Sau năm "ăn nên làm ra", lợi nhuận doanh nghiệp ngành dược lại lao dốc
Năm 2023 nhiều doanh nghiệp ngành dược báo lãi kỷ lục, tăng trưởng bằng lần so với cùng kỳ. Song bước sang quý I/2024, đà tăng đã chậm lại do biến động tăng giá nguồn nguyên liệu đầu vào, tình hình cạnh tranh trên thị trường.
>>> Lợi nhuận doanh nghiệp dược phân hóa, nơi vượt kế hoạch năm nơi thua lỗ đậm
>>> Thị trường bán lẻ dược phẩm: Sau Thế Giới Di Động, FPT Retail thêm loạt ông lớn gia nhập cuộc chơi 'đốt tiền'
Cả doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp ngành dược đều “bốc hơi”
Quý I/2024, rất nhiều cái tên lớn trong ngành dược phải đón nhận kết quả kinh doanh ảm đạm so với cùng kỳ.
Điển hình tại CTCP Traphaco (mã: TRA) ghi nhận doanh thu quý I/2024 giảm 12% so với cùng kỳ, còn 547 tỷ đồng. Dù giá vốn cũng đi xuống nhưng sau khấu trừ, Traphaco lãi gộp 305 tỷ đồng, thấp hơn cùng kỳ 11%.
Mặc dù tiết giảm được phần nào chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, cùng việc tăng doanh thu hoạt động tài chính, nhưng mức giảm lớn từ doanh thu khiến TRA chỉ lãi sau thuế gần 60 tỷ đồng trong khi quý I/2023 đạt hơn 79 tỷ đồng. Dù đi lùi nhưng cũng cần lưu ý rằng TRA đã trải qua 3 năm lãi đậm, trong đó 2022 lãi kỷ lục và 2023 lãi cao thứ 2 lịch sử.

Tổng công ty Dược Việt Nam – CTCP (Vinapharm, mã DVN - UPCoM) cũng không mấy lạc quan khi doanh thu giảm nhẹ 3% thu về 1.195 tỷ đồng, lãi ròng cũng giảm 18% xuống còn 98 tỷ đồng. Nguyên nhân chính dẫn đến sự chênh lệch là do công ty mẹ, một số công ty con và công ty liên kết ghi nhận kết quả kinh doanh đi lùi trong quý đầu năm.
Cùng cảnh ngộ, CTCP Dược phẩm Trung Ương 1- Pharbaco (mã: PBC) đạt gần 239 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 20% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 13,72 tỷ đồng, giảm 42%.
Nhiều doanh nghiệp dược khác cũng ghi nhận cả doanh thu và lợi nhuận lao dốc như: Dược phẩm Vimedimex (VMD) doanh thu giảm tới 68% còn 355 tỷ đồng và lãi ròng giảm 33% chỉ còn 3,3 tỷ đồng; Dược phẩm Phong Phú (PPP) doanh thu đạt 31 tỷ đồng, lãi ròng đạt 2,6 tỷ đồng, giảm lần lượt 17% và 45% so với cùng kỳ; CTCP Dược phẩm Trung ương VIDIPHA (VDP) doanh thu đạt hơn 201 tỷ đồng, giảm gần 26% và hơn 17 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm gần 12%;...
Thậm chí tại CTCP Dược phẩm Trung ương 2 (DP2) ghi nhận doanh thu giảm 19% còn 45 tỷ đồng và lỗ ròng hơn 1 tỷ đồng trong quý đầu năm 2024.
Đáng lưu ý, loạt doanh nghiệp ngành dược đang xảy ra nghịch lý doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm.
Đơn cử tại “ông lớn” Dược Hậu Giang (DHG) báo lợi nhuận sau thuế giảm 38% so với cùng kỳ xuống còn 222 tỷ đồng. Trong quý đầu năm, doanh thu thuần tại DHG đạt 1.259 tỷ đồng, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá vốn tăng tới 21% khiến biên lợi nhuận gộp thu hẹp còn 40,7% trong khi quý I/2023 đạt 50%.
Lãi suất tiền gửi giảm mạnh cũng khiến doanh thu hoạt động tài chính (phần lớn là lãi tiền gửi ngân hàng) của doanh nghiệp giảm 26% xuống 39 tỷ đồng. Dược Hậu Giang cho biết, đây là kết quả đã được dự báo trước và nằm trong kế hoạch.

Tương tự, Dược phẩm Imexpharm (HoSE: IMP) ghi nhận doanh thu thuần quý I/2024 tăng 2,5% so với cùng kỳ lên 439,7 tỷ đồng. Tuy nhiên sau khi cấn trừ đi các chi phí, Imexpharm ghi nhận lợi nhuận sau thuế giảm 20,4% so với cùng kỳ xuống 61,9 tỷ đồng.
Theo lãnh đạo Imexpharm, nguyên nhân chính khiến doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm là do biến động tăng giá nguồn nguyên liệu đầu vào, tình hình cạnh tranh trên thị trường, nhà máy IMP4 chính thức đi vào hoạt động (quý III/2023) kéo theo chi phí khấu hao và vận hành tăng.
Cùng cảnh ngộ, CTCP Dược phẩm Bến Tre (DBT) đạt 185 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 7% tuy nhiên lãi ròng lại giảm tới 23% xuống còn 7,4 tỷ đồng.
Ở một diễn biến khác, vẫn có doanh nghiệp dược báo lãi tăng trưởng so với cùng kỳ như Dược Trung ương Mediplantex (MED) thu lời gấp 4 lần cùng kỳ, đạt gần 4 tỷ đồng; Mekophar (MKP) lãi gấp 3 lần cùng kỳ, đạt hơn 14 tỷ đồng; Xuất nhập khẩu Y Tế Domesco (DMC) lãi ròng 41 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ; CTCP Dược phẩm Trung ương CPC1 (DP1) lãi ròng 36 tỷ đồng, tăng 11%; Dược phẩm Cửu Long (DCL) lãi ròng 22 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ;...
Triển vọng nào cho doanh nghiệp ngành dược
Theo báo cáo của Chứng khoán SSI, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế toàn ngành dược dự báo đạt 8,4%, thấp hơn mức tăng trưởng dự báo của VN-Index là 15,5%. SSI ước tính tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ròng các công ty là 8% và 6% cho năm 2024.
Mức tăng trưởng lợi nhuận ròng dự kiến thấp hơn do chi phí nguyên liệu chính (API) tăng lên, thị trường bệnh viện/ETC có biên lợi nhuận gộp thấp hơn kênh bán lẻ/OTC. Trong khi đó năm 2023 là một năm tăng trưởng cao đối với các công ty trong ngành. SSI cho rằng sự tăng trưởng trong 2023 dự kiến khó lặp lại trong năm 2024.
Theo SSI, các chính sách sẽ tiếp tục hỗ trợ cho các doanh nghiệp ngành dược phẩm sản xuất trong nước trong năm 2024. Một chính sách quan trọng dự kiến được thông qua trong năm 2024 là việc sửa đổi Luật Dược, nhằm giúp giảm bớt thách thức và tạo thêm động lực cho các doanh nghiệp trong nước theo đuổi các tiêu chuẩn cao (như EU-GMP hoặc tương đương).
SSI kỳ vọng những chính sách này sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất trong nước cải thiện thị phần so với sản phẩm nhập khẩu ở kênh bệnh viện. Tuy nhiên, tác động của những chính sách này sẽ được thấy rõ hơn vào những năm tiếp theo (2025 - 2026).

Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN) cũng cho rằng việc khơi thông pháp lý sẽ thúc đẩy tăng trưởng ngành dược phẩm.
Ngoài ra, nhiều chuyên gia dự báo ngành dược Việt Nam có nhiều triển vọng tích cực. Theo IQVIA - một trong những đơn vị ngành dược nắm số liệu ngành lớn nhất thế giới, tăng trưởng ngành được được dự báo có tốc độ CAGR 6-8% trong giai đoạn 2023-2028.
Động lực cho sự tăng trưởng này là 3 yếu tố. Đầu tiên, nhu cầu dược phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe đang tăng cao, do Việt Nam có quy mô dân số lớn, tốc độ già hóa tăng, kéo theo nhu cầu chăm sóc, điều trị dược phẩm của người dân tăng mạnh.
Thứ 2, chính sách hỗ trợ ngành dược của Chính phủ đang hết sức hỗ trợ. Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 được phê duyệt đã vạch ra định hướng rõ ràng cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo của các doanh nghiệp.
Ngoài ra, quá trình hội nhập quốc tế đang tạo điều kiện rộng mở để nhóm ngành dược mở rộng ra các thị trường nước ngoài. Với Hiệp định thương mại tự do FTA, ngành dược được mở rộng mạng lưới phân phối, gia tăng độ phủ thương hiệu, để tăng cường hợp tác quốc tế.
-
"Chen chân" vào tiêm chủng, FPT Long Châu sẽ gặp những đối thủ nào?
-
Nhìn lại 6 năm của chuỗi nhà thuốc An Khang: Thay đổi kế hoạch liên tục, vẫn chưa thể thoát lỗ
-
Sun Life Việt Nam đang kinh doanh ra sao?
-
ACB đạt lợi nhuận quý I/2024 gần 5 nghìn tỷ, không đặt mục tiêu tăng trưởng kênh bancassurance
-
VIB kinh doanh ra sao trong quý đầu tiên năm 2024?
-
Lợi nhuận doanh nghiệp dược phân hóa, nơi vượt kế hoạch năm nơi thua lỗ đậm
-
Doanh nghiệp dược phẩm "ấm no" trong năm 2022 nhờ tiêu thụ thuốc tăng
-
Loạt doanh nghiệp dược phẩm báo lãi đậm, Dược Lâm Đồng lỗ thảm hại
TIN LIÊN QUAN
-
Tập đoàn Masan rót số tiền “khổng lồ” cho dự án Núi Pháo
-
Tập đoàn Masan kiếm bao nhiêu tiền từ mảng khoáng sản?
-
Xây dựng Hòa Bình cần làm gì khi nặng gánh nợ, khoản phải thu chiếm hết phần lớn tài sản?
-
Tập đoàn Hòa Phát lãi đậm, nợ vay cao kỷ lục hơn 77.000 tỷ đồng nhưng chi phí lãi vay giảm
-
Hoạt động kinh doanh vàng của Eximbank ra sao?
-
Giá vàng tăng phi mã, hoạt động kinh doanh vàng tại các ngân hàng ra sao?
PV GAS: Vượt kế hoạch 6 tháng đầu năm 2025, tăng tốc cho giai đoạn cuối năm
Trong 6 tháng đầu năm 2025, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) – đơn vị thành viên chủ lực của Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam...
PVChem công bố và trao quyết định bổ nhiệm hai Phó Tổng Giám đốc
Sáng ngày 3/7/2025, Tổng công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí (PVChem) đã tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty đối với ông Vũ Chí Công và ông Nguyễn Kim Mạnh Hoàng.
"Ông lớn" xây dựng Coteccons chuẩn bị huy động 1.400 tỷ đồng từ trái phiếu
Sau khi “sạch nợ” trái phiếu, Coteccons trở lại đường đua huy động vốn với kế hoạch phát hành tối đa 1.400 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng.
6 tháng đầu năm 2025: BSR đạt doanh thu hơn 69.000 tỷ đồng, lợi nhuận vượt 93% kế hoạch
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã ghi nhận kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) khởi sắc trong 6 tháng đầu năm 2025.
Nghị định về đăng ký doanh nghiệp
Chính phủ ban hành Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
Vì sao Novaland (NVL) chưa thể thanh toán hơn 861 tỷ đồng nợ gốc và lãi trái phiếu?
Novaland (NVL) cho biết chưa thể thanh toán khoản nợ gốc và lãi nói trên là do doanh nghiệp chưa thu xếp được nguồn tiền....
Doanh nghiệp xuất khẩu đối thoại, tháo gỡ vướng mắc tín dụng từ ngân hàng nhà nước
Theo báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 2: “Trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh...
‘Đại gia’ địa ốc Đạt Phương trở lại đường đua, cổ phiếu DPG lập đỉnh khi loạt dự án trọng điểm...
Cổ phiếu DPG đang hút dòng tiền nhờ kỳ vọng lớn vào các dự án bất động sản trọng điểm. Đồng thời, kết quả kinh doanh quý I/2025 của Đạt Phương cũng ghi nhận...
Nhóm doanh nghiệp dầu khí khẳng định vị thế trong Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2025
Forbes Việt Nam vừa công bố "Danh sách 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2025". Đây là lần thứ 13 Forbes Việt Nam công bố danh sách này....
Hodeco (HDC) công bố triển khai loạt cụm công nghiệp trong năm 2025
Song song triển khai hàng loạt cụm khu công nghiệp tại Châu Đức, Tân Hội 3, Tân Hội 4, Hodeco (HDC) cũng thông báo thành lập pháp nhân mới...
Sau quý 1 báo lãi đậm, Kinh Bắc (KBC) tiếp tục mở rộng "thị phần" khu công nghiệp tại Hải Dương
Trong vòng 6 tháng đầu năm Kinh Bắc (KBC) đã ghi nhận sự ra đời của hàng loạt các Dự án KCN mới, kéo theo đó là một quý đầu năm với doanh thu...
Dabaco “chốt đơn” dự án Cụm công nghiệp 628 tỷ đồng tại Bắc Ninh, dự kiến hoàn thành vào cuối quý IV năm 2027
Việc chấp thuận dự án đầu tư này tiếp tục khẳng định vị thế và năng lực vượt trội của Dabaco - một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam.
MCH dự chi hơn 2.500 tỷ đồng tiền mặt chia cổ tức tỷ lệ 25%: Masan Holdings “hốt” hơn 1.700 tỷ đồng
Trong năm 2025, Masan Consumer (MCH) hướng đến mục tiêu tăng trưởng doanh thu từ 10% đến 15%...
Taseco Land gom thêm “đất vàng” Bắc Ninh, tiếp tục trúng thầu đại đô thị gần 4.000 tỷ
Taseco Land vừa góp mặt trong liên danh trúng thầu dự án khu đô thị mới, thương mại dịch vụ tại Bắc Ninh với tổng mức đầu tư gần 4.000 tỷ đồng...
Vietravel Airlines hiện thực hóa chiến lược mở rộng với tàu bay Airbus A321 đầu tiên
Ngày 28/6, tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Vietravel Airlines chính thức đón nhận chiếc Airbus A321 đầu tiên thuộc sở hữu của hãng...
Vietravel Airlines đón máy bay Airbus A321 đầu tiên thuộc quyền sở hữu của hãng
Ngày 28/6, tại Sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội), Vietravel Airlines chính thức đón máy bay Airbus A321 đầu tiên thuộc quyền sở hữu của hãng – đánh dấu một bước tiến chiến...
Chuẩn bị rót 4.000 tỷ mở rộng nhà máy tại Hậu Giang, công ty thuộc Tập đoàn Tân Hiệp Phát tham vọng…
Tập đoàn Tân Hiệp Phát đang lên kế hoạch rót 4.000 tỷ đồng để mở rộng nhà máy Number One tại Hậu Giang, trong đó 30% là vốn góp từ doanh nghiệp, 70% vốn vay.
TNEX Finance bắt tay ZaloPay nâng tầm trải nghiệm tài chính số
Việc tích hợp dịch vụ tài chính TNEX vào ZaloPay giúp mở rộng tiện ích số, góp phần thay đổi cách người Việt tiếp cận, sử dụng các giải pháp vay tiêu dùng, chi tiêu...
Nam Định chính thức đón tổ hợp nhà máy Thép Xanh hơn 98.000 tỉ đồng: Hứa hẹn sẽ tạo ra hàng chục nghìn việc làm
Đây là dự án trọng điểm có tổng mức đầu tư lớn nhất từ trước đến nay tại tỉnh Nam Định, được kỳ vọng sẽ tạo cú hích...
Xem nhiều




