Ba doanh nghiệp có mối quan hệ “họ hàng” với Eurowindow Holding đổ hơn 7.000 tỷ vào Long An
Những năm trở lại đây, Eurowindow Holding đẩy mạnh phát triển ở mảng bất động sản thông qua các doanh nghiệp trong hệ sinh thái. Đồng thời, kết quả kinh doanh cũng ghi nhận nhiều biến động lớn, đặc biệt là nợ.
Nhóm Eurowindow Holding đổ hơn 7.000 tỷ vào Long An
Mới đây, Liên danh nhà đầu tư Công ty Cổ phần Tổ hợp Thương mại Melinh Plaza Thanh Hoá; CTCP Đầu tư Trung tâm thương mại Vinh và CTCP Đầu tư Du lịch Eurowindow Nha Trang công bố Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Khu đô thị tại phường 4 và phường 6 TP. Tân An, Long An.
Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường, Đầu tư xây dựng Khu đô thị trên tổng diện tích 174,58 ha với các hạng mục công trình chính sau: công trình công cộng; khu nhà ở; công trình thương mại, dịch vụ; tín ngưỡng; công trình hạ tầng kỹ thuật; đường giao thông, hệ thống cấp điện, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thoát nước thải, hệ thống xử lý nước thải, cây xanh, thông tin liên lạc. Trong đó, đất thực hiện dự án 137 ha.
Khu vực nghiên cứu lập điều chỉnh quy hoạch nằm trong địa giới hành chính của phường 4 và phường 6, TP. Tân An, tỉnh Long An. Vốn đầu tư thực hiện dự án là hơn 7.118 tỷ đồng. Trong đó, sơ bộ chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gần 1.025 tỷ đồng; sơ bộ chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hơn 5.590 tỷ đồng; chi phí lãi vay hơn 503 tỷ đồng.
Tiến độ thực hiện dự án trong 8 năm, trong đó giai đoạn chuẩn bị dự án năm 2023; giai đoạn thực hiện dự án từ quý IV/2023 đến quý II/2030.
Giai đoạn hoàn thành đưa vào khai thác gồm quyết toán dự án, bảo hành, bàn giao hạ tầng kỹ thuật cho nhà nước quý III/2030 và kinh doanh khai thác quý IV/2030.
Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm, tính từ ngày nhà đầu tư được quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, quyết định chuyển mục đích sử dụng đất.
Về liên danh nhà đầu tư, Melinh Plaza Thanh Hóa được thành lập từ tháng 8/2011, với vốn điều lệ 210 tỷ đồng. Trong đó, CTCP Eurowindow Holding góp 189 tỷ đồng, tương ứng 90% vốn điều lệ. Cập nhật tới tháng 4/2023, vốn điều lệ của Melinh Plaza Thanh Hóa đạt 1.060 tỷ đồng.
Trong khi đó, Công ty Cổ phần Đầu tư Trung tâm thương mại Vinh (Vicentra) được thành lập vào tháng 12/2006, là chủ đầu tư Tổ hợp đa chức năng Vicentra Nghệ An. Dự án này được xây dựng trên khu đất rộng hơn 11.000m2, bao gồm tòa tháp cao 20 tầng và khu nhà phố cao 4 tầng tại phường Hồng Sơn, TP. Vinh, chính thức đi vào hoạt động từ năm 2011.
Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật Vicentra do ông Nguyễn Cảnh Hồng (sinh năm 1971) - em trai nhà sáng lập Eurowindow Nguyễn Cảnh Sơn, giữ chức vụ.
Eurowindow Nha Trang được thành lập vào tháng 1/2008 với các cổ đông sáng lập là CTCP Eurowindow Holding và ông Nguyễn Cảnh Hồng. Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật hiện nay là bà Trịnh Thị Minh Huệ. Cập nhật tới tháng 3/2022, Eurowindow Nha Trang có vốn điều lệ 2.150 tỷ đồng.
Eurowindow Nha Trang được biết đến là chủ đầu tư dự án Khu nghỉ dưỡng Movenpick Resort Cam Ranh (24ha) và Khu du lịch nghỉ dưỡng Radisson Blu Resort tại Bãi Dài - Cam Ranh, Khánh Hòa (11,4ha).
Có thể thấy, cả 3 doanh nghiệp trên đều có mối quan hệ “họ hàng” với Eurowindow Holding.
Eurowindow Holding tiềm lực cỡ nào?
CTCP Eurowindow Holding được thành lập năm 2007, là pháp nhân lõi trong hệ sinh thái Tập đoàn Eurowindow của hai anh em doanh nhân Nguyễn Cảnh Sơn và Nguyễn Cảnh Hồng. Hiện tại, ông Nguyễn Cảnh Sơn là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm người đại diện theo pháp luật của Eurowindow Holding.
Eurowindow Holding hoạt động chính trong lĩnh vực bất động sản và ghi đậm dấu ấn với loạt dự án lớn.
Ở phân khúc bất động sản thương mại, một số dự án gắn liền với tên tuổi Eurowindow Holding đã hoàn thành và đi vào hoạt động như: Tổ hợp đa chức năng Eurowindow Multi Complex (Cầu Giấy, Hà Nội), TTTM Vicentra (Vinh, Nghệ An), TTTM Melinh PLAZA (Mê Linh, Hà Nội), TTTM Melinh PLAZA Hà Đông (Hà Đông, Hà Nội), Tòa nhà văn phòng Eurowindow Office Building (Đống Đa, Hà Nội), Tòa nhà chung cư Eurowindow Tower Nghệ An (Vinh, Nghệ An), Tòa tháp Thành Công - 57 Láng Hạ (Hà Nội), Khu đô thị Eurowindow River Park (Hà Nội), Khu đô thị Eurowindow Garden City (Thanh Hóa),...
Ở phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, Eurowindow Holding hiện đang trực tiếp quản lý, vận hành và kinh doanh một số dự án, trong đó, quần thể khu du lịch nghỉ dưỡng Mövenpick Resort Cam Ranh và Radisson Blu Resort Cam Ranh có tổng vốn đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng, đã được công nhận tiêu chuẩn 5 sao và chính thức đi vào hoạt động cuối năm 2019.
Những năm trở lại đây, Eurowindow Holding đẩy mạnh phát triển ở mảng bất động sản thông qua các doanh nghiệp trong hệ sinh thái. Trong năm 2022-2023, nhiều thành viên trong hệ sinh thái Eurowindow đã đăng ký và trúng giá nhiều dự án lớn trên cả nước.
Đơn cử, vào tháng 4/2023, liên danh CTCP Đầu tư Du lịch Eurowindow Nha Trang, Công ty TNHH Thăng Long và CTCP Eurowindow Quảng Bình Five Star là nhà đầu tư duy nhất đăng ký thực hiện dự án phát triển nhà ở khu đô thị mới tại xã Tân Bình và phường Tiền Phong, thành phố Thái Bình.
Trước đó, năm 2022, Công ty TNHH Thăng Long và CTCP Đầu tư du lịch Eurowindow Nha Trang cũng tiến hành thực hiện dự án khu đô thị tại xã Nghi Phú và xã Hưng Lộc với diện tích 10,5ha, chi phí thực hiện 1.134 tỷ đồng tại TP. Vinh.
Tháng 10/2020, liên danh Eurowindow Holding - CTCP Xây dựng và Quản lý dự án số 1 (PCM1) đã trúng thầu dự án Khu đô thị mới tại xã Hoằng Quang và xã Hoằng Long, TP. Thanh Hóa quy mô 176 ha, tổng mức đầu hơn 12.622 tỷ đồng.
Cuối năm 2020, Liên danh Công ty TNHH Thăng Long - PCM1 đã được UBND tỉnh Yên Bái chấp thuận làm chủ đầu tư dự án xây dựng kinh doanh nhà ở (chỉnh trang đô thị) khu vực cầu Tuần Quán, phường Yên Ninh, TP. Yên Bái. Tới đầu năm 2021, Thăng Long đã liên danh với công ty con của Eurowindow Holding là CTCP Eurowindow Quảng Bình Five Star để làm dự án Khu đô thị Eurowindow Grand City có vốn 440 tỷ đồng. Cùng với đó liên danh Eurowindow Holding-PCM1 đã trúng dự án Xây dựng khu đô thị mới tại phường Đông Vĩnh và phường Cửa Nam quy mô 4.000 tỷ đồng tại Nghệ An.
Về kết quả kinh doanh, theo số liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (Cbonds.hnx) công bố ngày 10/4 vừa qua, ghi nhận lợi nhuận sau thuế năm 2023 tại CTCP Eurowindow Holding đạt gần 107 tỷ đồng, giảm hơn nửa so với mức 225 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
Đây cũng là mức lợi nhuận thấp nhất trong 4,5 năm trở lại đây của Eurowindow Holding. Trước đó, trong giai đoạn 2018 – 2019, doanh nghiệp này đều báo lãi sau thuế hợp nhất trên 400 tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay
Tính đến ngày 31/12/2023, vốn chủ sở hữu đạt hơn 7.911 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% so với đầu năm. Do kết quả kinh doanh không mấy khả quan khiến tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) tại Eurowindow Holding năm 2023 giảm còn 1,352% trong khi năm 2022 đạt 2,913%.
Tại thời điểm 31/12/2023, nợ phải trả ghi nhận gần 9.000 tỷ đồng, tăng gần 19% so với đầu năm, do đó hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp đạt tới 1,13 lần trong khi hồi đầu năm là 0,99 lần. Trong đó, dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu là 0,013 lần, tương ứng nợ trái phiếu khoảng 105 tỷ đồng.
Về nguyên tắc, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ của doanh nghiệp cũng càng lớn.
Đáng chú ý, trong công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính năm 2023 vừa được đăng tải ngày 10/4/2024 trên Cbond.hnx ghi nhận, lợi nhuận sau thuế năm 2022 đạt hơn 225 tỷ đồng. Thế nhưng, tại công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính năm 2022 đăng tải ngày 15/5/2023 lại cho thấy, lợi nhuận sau thuế năm 2022 đạt hơn 249,3 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu ghi nhận hơn 9.785 tỷ đồng; hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 0,99 lần; ROE đạt 2,548%.
-
Eurowindow Holding kinh doanh ra sao trong năm 2023?
-
Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu
-
Eurowindow Green Park – Khu đô thị đa trải nghiệm trung tâm TP. Yên Bái
-
Doanh nghiệp địa ốc gắng xoay sở tài chính khiến nợ vay "phình to"
-
Sau năm "ăn nên làm ra", lợi nhuận doanh nghiệp ngành dược lại lao dốc
-
Doanh nghiệp chăn nuôi heo được mùa bội thu, chỉ có một đơn vị "tiếc nuối"
-
Nhìn lại 6 năm của chuỗi nhà thuốc An Khang: Thay đổi kế hoạch liên tục, vẫn chưa thể thoát lỗ
TIN LIÊN QUAN
-
"Soi" tiềm lực 3 nhà đầu tư muốn làm khu đô thị gần 9.300 tỷ đồng ở Long An
-
ACB đạt lợi nhuận quý I/2024 gần 5 nghìn tỷ, không đặt mục tiêu tăng trưởng kênh bancassurance
-
Tình trạng liên đới CIC của MB hiện ra sao?
-
VIB kinh doanh ra sao trong quý đầu tiên năm 2024?
-
Bảo hiểm Cathay Life Việt Nam: "Sống khỏe" nhờ hoạt động tài chính
-
Bảo hiểm Chubb Life Việt Nam mở rộng kênh bancassurance
-
Bảo hiểm BIDV MetLife lãi lớn nhờ bancassurance