Bảo hiểm Cathay Life Việt Nam: "Sống khỏe" nhờ hoạt động tài chính
Trong 3 năm qua, doanh thu từ kinh doanh bảo hiểm tại Cathay Life Việt Nam chững lại song lợi nhuận vẫn tăng trưởng mạnh nhờ "cứu cánh" từ hoạt động tài chính. Hiện doanh nghiệp này đang đầu tư cổ phiếu chiếm tới 19% tổng tài sản.
Thị trường bảo hiểm nhân thọ (BHNT) Việt Nam hiện nay, ngoài ông lớn Bảo Việt, còn có khoảng 13 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Trong đó phải kể tới Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Cathay Life Việt Nam (Cathay Life Việt Nam). Chủ sở hữu của Cathay Life Việt Nam là Cathay Life Insurance Co.,Ltd được thành lập tại Đài Loan. Công ty mẹ của cả Tập đoàn là Cathay Financial Holding.
Hoạt động chính của Cathay Life Việt Nam gồm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ; kinh doanh bảo hiểm sức khỏe; kinh doanh tái bảo hiểm; Quản lý Quỹ, đầu tư vốn vào các lĩnh vực được Pháp luật Việt Nam cho phép và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Hoạt động tài chính trở thành điểm nhấn doanh thu
Theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán, năm 2023, Cathay Life ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 1.682 tỷ đồng, gấp 2,2 lần kết quả năm 2022 và lợi nhuận sau thuế đạt gần 1.445 tỷ đồng, gấp 1,9 lần năm 2022. Phần lớn lợi nhuận tại Cathay Life đến từ hoạt động tài chính.
Theo đó, năm 2023, doanh thu từ hoạt động tài chính của Cathay Life đạt 2.041 tỷ đồng và lợi nhuận gộp từ hoạt động tài chính đạt 2.088 tỷ đồng, lần lượt tăng 21% và 93% so với năm 2022.
Phần lớn doanh thu từ hoạt động tài chính của Cathay Life đến từ thu nhập từ lãi đầu tư trái phiếu và thu nhập từ lãi tiền gửi. Lãi từ kinh doanh chứng khoán đạt 378 tỷ đồng. Do được hoàn trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán nên chi phí hoạt động tài chính của Cathay Life trong năm nay giảm mạnh.
Trong khi đó, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm năm 2023 đạt hơn 2.840 tỷ đồng, chỉ tăng nhẹ 3% so với năm trước và lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt hơn 577 tỷ đồng, giảm 9% so với năm trước.
Có thể thấy, năm 2023, ngành bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam đối mặt với cuộc khủng hoảng niềm tin chưa từng có do một loạt bê bối. Niềm tin của người dân vào bảo hiểm nhân thọ đi xuống, ảnh hưởng tới doanh thu bảo hiểm - hoạt động kinh doanh cốt lõi của các công ty bảo hiểm, trong đó có Cathay Life Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động tài chính đã "cứu cánh" cho doanh thu bảo hiểm giúp lợi nhuận tăng trưởng khả quan.
Trước đó, giai đoạn 2016-2020, lợi nhuận tại Cathay Life Việt Nam trồi sụt thất thường. Năm 2016 lãi sau thuế gần 123 tỷ đồng nhưng đến năm 2017 lại giảm xuống còn 58 tỷ đồng và năm 2018 bất ngờ báo lỗ sau thuế 286 tỷ đồng. Sang năm 2019 thoát lỗ, ghi nhận lãi sau thuế hơn 47 tỷ đồng. Song bước sang năm 2020 lại lỗ sau thuế 875 tỷ đồng.
Từ năm 2021 đến nay, lợi nhuận sau thuế tăng trưởng mạnh mỗi năm, từ 51 tỷ đồng năm 2021 lên 764 tỷ đồng năm 2022 và đạt gần 1.445 tỷ đồng năm 2023. Lợi nhuận tại doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ này tăng trưởng mạnh từ 2021 đến nay chủ yếu đến từ doanh thu hoạt động tài chính.
Cụ thể, năm 2020, doanh thu hoạt động tài chính đạt gần 870 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2019. Đến năm 2021 đạt hơn 1.446 tỷ đồng, tăng tới 66% so với năm 2020. Đến năm 2022 doanh thu hoạt động tài chính đạt hơn 1.691 tỷ đồng và năm 2023 đạt hơn 2.041 tỷ đồng. Như vậy, từ năm 2020 đến năm 2023, doanh thu hoạt động tài chính tăng tới 135%. Trong khi đó, doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm từ 2020 đến 2023 chỉ tăng 77%, từ 1.608 tỷ đồng lên 2.840 tỷ đồng.
Cathay Life Việt Nam đầu tư cổ phiếu khủng cỡ nào?
Tại ngày 31/12/2023, tổng tài sản của Cathay Life ở mức gần 27.548 tỷ đồng, tăng 12% so với hồi đầu năm, trong đó, chiếm phần lớn là các khoản đầu tư tài chính hơn 25.293 tỷ đồng, gồm đầu tư tài chính dài hạn với 20.555 tỷ đồng, tăng 50% so với hồi đầu năm 2023, còn các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn lại giảm 48% so với đầu năm, ở mức hơn 4.738 tỷ đồng.
Đáng lưu ý, trong số 20.555 tỷ đồng đầu tư tài chính dài hạn, Cathay Life dành hơn 5.308 tỷ đồng để đầu tư cổ phiếu, tăng 37% so với đầu năm, chiếm tới 19% tổng tài sản của doanh nghiệp trong khi hồi đầu năm 2023 là 16%. Xét cả về giá trị lẫn tỷ trọng thì đây đều là con số lớn và ít có doanh nghiệp bảo hiểm nào dành nhiều tiền như vậy để đầu tư cổ phiếu.
Trong đó, Cathay Life Việt Nam đang nắm giữ nhiều cổ phiếu nằm trong nhóm VN30 như: MBB (Ngân hàng TMCP Quân) đầu tư với gần 359 tỷ đồng; MWG (CTCP Đầu tư Thế giới Di động) cũng đầu tư với hơn 358 tỷ đồng; ACB (Ngân hàng TMCP Á Châu) với hơn 330 tỷ đồng; FPT (CTCP FPT) đầu tư gần 230 tỷ; HPG (CTCP Tập đoàn Hòa Phát) hơn 214 tỷ đồng; TCB (Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam) đầu tư hơn 214 tỷ đồng và PVD (Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí) đầu tư với gần 249 tỷ đồng.
Ngoài ra, công ty còn đầu tư gần 3.353 tỷ đồng vào các cổ phiếu khác, tăng gần 56% so với đầu năm. Cathay Life Việt Nam cũng phải dự phòng hơn 325 tỷ đồng cho giảm giá cổ phiếu.
Trong danh mục đầu tư tài chính dài hạn, Cathay Life Việt Nam còn đầu tư hơn 5.575 tỷ đồng vào trái phiếu doanh nghiệp, tăng 65% so với đầu năm 2023. Tuy nhiên, công ty bảo hiểm này không tiết lộ đang đầu tư trái phiếu vào các doanh nghiệp nào.
Theo thuyết minh báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2023, tính đến 31/12/2023, trái phiếu doanh nghiệp bao gồm 7.558.810 trái phiếu với mệnh giá từ 100.000 đồng đến 1.000.000.000 tỷ đồng với thời gian đáo hạn từ 3 năm đến 20 năm và hưởng lãi suất 6,7%/năm đến 12,5% (tại ngày 31 tháng 12 năm 2022: 4.547.800 trái phiếu có thời gian đáo hạn từ 2 năm đến 15 năm có lãi suất 6,7%/năm đến 10,9%/năm).
-
Bảo hiểm BIDV MetLife lãi lớn nhờ bancassurance
-
Sun Life Việt Nam đang kinh doanh ra sao?
-
Bảo hiểm Chubb Life Việt Nam mở rộng kênh bancassurance
-
"Soi" tiềm lực 3 nhà đầu tư muốn làm khu đô thị gần 9.300 tỷ đồng ở Long An
-
Hơn 3.500 tỷ đồng trái phiếu "chảy về" MB trong 2 tháng
-
OCB: Chồng là Chủ tịch, vợ cũng rất nổi tiếng trên thương trường
TIN LIÊN QUAN
-
Nhìn lại 6 năm của chuỗi nhà thuốc An Khang: Thay đổi kế hoạch liên tục, vẫn chưa thể thoát lỗ
-
Doanh nghiệp địa ốc gắng xoay sở tài chính khiến nợ vay "phình to"
-
Sau năm "ăn nên làm ra", lợi nhuận doanh nghiệp ngành dược lại lao dốc
-
Doanh nghiệp chăn nuôi heo được mùa bội thu, chỉ có một đơn vị "tiếc nuối"
-
"So găng" thu nhập lãi thuần tại các ngân hàng
-
Lãi suất huy động loạt ngân hàng cổ phần "dần hồi phục" do đâu?
-
Tình trạng liên đới CIC của MB hiện ra sao?
-
ACB đạt lợi nhuận quý I/2024 gần 5 nghìn tỷ, không đặt mục tiêu tăng trưởng kênh bancassurance
PVTrans lên kế hoạch lãi 1.200 tỷ đồng trong năm 2025
Theo kế hoạch, năm 2025 PVTrans đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 10.300 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.200 tỷ đồng, giảm lần lượt 14% và 33% so với ước tính năm 2024.
Vì sao Công ty Phát Linh bị phạt và truy thu thuế hơn 2,2 tỷ đồng?
Sau kết luận thanh tra, Cục Thuế thành phố Hà Nội yêu cầu Công ty Cổ phần Sản xuất Dịch vụ và Thương mại Phát Linh nộp tổng cộng 2 tỷ 242 triệu đồng,...
Loạt doanh nghiệp địa ốc kín tiếng vừa hút về hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu
Loạt doanh nghiệp địa ốc như Công ty CP Tư vấn và Kinh doanh Bất động sản TCO (TCO), Công ty CP DK ENC Việt Nam, Công ty TNHH Allgreen - Vượng Thành...
Hơn 443.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong năm 2024
Năm 2024, doanh nghiệp sơ cấp Việt Nam ghi nhận tổng giá trị phát hành trái phiếu đạt tới 443.000 tỷ đồng. Giá trị phát hành mới trong năm 2024 bật tăng mạnh...
VNG thành lập công ty con trong lĩnh vực lập trình
Công ty CP VNG (UPCOM: VNZ) vừa có thông báo quyết định thành lập công ty con gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Lợi nhuận hợp nhất của BIC năm 2024 đạt hơn 650 tỷ đồng
Vừa qua, tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh năm 2025 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC)...
Tại sao loạt lãnh đạo Phát Đạt ký bán cổ phiếu ESOP số lượng lớn?
Đại diện CTCP Phát triển Bất Động sản Phát Đạt (HoSE: mã chứng khoán PDR) vừa lên tiếng về việc 3/6 thành viên Ban tổng giám đốc đăng ký bán lượng lớn cổ phiếu.
7 thách thức của ngành Công Thương trong năm 2025
Năm 2024 ngành Công Thương đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, hoàn thành vượt mức các nhiệm vụ được giao, tuy nhiên phía trước vẫn còn nhiều thách thức lớn cần phải vượt qua.
TTC AgriS chốt quyền trả cổ tức 10%, lên kế hoạch phát hành 12 triệu trái phiếu
CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa (TTC AgriS - Mã: SBT) vừa công bố việc chốt danh sách cổ đông để thực hiện quyền nhận cổ tức cho hai niên độ 2022-2023 và 2023-2024...
Những doanh nghiệp đầu tiên lên kế hoạch kinh doanh năm 2025
Năm 2025, nhiều doanh nghiệp lên kế hoạch kinh doanh khá thận trọng song vẫn có nhiều đơn vị kỳ vọng lãi tăng đột biến.
Vì sao Chương Dương Corp bị xử phạt hơn 300 triệu đồng?
Ngày 31/12/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành Quyết định số 1474/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán...
Một doanh nghiệp đã mang hơn 12.000 suất khám bệnh miễn phí cho người dân trong năm 2024
Kết thúc chuỗi ngày hội “Sống Khỏe Mỗi Ngày”, Manulife đã mang đến tổng cộng hơn 12.000 suất khám bệnh miễn phí cho người dân...
17% doanh nghiệp nhà nước được phê duyệt tái cơ cấu
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa chủ trì Hội nghị giao ban của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình sắp xếp...
Hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp trong lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 182 cho phép hỗ trợ tối đa 50% chi phí đầu tư ban đầu cho các doanh nghiệp có dự án nghiên cứu và phát triển (R&D)...
Phát hiện loạt sai phạm tại Công ty Thép Nam Phát
Thanh tra tỉnh Hưng Yên chỉ ra nhiều vi phạm tại Công ty Thép Nam Phát liên quan đến môi trường và thuế.
Gas Petrolimex duy trì mục tiêu lợi nhuận đi ngang 138 tỷ đồng trong 2025
2025 là năm 3 Gas Petrolimex xây dựng kế hoạch lợi nhuận đi ngang và doanh thu tiếp tục tăng, cổ tức tối thiểu 10%/vốn điều lệ.
Doanh nghiệp bất động sản huy động nghìn tỷ từ kênh trái phiếu dịp cuối năm
Loạt doanh nghiệp bất động sản như Phú Thọ Land, các doanh nghiệp trong nhóm Tập đoàn TTC,... vừa phát hành trái phiếu thu về hàng nghìn tỷ đồng với lãi suất cao nhất...
Nam Long mua lại 1.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn sau khi chào bán thành công lô trái phiếu nghìn tỷ
Ngày 25/12 vừa qua, CTCP Đầu tư Nam Long (Mã: NLG) đã mua lại trước hạn toàn bộ hai lô trái phiếu tổng giá trị 1.000 tỷ đồng.
Bước chuyển mình chiến lược của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn
Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) là đơn vị quản lý vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất - công trình có tổng vốn đầu tư trên 3 tỷ USD, giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.