5 tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ cam kết thực hiện mục tiêu lớn
Mục tiêu năm 2025 hình thành 5 tập đoàn công nghệ số lớn ngang tầm quốc tế, làm chủ công nghệ 5G, 6G, blockchain, IoT, mô hình AI tiếng Việt, trợ lý ảo AI.
Vị thế lớn, trách nhiệm lớn
Theo đó, tại Diễn đàn quốc gia về doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, hồi giữa tháng 01/2025, nhiều doanh nghiệp trong nước đã nhận nhiệm vụ làm chủ công nghệ, như 5G, 6G, blockchain, IoT, mô hình AI tiếng Việt, trợ lý ảo AI. Đó là những doanh nghiệp lớn, có nền tảng và định hướng tốt trong lĩnh vực liên quan đến công nghệ.
Cụ thể, Tập đoàn Viettel nhận nhiệm vụ làm chủ trong lĩnh vực viễn thông và chip bán dẫn. Viettel là đơn vị đã nghiên cứu thành công đề án vệ tinh quy mô nhỏ, tầm thấp, phục vụ lưỡng dụng, viễn thám, được Bộ Quốc phòng chỉ đạo, giao nghiên cứu, sản xuất chế tạo và có thể phóng vệ tinh vào năm 2030.

Viettel hiện đang nghiên cứu các dòng chip bán dẫn phục vụ cho 4G, 5G, cho thiết bị mạng lõi, thiết bị thông tin liên lạc, radar. Đơn vị cũng xác định xây dựng nhà máy sản xuất chip bán dẫn tại Việt Nam vào năm 2030.
Tương tự, Tập đoàn VNPT cũng cam kết đến 2027 sẽ làm chủ mô hình GenAI Make in Vietnam trên các lĩnh vực ngôn ngữ, hình ảnh, thông tin, dữ liệu. Trong đó, mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) tiếng Việt tối thiểu đạt mức độ 100 tỷ tham số, có sự hiểu biết vượt trội về văn hóa, lịch sử, địa lý, giải quyết được những vấn đề lớn của Việt Nam.
Trước đó, VNPT được giới công nghệ biết tới với Giải pháp định danh điện tử VNPT eKYC đã triển khai thành công ở nhiều doanh nghiệp tài chính, ngân hàng và các ngành dịch vụ. VNPT eKYC đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế đất nước.
Năm 2021, các giải pháp bảo mật của VNPT được ban giám khảo quốc tế đánh giá cao và ghi nhận với 4 giải thưởng lớn tại Giải thưởng bảo mật thế giới 2021 với 1 giải vàng, 2 giải bạc và 1 giải đồng cho các giải pháp Định danh điện tử (VNPT eKYC), giải pháp An toàn thông tin, dịch vụ Cho thuê máy chủ ảo trên nền điện toán đám mây (VNPT SmartCloud), dịch vụ công nghệ thông tin cung cấp trên nền Cloud/Software-as-a-Service, hệ thống ứng cứu và xử lý sự cố (SmartIR).
Tháng 09/2022, công nghệ nhận diện và tìm kiếm khuôn mặt của VNPT (VNPT FaceID) lọt TOP 15 thế giới hạng mục KIOSK - FRVT 1:1 và 1:N (khuôn mặt đa dạng màu da và dân tộc), vượt qua nhiều tên tuổi lớn trên thế giới.

Bên cạnh các “ông lớn” công nghệ, Công ty Cổ phần MISA là đơn vị từng được ghi nhận với sự ra mắt Trợ lý trí tuệ nhân tạo AVA (Advanced Virtual Assistant) vào năm 2023. Sản phẩm tích hợp miễn phí trên phần mềm MISA AMIS Kế toán, là trợ lý ảo dành cho kế toán lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.
Điểm nổi bật của AVA là được ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo hiện đại nhất hiện nay như trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative AI), sản sinh ngôn ngữ tự nhiên (Natural language generation) giúp chuyển đổi dữ liệu có cấu trúc thành ngôn ngữ bản địa.
Cũng nhận lãnh trọng trách trở thành đầu tàu công nghệ, FPT là đơn vị đang tham gia tích cực vào các chương trình của Nghị quyết 57.
Được biết, năm 2023 là năm thứ 12 FPT được vinh danh trong Top 50 công ty niêm yết kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam và là một trong 16 công ty trong Top 50 có giá trị vốn hóa tỷ USD. Năm 2023 cũng là năm đầu tiên FPT triển khai chiến lược DC5 với mục tiêu trở thành tổ chức kiến tạo hạnh phúc cho người lao động và doanh nghiệp.

Là đơn vị nhận nhiệm vụ xây dựng công nghệ blockchain, đại diện Công ty One Mount cho biết, công ty dự kiến đầu tư 200-500 triệu USD để làm chủ công nghệ và triển khai mạng blockchain, xây dựng hạ tầng chuỗi khối Make in Vietnam. Nền tảng được thiết kế với cơ chế vận hành khai thác, tương tác và liên thông giữa các loại hình mạng chuỗi khối tại Việt Nam nhằm phục vụ các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghệ số trên mọi lĩnh vực.
Cam kết làm bệ phóng công nghệ cho các doanh nghiệp
Đại diện Viettel cho biết, giai đoạn 2020-2030, tập đoàn dự kiến phát triển chip cho hạ tầng mạng viễn thông, chip xử lý AI tại biên và chip cho khí tài quân sự. Viettel đang đầu tư công cụ thiết kế, phòng lab, ứng dụng công nghệ mới, thuật toán thông minh hơn để tăng hiệu năng và hiệu suất của chip.
Với mong muốn Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị trở thành “bệ phóng” của doanh nghiệp. Tập đoàn Viettel đề xuất, Chính phủ ban hành quy định, mở quỹ đầu tư mạo hiểm và cơ chế đánh giá để doanh nghiệp mạnh dạn phát triển các công nghệ mới; triển khai giải pháp hình thành quỹ đầu tư công nghiệp chiến lược; và xây dựng chính sách khuyến khích, ưu tiên sử dụng các sản phẩm Make in Vietnam.
Về phía VNPT, đại diện tập đoàn này cho biết, trong ba năm tới, VNPT dự kiến xây dựng bản sao số cho các thành phố, gồm bản đồ số quốc gia 3D, hạ tầng kỹ thuật đô thị, môi trường, giao thông, logistics, giáo dục, y tế, công thương, các công trình ngầm, không gian mặt đất, không gian vệ tinh.

Cũng nằm trong kế hoạch phát triển công nghệ mang tầm quốc tế, Công ty phần mềm Misa lên kế hoạch trong 5 năm tới sẽ đầu tư 2.500 tỷ đồng cho việc xây dựng mô hình ngôn ngữ lớn với tối thiểu 100 tỷ tham số và chuyên sâu cho xử lý văn bản quy phạm pháp luật nhà nước, kế toán, thuế và quản trị doanh nghiệp.
Là đơn vị được Chính phủ lựa chọn giao trọng trách làm chủ công nghệ AI, đại diện Misa cho rằng, đây là cơ hội để đơn vị có cơ hội phục vụ xã hội rộng hơn. Misa cam kết bố trí tối đa nguồn lực, thực hiện chiến lược công nghệ mũi nhọn.
Phát biểu tại Diễn đàn quốc gia về doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT đưa ra cam kết, FPT sẽ trở thành tập đoàn công nghệ số tầm cỡ toàn cầu, đạt 5 tỷ USD doanh thu từ nước ngoài vào năm 2030.
“Chúng tôi đang có 1.500 sinh viên học về bán dẫn, và chúng tôi sẽ tham gia đào tạo 10.000 kỹ sư bán dẫn, 50.000 kỹ sư AI, cung cấp kỹ năng, kiến thức về AI cho nửa triệu kỹ sư công nghệ thông tin vào năm 2030", ông Bình nhấn mạnh.

Chọn chiến lược xây dựng hệ sinh thái mở, nơi các đối tác đều cùng có cơ hội phát triển, Tập đoàn One Mount được kỳ vọng trở thành “bệ phóng” cho các doanh nghiệp. One Mount đặt mục tiêu xây dựng một hệ sinh thái công nghệ để giúp thúc đẩy hiện đại hoá, kết nối doanh nghiệp và người tiêu dùng xuyên suốt các lĩnh vực bán lẻ, bất động sản và chuỗi cung ứng.
One Mount đóng vai trò định hướng và cùng các đối tác trong chuỗi liên kết giải quyết những vấn đề đó thông qua áp dụng công nghệ, dữ liệu, am hiểu khách hàng.
Ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 57, trong đó nêu bật, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là đột phá quan trọng hàng đầu, là động lực chính để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới phương thức quản trị quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, ngăn chặn nguy cơ tụt hậu, đưa đất nước phát triển bứt phá trong kỷ nguyên mới. Theo đó, người dân và doanh nghiệp là trung tâm, nhà khoa học là nhân tố then chốt, và Nhà nước giữ vai trò dẫn dắt, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển.
Bên cạnh đó, Nghị quyết 57 đề ra nhiệm vụ, giải pháp "có cách tiếp cận mở, vận dụng sáng tạo, cho phép thí điểm đối với những vấn đề thực tiễn mới đặt ra, chấp nhận rủi ro, đầu tư mạo hiểm và độ trễ trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo". Đây là chủ trương đột phá để doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư nghiên cứu thử nghiệm, làm chủ và đưa vào áp dụng các công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới có độ rủi ro cao, tỷ lệ thành công thấp.
TIN LIÊN QUAN
Vinamilk (VNM) đạt doanh thu "khủng", đầu tư hàng nghìn tỷ đồng mở rộng quy mô
Không chỉ giữ vững thị phần trong nước, Vinamilk còn mở rộng trên thị trường quốc tế với doanh thu thuần thị trường nước ngoài tăng trưởng ấn tượng 12,6% so với cùng kỳ.
Siêu nhà máy ô tô công suất 120.000 xe/năm tại Quảng Ninh chuẩn bị khánh thành, tham vọng chinh phục thị trường quốc tế
Tập đoàn Thành Công (TC Group) sẽ khánh thành Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng vào ngày 26/3 tại KCN Việt Hưng, TP. Hạ Long. Đây là nhà máy ô tô đầu tiên...
Nông nghiệp BAF - Doanh nghiệp đứng sau "chung cư nuôi heo" đầu tiên Việt Nam báo lãi đậm
Bên cạnh việc củng cố hệ thống sản xuất, CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam cũng tích cực mở rộng quy mô với kế hoạch mua lại 10-12 công ty...
Dự án 206 triệu USD của Sao Mai Group cung cấp 210 MW điện ra thị trường
Sau nhiều lần điều chỉnh chủ trương đầu tư, và trải qua 4 giai đoạn đấu nối, nhà máy điện mặt trời Sao Mai (tỉnh An Giang) do Công ty cổ phần tập đoàn Sao...
Thaco, Hòa Phát, Viettel sẵn sàng làm chủ công nghệ đường sắt
Việt Nam đặt mục tiêu làm chủ ngành công nghiệp đường sắt, từ sản xuất ray, toa xe đến hệ thống tín hiệu. Hòa Phát, Thaco, Viettel và nhiều doanh nghiệp khác đã sẵn sàng.
Thực trạng đầu tư vào năng lượng của doanh nghiệp tại Việt Nam
Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu, các doanh nghiệp tư nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình ngành năng lượng. Họ không chỉ góp phần giải quyết...
AI đang thay đổi diện mạo ngành marketing tại Việt Nam như thế nào?
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang nhanh chóng định hình lại ngành marketing Việt Nam, mang lại mức độ hiệu quả, cá nhân hóa và đổi mới chưa từng có. Đó là nhận định...
Lộ diện “ông lớn” đứng sau thương hiệu Chagee Việt Nam
Chagee Việt Nam lao đao vì scandal “đường lưỡi bò” và thông tin sai lệch về lịch sử Việt Nam, danh tính "ông lớn" đứng sau thương hiệu này gây nhiều tò mò.
Báo lãi đậm trong năm 2024, ‘trùm’ chăn nuôi Dabaco đang làm ăn ra sao?
Năm 2024, tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) ghi nhận kết quả kinh doanh khởi sắc. Tuy nhiên, lĩnh vực bất động sản của tập đoàn lại có dấu hiệu chững lại...
Vinmec lập kỷ lục số 1 Việt Nam, chuỗi bệnh viện của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vừa lập kỳ tích
Mới đây, Indochina Research Vietnam công bố báo cáo về dịch vụ y tế cho người nước ngoài, xếp hạng Vinmec là hệ thống y tế số 1 tại Việt Nam.
Vì sao VinDT của tỷ phú Phạm Nhật Vượng liên kết đào tạo lái xe điện?
Sự xuất hiện của Công ty Cổ phần VinDT - đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo và sát hạch lái xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam đang được kỳ vọng...
Bị xử phạt 3 tỷ đồng vì dùng 164 tài khoản thao túng cổ phiếu PDR
Để bảo vệ nhà đầu tư và duy trì sự ổn định của thị trường, mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã xử phạt vi phạm hành chính...
Hóa dầu Long Sơn sẽ mở rộng đầu tư thêm 400 triệu USD
Dự án tổ hợp hoá dầu tại xã Long Sơn, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu do Tập đoàn SCG (Thái Lan) là chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư khoảng hơn 5 tỷ USD; ...
BSR chủ động xây dựng kịch bản ứng phó với giá dầu thô giảm
Trong bối cảnh thị trường biến động mạnh, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã chủ động xây dựng nhiều kịch bản ứng phó với nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu các ảnh hưởng của giá dầu thô đang giảm nhanh và đột ngột.
Vì sao hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển mạnh nhưng số lượng "kỳ lân" vẫn hạn chế?
Trong bối cảnh chuyển đổi số toàn cầu, công nghệ trở thành yếu tố cốt lõi giúp nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Để doanh nghiệp (DN) công nghệ Việt Nam có thể bứt phá, cần một hệ thống tài chính và thị trường vốn linh hoạt hơn.
Bán hàng trên sàn thương mại điện tử: Sân chơi ngày càng bị thu hẹp
Nhiều chị em chọn cách kinh doanh trên sàn thương mại điện tử vì đây là kênh tiếp cận khách hàng hiệu quả, tiết kiệm chi phí mặt bằng, nhân công… Tuy nhiên, khi các...
Tập đoàn Yeah1 bất ngờ dừng sản xuất 2 chương trình truyền hình thực tế ăn khách
Công ty Cổ phần Tập đoàn Yeah1 (mã chứng khoán: YEG) thông báo tạm dừng sản xuất hai chương trình truyền hình thực tế "Anh trai vượt ngàn chông gai" và "Chị đẹp đạp gió".
Phú Mỹ Hưng có vai trò gì trong "siêu dự án’" 27.000 tỷ ở Bắc Ninh?
Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết, quy mô dân số tại dự án gần 28.000 người với tổng diện tích gần 200ha. Dự kiến giá bán sẽ cao hơn...
Dòng tiền đảo chiều, các quỹ đầu tư đang chọn chiến lược mới?
Báo cáo Tình hình hoạt động của các Quỹ đầu tư tại Việt Nam của Fiingroup (2/2025) cho thấy nhiều diễn biến đáng chú ý, phản ánh xu hướng đầu tư và sự dịch chuyển...
Xem nhiều




