD, thậm chí vay nặng lãi để đổ tiền vào King of Invest với tham vọng hoàn vốn nhanh, hưởng lãi cao.

Tuy nhiên sau nhiều tháng, tiền đầu tư lại được chuyển đổi về một đồng tiền điện tử do chính King of Invest phát hành. Nói cách khác, cả tiền gốc, lãi hay hoa hồng đều không thể rút ra.

Trong khi luật sư thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội nhận định đây là dấu hiệu của hoạt động đa cấp biến tướng thì được biết, Bộ Công An cũng đã đưa King of Invest vào tầm ngắm từ lâu.

Hiện website của King of Invest đã đóng, ứng dụng ngừng hoạt động, những người đứng đầu dự án cũng biệt tăm, không chút tung tích.

Một mô hình khác có tên là Etop Bank, tự quảng cáo là ngân hàng điện tử đến từ Singapore. Với chiêu thức tương tự, dự án này hứa hẹn mang về lợi nhuận tới 600%/năm cho nhà đầu tư, đồng thời thưởng hoa hồng nếu mời gọi thêm người mới tham gia.

Dù chưa được cấp phép hoạt động, lãi suất "trên trời" và đã bị cơ quan chức năng "chỉ mặt đặt tên" nhưng những môi giới của Etop Bank vẫn liên tục đến từng địa phương, tổ chức cá sự kiện để lôi kéo người tham gia.

Ngoài những đại diện nổi bật đã được "điểm danh" ở trên, còn không ít các mô hình đầu tư khác bị cơ quan chức năng, truyền thông báo chí vạch trần dấu hiệu lừa đảo hoặc đa cấp biến tướng như Vitae, Game 333, các ứng dụng nhấn "like" dạo kiếm tiền trên TikTok.

"Bình mới rượu cũ"

Các mô hình lừa đảo, đa cấp biến tướng không phải mới xuất hiện trong năm 2020, cũng không phải chưa được cơ quan chức năng, truyền thông cảnh báo. Nhưng vẫn có hàng nghìn người "sập bẫy".

Dù các mô hình hoạt động theo nhiều hình thức khác nhau nhưng về bản chất, gần như không có nhiều thay đổi.

Thứ nhất, cam kết lợi nhuận "trên trời". Nếu các kênh đầu tư chính thống như chứng khoán hay bất động sản, tỷ suất sinh lời thường chỉ dao động ở mức 10-20%/năm thì các mô hình trên đều "hứa" sẽ giúp nhà đầu tư không cần làm gì, ngồi chơi mà vẫn mang về lợi suất đến vài trăm phần trăm mỗi năm. Đây là mức lãi suất không tưởng đối với mọi hình thức đầu tư chính thống, cũng là điểm giúp các nhà đầu tư cảnh giác trước lời mời gọi của các môi giới.

Thứ hai, gắn mác công nghệ cao. Nếu như MyAladdinz, Bigbuy 24h gắn mình với xu hướng mua sắm trên thương mại điện tử thì Liber Forex, King of Invest,... cũng sử dụng các thuật ngữ công nghệ, xu hướng mới như giao dịch forex, blockchain hay tiền điện tử, ngân hàng điện tử để "mị" dân.

Thực tế, NHNN vẫn chưa cấp phép hoạt động cho một sàn giao dịch ngoại hối hay đồng tiền điện tử nào. Do đó, nếu tham gia vào những mô hình này, nhà đầu tư hoàn toàn chịu rủi ro mà không có sự bảo vệ của pháp luật.

Thứ ba, cơ chế nhận mời người mới, nhận hoa hồng. Đây là một đặc trưng của các mô hình hoạt động đa cấp biến tướng mà các nhà đầu tư có thể nhận diện, nâng cao cảnh giác.

Bên cạnh đó, những tổ chức này thường xuyên mở các khóa học dạy làm giàu, khai trương chi nhánh, tổ chức hội nghị quy mô nhằm phô trương thanh thế, tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Tại đây, các nhà môi giới sẽ có nhiều hoạt động kết nối, nhảy nhót, hô hào khẩu hiệu nhằm kích thích tâm lý của người tham gia. Đặc biệt, những đối tượng này thường nhắm đến các vùng nông thông, tỉnh lẻ - nơi hiểu biết của người dân còn khá hạn chế.

Đứng trước những cám dỗ về lợi nhuận khủng, lời mời gọi "không làm mà vẫn có ăn", nhà đầu tư nên xem xét kỹ lưỡng, tìm hiểu thông tin doanh nghiệp, thông tin thị trường từ các nguồn tin cậy. Đồng thời, luôn đề cao cảnh giác, lựa chọn các kênh đầu tư chính thống để rót tiền. Có như vậy, tới năm 2021 mới có thể bớt đi những mô hình lừa đảo, những người rơi vào cảnh "tiền mất, tật mang".


Giá xăng tiếp tục tăng, RON95 lên gần 25 nghìn đồng/lít
Giá xăng tiếp tục tăng, RON95 lên gần 25 nghìn đồng/lít

Kể từ 15h chiều nay (28/3), giá xăng trong nước đồng loạt điều chỉnh tăng. Trong đó, xăng E5RON92 tăng 406 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành lên mức 23.625 đồng/lít;...

Giá tiêu hôm nay 28/3: Tiếp tục ổn định
Giá tiêu hôm nay 28/3: Tiếp tục ổn định

Giá tiêu hôm nay 28/3 giá tiêu trong nước tiếp tục ổn định

Giá heo hơi hôm nay 28/3: Miền Bắc giảm 1.000 đồng/kg
Giá heo hơi hôm nay 28/3: Miền Bắc giảm 1.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 28/3 giảm nhẹ tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam đứng yên

Giá cà phê hôm nay 28/3: Phiên thứ tư liên tiếp lập đỉnh mới
Giá cà phê hôm nay 28/3: Phiên thứ tư liên tiếp lập đỉnh mới

Giá cà phê hôm nay 28/3 thiết lập đỉnh mới ngày thứ tư liên tiếp.

Giá phân bón hôm nay 28/3: Kali Lào ổn định
Giá phân bón hôm nay 28/3: Kali Lào ổn định

Cập nhật giá phân bón hôm nay 28/3/2024.

Giá heo hơi hôm nay 27/3: Miền Bắc giảm mạnh
Giá heo hơi hôm nay 27/3: Miền Bắc giảm mạnh

Giá heo hơi hôm nay 27/3 tại miền Bắc giảm 1.000 đồng/kg, các địa phương còn lại hầu như không đổi.

Giá tiêu hôm nay 27/3: Đi ngang
Giá tiêu hôm nay 27/3: Đi ngang

Giá tiêu hôm nay 27/3 tiếp tục đi ngang và giữ ổn định ở mức cao là 96.000 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay 27/3: Thị trường trong nước tiếp tục lập đỉnh mới
Giá cà phê hôm nay 27/3: Thị trường trong nước tiếp tục lập đỉnh mới

Giá cà phê hôm nay 27/3 trong nước tiếp tục tăng mạnh, thiết lập đỉnh mới. Trên sàn quốc tế, Arabica chiếm ưu thế trở lại.

Giá heo hơi hôm nay 26/3: Lặng sóng tại miền Bắc và miền Trung
Giá heo hơi hôm nay 26/3: Lặng sóng tại miền Bắc và miền Trung

Giá heo hơi hôm nay 26/3 tại miền Bắc và miền Trung lặng sóng, miền Nam tăng rải rác.

Giá tiêu hôm nay 26/3: Chững lại phiên thứ hai liên tiếp
Giá tiêu hôm nay 26/3: Chững lại phiên thứ hai liên tiếp

Giá tiêu hôm nay 26/3 tiếp tục chững lại phiên thứ hai liên tiếp.

Giá phân bón hôm nay 26/3: Kali Uzbekistan ổn định
Giá phân bón hôm nay 26/3: Kali Uzbekistan ổn định

Cập nhật giá phân bón hôm nay 26/3/2024.

Giá dầu hôm nay (25/3): Tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần
Giá dầu hôm nay (25/3): Tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần

Giá dầu thế giới hôm nay (25/3) tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần. Tuần này, các thị trường đang hướng sự chú ý đến báo cáo dữ liệu GDP quý IV/2023...

Giá cà phê hôm nay 25/3: Tăng trở lại, vượt mốc 95.000 đồng
Giá cà phê hôm nay 25/3: Tăng trở lại, vượt mốc 95.000 đồng

Giá cà phê hôm nay 25/3 tăng trở lại và đạt đỉnh; trên thế giới, Robusta và Arabica cùng xu hướng giảm.

Giá phân bón hôm nay 25/3: Giao dịch trầm lắng
Giá phân bón hôm nay 25/3: Giao dịch trầm lắng

Cập nhật giá phân bón hôm nay 25/3/2024.

Giá heo hơi hôm nay 25/3: Tăng trong phiên đầu tuần
Giá heo hơi hôm nay 25/3: Tăng trong phiên đầu tuần

Giá heo hơi hôm nay 25/3 điều chỉnh tăng tại miền Bắc và miền Nam, miền Trung tiếp tục không đổi.

Giá tiêu hôm nay 25/3: Tăng nhẹ trở lại
Giá tiêu hôm nay 25/3: Tăng nhẹ trở lại

Giá tiêu hôm nay 25/3 tăng nhẹ tại một số vùng trọng điểm trong nước.

Giá heo hơi hôm nay 24/3: Kết thúc tuần tăng mạnh
Giá heo hơi hôm nay 24/3: Kết thúc tuần tăng mạnh

Giá heo hơi ghi nhận mức tăng cao trong tuần qua.

Giá tiêu hôm nay 24/3: Biến động không đồng nhất
Giá tiêu hôm nay 24/3: Biến động không đồng nhất

Giá tiêu hôm nay 24/3 tại thị trường trong nước tăng giảm không đồng nhất, dao động trong khoảng 92.500 - 95.500 đồng/kg.

VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance