Tập đoàn Masan rót số tiền “khổng lồ” cho dự án Núi Pháo
Sau quãng thời gian dài đầu tư khủng vào mảng khai thác khoáng sản, Tập đoàn Masan vừa công bố sẽ bán 100% cổ phần H.C. Starck Holding GmbH (HCS) cho Mitsubishi nhằm tái cơ cấu danh mục các mảng kinh doanh để tập trung vào phát triển mảng cốt lõi tiêu dùng bán lẻ.
Tập đoàn Masan bán tài sản ngoài ngành để tập trung mảng tiêu dùng bán lẻ
Gần đây, lãnh đạo Tập đoàn Masan (mã: MSN) cho biết sẽ tập trung vào phát triển "viên kim cương gia bảo" Masan Consumer Holdings (MCH), thực hiện chiến lược Go Global để trở thành đại sứ ẩm thực đến với 8 tỷ người tiêu dùng thế giới với các nhãn hiệu mạnh.
Ở một diễn biến có liên quan, Tập đoàn Masan cũng đã đạt được thỏa thuận với Mitsubishi Materials Corporation Group (MMC Group) về việc bán 100% cổ phần H.C. Starck Holding GmbH (HCS).
HCS là công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của Công ty cổ phần Masan High-Tech Materials (MHT - Mã: MSR), là nhà sản xuất bột vonfram chất lượng cao. MSR đầu tư vào HCS năm 2020 với mục tiêu đưa công nghệ tinh chế và tái chế vonfram về Việt Nam.
Giao dịch với MMC Group dự kiến cải thiện lợi nhuận hợp nhất của Tập đoàn Masan và góp phần giảm nợ ròng trên EBITDA về mức ≤ 3,5x, là bước đi đầu tiên trên quá trình tái cơ cấu danh mục các mảng kinh doanh để tập trung vào phát triển mảng cốt lõi tiêu dùng bán lẻ.
Theo tìm hiểu, CTCP Masan High-Tech Materials là công ty con do Tập đoàn Masan sở hữu 86,4% vốn. Masan High-Tech Materials là đầu mối quản lý toàn bộ hoạt động đầu tư và khai thác "dự án Núi Pháo", đồng thời trực tiếp sở hữu tất cả các công ty con phục vụ cho hoạt động này, trong đó có việc sở hữu 100% H.C. Starck Holding GmbH (HCS) và Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo (Khoáng sản Núi Pháo).
HCS là nhà sản xuất bột vonfram chất lượng cao hàng đầu thế giới đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của từng khách hàng. Công ty sở hữu kinh nghiệm hàng thế kỷ trong lĩnh vực chế biến vonfram cùng với năng lực cải tiến cao và chuyên môn công nghệ. Kinh nghiệm hàng thập kỷ trong việc tái chế và khả năng tiếp cận nguồn dự trữ vonfram lớn nhất thế giới ngoài Trung Quốc, thuộc sở hữu của tập đoàn mẹ Masan High-Tech Materials, giúp công ty đảm bảo nguồn cung ổn định với nguyên liệu thô không có xung đột.
Còn Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo (Khoáng sản Núi Pháo) được thành lập năm 2014, có trụ sở tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, hoạt động chính trong lĩnh vực khai thác quặng kim loại.
Mỏ Núi Pháo - một mỏ đa kim nằm tại ba xã Hùng Sơn, Hà Thượng và Tân Linh của huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Tại thời điểm năm 2014, trữ lượng đã được xác nhận của mỏ Núi Pháo là khoảng 66 triệu tấn, với vòng đời mở ước tính là 20 năm.
Trữ lượng của mỏ này ước tính chiếm tới gần một phần ba trữ lượng vonfram toàn thế giới bên ngoài Trung Quốc, có khả năng sản xuất tới 6.000 tấn vonfram tinh chế mỗi năm.
Dự án Núi Pháo được xem như nguồn cung vonfram an toàn và đáng tin cậy cho các nhà sản xuất (ô tô, máy bay, thậm chí là điện thoại IPhone), mà không có khoáng chất hay chất hóa học khác có thể thay thế.
Tập đoàn Masan đã đổ bao nhiêu tiền vào dự án Núi Pháo?
Sau thương vụ M&A mỏ Núi Pháo năm 2010, tổng tài sản của Tập đoàn Masan gia tăng “chóng mặt”.
Cụ thể, tại thời điểm cuối năm 2009 ghi nhận 7.017 tỷ đồng đến cuối năm 2010 đã lên mức 21.129 tỷ đồng. Trong đó, tài sản trong lĩnh vực khai thác khoáng sản đạt khoảng hơn 7.500 tỷ đồng. Đến cuối năm 2011 tổng tài sản đạt hơn 31.278 tỷ đồng, trong đó tài sản ở lĩnh vực khai thác khoáng sản đạt hơn 12.500 tỷ đồng.
Tương tự, năm 2012 tổng tài sản tại Tập đoàn Masan đạt gần 36.000 tỷ đồng thì có tới 15.220 tỷ đồng là tài sản lĩnh vực khai thác khoáng sản và năm 2013 tổng tài sản lên tới hơn 44.000 tỷ đồng thì có tới hơn 20.376 tỷ đồng là tài sản trong khai thác khoáng sản.
Tài sản của toàn bộ lĩnh vực khai thác khoáng sản này đều là tài sản mà Tập đoàn Masan đầu tư để phục vụ cho hoạt động khai thác mỏ Núi Pháo, thông qua việc sở hữu 86,4% cổ phần tại Masan High-Tech Materials (mã: MSR).
Đến thời điểm cuối năm 2014 khi đã chính thức niêm yết, MSR ghi nhận tổng tài sản lên tới 25.106 tỷ đồng, các năm sau đó tổng tài sản liên tục tăng. Tính đến 31/3/2024, tổng tài sản tại MSR đạt hơn 40.000 tỷ đồng.
Như vậy, nhiều năm qua, "ông lớn" mảng tiêu dùng này đã rót số tiền khổng lồ cho dự án Núi Pháo.
Ngoài ra, từ năm 2018 đến năm 2023, dòng vốn từ trái phiếu cũng dồn dập đổ về mỏ Núi Pháo của Tập đoàn Masan. Theo dữ liệu từ cbonds.hnx của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, năm 2023, Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo đã phát hành 6 lô trái phiếu ra công chúng.
Cụ thể, ngày 25/5/2023, Khoáng sản Núi Pháo phát hành 4 lô trái phiếu, gồm: mã NPMCB2328004 với giá trị huy động 610 tỷ đồng; mã NPMCB2328001 có giá trị 640 tỷ đồng; mã NPMCB2329003 giá trị 630 tỷ đồng; mã NPMCB2328002 có giá trị 720 tỷ đồng. Tổng giá trị 4 lô trái phiếu đạt 2.600 tỷ đồng đều kỳ hạn 5 năm và đáo hạn vào ngày 25/5/2028.
Toàn bộ số tiền thu được từ đợt chào bán trái phiếu này dùng để "đảo nợ" tức thanh toán toàn bộ gốc các trái phiếu có mã từ BondNPM012023 đến BondNPM232023 đã được phát hành ngày 29/5/2020 và vừa đáo hạn ngày 29/5/2023 có tổng giá trị đúng bằng 2.600 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo của đợt phát hành là các tài sản liên quan đến dự án Núi Pháo.
Tập Đoàn Masan cấp bảo lãnh thanh toán không hủy ngang cho Khoáng Sản Núi Pháo để bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán của Công Ty theo Trái Phiếu theo thỏa thuận bảo lãnh thanh toán giữa MSN và Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Kỹ Thương (“TCBS") với tư cách là đại diện của các chủ sở hữu Trái Phiếu.
Đến tháng 7/2023 tiếp tục phát hành thành công thêm 2 lô trái phiếu mã NPMCB2328005 và NPMCB2328006 với tổng giá trị 2 lô là 1.000 tỷ đồng cũng kỳ hạn 5 năm, đáo hạn vào 5/7/2028. Tài sản đảm bảo cho 2 lô trái phiếu là khoảng 174 triệu cổ phần phổ thông tại MHT do MH sở hữu (“Cổ Phần MSR”).
Như vậy, riêng năm 2023, Khoáng Sản Núi Pháo đã huy động tổng cộng 3.600 tỷ đồng qua kênh trái phiếu.
Trước đó, năm 2022, Khoáng Sản Núi Pháo cũng phát hành 3 lô trái phiếu với tổng giá trị huy động 1.000 tỷ đồng đều kỳ hạn 5 năm. Giai đoạn 2018-2021, Khoáng Sản Núi Pháo cũng đã phát hành hàng chục lô trái phiếu với tổng giá trị khoảng hơn 12.000 tỷ đồng. Các lô trái phiếu này đã đến ngày đáo hạn và được Khoáng sản Núi Pháo thực hiện đáo hạn thành công.
Về phía CTCP Masan High-Tech Materials (mã: MSR), năm 2023 cũng phát hành thành công 3 lô trái phiếu, gồm: MSRB2328001, MSRB2328002 và MSRB2328003 với tổng giá trị 1.500 tỷ đồng, các lô trái phiếu đều lãi suất 10,8%/năm, có kỳ hạn 5 năm và đáo hạn vào 14/11/2028.
Trước đó, năm 2021, MSR cũng chào bán thành công lô trái phiếu mã MSRB2124001 trị giá 1.000 tỷ đồng có kỳ hạn 36 tháng, lãi suất 9,2%/năm và sẽ được đáo hạn vào tháng 9 tới đây.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024, tính đến 31/3/2024, tổng tài sản tại MSR đạt 39.659 tỷ đồng, giảm nhẹ 2% so với đầu năm. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn hơn 2.994 tỷ đồng; hàng tồn kho hơn 5.724 tỷ đồng; tài sản cố định hơn 20.600 tỷ đồng.
Nợ phải trả ghi nhận hơn 26.672 tỷ đồng, chiếm 67% nguồn vốn, nợ phải trả cao gấp 2 lần vốn chủ sở hữu (tính đến 31/3/2024, vốn chủ sở hữu đạt 12.986 tỷ đồng). Nợ vay tại MSR ghi nhận hơn 16.613 tỷ đồng (bao gồm hơn 7.968 tỷ đồng vay và trái phiếu dài hạn đến hạn phải trả; hơn 8.644 tỷ đồng vay và trái phiếu phát hành dài hạn), chiếm tới 62% nợ phải trả và 42% tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.
Cập nhật thông tin mới nhất từ Báo cáo tài chính năm 2023 đã kiểm toán của Công ty TNHH Khai Thác Chế Biến Khoáng Sản Núi Pháo và các công ty con cho thấy, tính đến 31/12/2023, tổng tài sản tại Khoáng sản Núi Pháo hơn 37.159 tỷ đồng, giảm nhẹ 3% so với đầu năm. Trong đó chủ yếu là các khoản phải thu hơn 4.200 tỷ đồng; hàng tồn kho hơn 5.947 tỷ đồng; tài sản cố định dài hạn hơn 16.957 tỷ đồng;...
Nợ phải trả tính đến 31/12/2023 hơn 26.264 tỷ đồng, chiếm đến 71% nguồn vốn của doanh nghiệp, nợ phải trả cao gấp 2,4 lần vốn chủ sở hữu (vốn chủ sở hữu hơn 10.894 tỷ đồng). Trong đó, nợ vay tại Khoáng sản Núi Pháo hơn 13.665 tỷ đồng, tăng nhẹ 4% so với đầu năm, chủ yếu từ vay và trái phiếu phát hành dài hạn ghi nhận hơn 7.260 tỷ đồng, cao gấp gần 5 lần so với đầu năm. Còn vay và trái phiếu phát hành ngắn hạn lại giảm 45% so với đầu năm, còn hơn 6.404 tỷ đồng. Nợ vay của Khoáng sản Núi Pháo đã chiếm tới 52% nợ phải trả và hơn 36% nguồn vốn doanh nghiệp.
Như vậy, dự án Núi Pháo đã được Tập đoàn Masan đổ vào hàng chục nghìn tỷ đồng, song siêu dự án này vẫn chưa thực sự bùng nổ lớn về lợi nhuận cho tập đoàn. Điều này đã được chứng minh qua mức doanh thu mà Tập đoàn Masan mang về mỗi năm đều chủ yếu từ hàng tiêu dùng bán lẻ.
-
Tập đoàn Masan kiếm bao nhiêu tiền từ mảng khoáng sản?
-
Masan Group làm ăn ra sao trong quý đầu tiên năm 2024?
-
VietABank kinh doanh ra sao trước thời điểm niêm yết cổ phiếu lên sàn HOSE?
-
Giá vàng tăng phi mã, hoạt động kinh doanh vàng tại các ngân hàng ra sao?
-
MSB báo lãi 1.200 tỷ đồng ngay trong quý đầu năm 2024
-
Khoản phải thu tại Phục Hưng Holdings chuyển biến ra sao trong 3 tháng đầu năm?
-
"Soi" khối tài sản hơn 6.300 tỷ đồng tại Khải Hoàn Land
-
VIB kinh doanh ra sao trong quý đầu tiên năm 2024?
TIN LIÊN QUAN
-
ABBank đạt hơn 150 tỷ đồng lợi nhuận trong Quý I/2024
-
"Soi" con số lãi dự thu tại các ngân hàng trong quý đầu năm 2024
-
Nam A Bank lãi lớn trong quý I/2024, sắp tăng vốn điều lệ
-
"So găng" thu nhập lãi thuần tại các ngân hàng
-
3 tháng đầu năm, huy động tiền gửi và cho vay khách hàng tại các ngân hàng biến động ra sao?
-
Xây dựng Hòa Bình cần làm gì khi nặng gánh nợ, khoản phải thu chiếm hết phần lớn tài sản?
-
Taseco Land sắp khởi công loạt dự án, liên danh với đối tác làm dự án 800 tỷ
-
Tập đoàn Hà Đô: Doanh thu từ bán điện vượt bán nhà, của để dành "bốc hơi" hàng trăm tỷ
Becamex muốn phát hành 300 triệu cổ phiếu huy động 15.000 tỷ đồng để làm gì?
Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP (Becamex, HoSE: mã chứng khoán BCM) vừa khởi động kế hoạch chào bán 300 triệu cổ phiếu ra công chúng...
SCIC muốn thoái hết vốn tại Xây lắp điện Quảng Nam
Theo đó, SCIC sẽ chào bán lô 540.000 cổ phần, tương đương 20% vốn điều lệ của công ty Xây lắp điện Quảng Nam, với giá khởi điểm cho cả lô là 6,65 tỷ đồng.
Phát hành cổ phiếu hoán đổi trái phiếu, CII vừa nâng vốn điều lệ lên hơn 3.197 tỷ đồng
Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (HoSE: mã chứng khoán CII) vừa có văn bản thông báo đã nâng vốn điều lệ của doanh nghiệp lên 3.197,5 tỷ đồng.
Petrovietnam là doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam
Với số nộp ngân sách nhà nước năm 2023 ghi nhận đạt gần 95.000 tỷ đồng, Tập đoàn Dầu khí Việt nam (Petrovietnam) dẫn đầu VNTAX 200...
Doanh nghiệp bất động sản tìm cách trả nợ và hoán đổi nợ dịp cuối năm
Áp lực nợ vay tại nhiều doanh nghiệp bất động sản như TTC Land, Phát Đạt, Nam Long... ngày càng lớn khiến doanh nghiệp chọn cách chào bán cổ phiếu, trái phiếu để có nguồn...
PV Power và Vingroup hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) và Tập đoàn Vingroup đã ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống...
[Infographic] Hàng không Việt "cất cánh" trong quý III/2024
Lợi nhuận nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng không tăng trưởng trong quý III nhờ lượng khách quốc tế, nội địa tăng mạnh...
Cổ phiếu vừa lên sàn, Asia Group (AIG) muốn đổi ngành nghề kinh doanh
Vừa lên sàn, giá cổ phiếu AIG của Công ty CP Nguyên liệu Á Châu (Asia Group, mã: AIG) liên tục giảm, khiến vốn hóa giảm hàng nghìn tỷ đồng chỉ sau hơn...
Khải Hoàn Land dự kiến mua lại 60.000 trái phiếu giá trị 60 tỷ đồng
HĐQT Khải Hoàn Land phê duyệt phương án mua lại trước hạn 20% số lượng trái phiếu KHGH2123001, tương đương khối lượng 60.000 trái phiếu. KHG dự kiến mua lại...
Lãi ròng tăng mạnh, chủ chuỗi nhà hàng Lucky tại sân bay Taseco Airs tạm ứng cổ tức tỷ lệ 15%
Lợi nhuận ròng của Taseco đạt gần 39 tỷ đồng, mức cao nhất trong vòng 5 năm qua, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2023. Taseco Airs (AST) tạm ứng cổ tức 15% năm 2024.
Đô thị Kinh Bắc chào bán 250 triệu cổ phiếu giá rẻ
HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (HoSE: mã chứng khoán KBC) vừa thông qua quyết định chào bán 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương đương 32,57% số cổ phiếu đang lưu hành, thời gian phát hành từ quý I – quý III/2025.
Chứng khoán DNSE (DSE) dự chi 165 tỷ đồng trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông
Công ty cổ phần Chứng khoán DNSE (mã chứng khoán DSE) vừa thông qua quyết nghị tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt.
Chủ tịch DIC Corp Nguyễn Hùng Cường chưa thể nhận hết gần 21 triệu cổ phiếu thừa kế
Ông Nguyễn Hùng Cường, Chủ tịch HĐQT DIG đã nhận thừa kế 11.003.317 cổ phiếu DIG trong tổng đăng ký 20.753.317 cổ phiếu, tương ứng đạt 53% tổng đăng ký để nâng sở hữu từ 10,16%, lên 11,96% vốn điều lệ.
Loạt doanh nghiệp bất động sản ôm lượng hàng tồn kho “cao như núi”
Kết thúc 9 tháng năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản như Nam Long, Khang Điền... ghi nhận lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng...
Cần coi công nghiệp hỗ trợ là "linh hồn" của quá trình công nghiệp hóa
Mặc dù đóng vai trò then chốt trong công nghiệp chế tạo, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là trong bối cảnh...
Dược Lâm Đồng (Ladophar) bị xử phạt do không công bố thông tin theo quy định pháp luật
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định số 460/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán...
Ông Đậu Minh Thanh được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty HUD
Ngày 15/11, tại Hà Nội, Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị (HUD) tổ chức Hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty....
Meta lại đối diện với án phạt nghiêm trọng, con số khiến nhiều người giật mình
Thời gian qua, Meta liên tục đối mặt với những vụ kiện tụng tại châu Âu.
Thu nhập của lãnh đạo các doanh nghiệp bất động sản nghìn tỷ
Vào dịp công bố báo cáo tài chính, bên cạnh kết quả kinh doanh thì mức thu nhập của các lãnh đạo doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản nhận được không ít sự...