VnFinance
Thứ tư, 04/08/2021, 07:30 AM

Bất động sản vùng ven có nguy cơ bị ‘thất sủng’ và bán tháo sau đợt giãn cách xã hội kéo dài vì dịch Covid-19?

Từng được coi là “ngôi nhà thứ 2” lý tưởng cùng khả năng sinh lời vượt trội. Tuy nhiên, đợt giãn cách xã hội của nhiều địa phương, đặc biệt tại Hà Nội và TP. HCM đã bộc lộ “yếu điểm chết người” của bất động sản vùng ven. Nguy cơ bất động sản vùng ven bị nhà đầu tư “thất sủng” cùng làn sóng báo tháo hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai.

Dự án lớn vùng ven ồ ạt mọc lên theo sốt đất

Mua nhà ở ven đô để sở hữu một không gian sống thoáng đãng, riêng biệt từng là xu hướng của nhiều gia đình hiện đang sống và làm việc tại những thành phố lớn, đặc biệt là thành phố có mật độ dân số cao như Hà Nội, TP HCM.

Tại Hà Nội, vài năm gần đây, nhiều gia đình đã tìm mua nhà ở, hoặc mua đất xây nhà tại một số khu vực lân cận như Hưng Yên, Hòa Bình, Vĩnh Phúc…Với ngôi nhà được xây dựng trên diện tích lớn, các thành viên trong gia đình có thể ngày làm việc tại nội đô, tối về nghỉ ngơi tại ngoại đô.

Chính vì thế, các dự án khu đô thị, bất động sản nghỉ dưỡng, sinh thái giáp với Hà Nội như Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Hưng Yên… được triển khai ồ ạt.

 Dự án Ivory Resort Hòa Bình.    

Tại Hoà Bình, một số dự án đang được quảng cáo rầm rộ như Legacy Hill, Ivory Resort & Villas, Cullinan Hòa Bình Resort…; Tại Vĩnh Phúc có dự án Paradise Đại Lải; Hưng Yên thì có loạt siêu dự án của các ông lớn địa ốc đang chào bán hoặc chuẩn bị cho ra mắt thị trường…

Trong đó, dự án Legacy Hill Hoà Bình được quảng là tổ hợp khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí sở hữu vị trí đắc địa tại huyện Lương Sơn. Dự án được chia làm 3 phân khu: Khu A – Elite Riverside, Khu B – Fantasy Hill, Khu C – Lux Forest. Với quy mô 60ha, các loại hình sản phẩm như home-villas, home-tel, khu chăm sóc sức khỏe…

Tuy nhiên, thời gian qua dự án này đã vướng nhiều “tai tiếng” như rao bán trái phép, quảng cáo “quá đà”, không thực tế…

Tương tự, Ivory Resort Hòa Bình là dự án được quy hoạch với quy mô 66ha, tọa lạc tại xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn. Dự án bao gồm 4 phân khu: The Dara, The Azura, The Manina, The Terra, . Dự kiến khi đia vào hoạt động sẽ cung cấp ra thị trường 450 lô biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp có diện tích đất từ 200m2 – 400m2 – 600m2 – 1000m2.

Tuy nhiên, những “lùm xùm” tại dự án như “xẻ đồi” để xây resort, chuyển đổi đất rừng thành đất ở,… và nhiều nghi vấn liên quan đến dự án này cũng đang khiến nhiều người băn khoăn.

Ngoài ra, Hòa Bình còn có rất nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng đang được triển khai thực hiện với nguồn vốn lên tới nghìn tỷ đồng như: La Saveur Hòa Bình; Làng Sinh Thái Việt Xanh; Viên Nam Resort; Sakana Spa & Resort; Apec Kim Bôi – Apec Mandala; Sky Villas Hòa Bình; khu đô thị Việt Âu; Para Hills Resort; Cullinan Resort;…

Tương tự tại TP HCM, một số khu vực lân cận TP HCM như Bình Dương, Long An, Đồng Nai, hay Vũng Tàu, Bình Phước… cũng đang được giới thiệu là những thị trường vùng ven, kỳ vọng sẽ thu hút các nhà đầu tư đến từ TP HCM.

Cư dân ven đô gặp khó

Do dịch bệnh covid – 19 đang diễn biến hết sức phức tạp, nhiều địa phương, trong đó, đặc biệt tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM đang thực hiện giãn cách xã hội và kiểm soát nghiêm ngặt việc đi lại, ra vào thành phố.

Tại Hà Nội bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16  ngày 24/7. Theo chỉ thị, người dân được yêu cầu ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, khám chữa bệnh, tiêm chủng và các trường hợp khẩn cấp khác…

Cư dân quan tâm việc đi lại giữa Hà Nội và các vùng giáp ranh khi Hà Nội áp dụng giãn cách xã hội. 

Các trường hợp được vào thành phố phải có các lý do công vụ, phòng chống dịch, phục vụ sản xuất, tình huống khẩn cấp. Người không có những lý do này thì không được vào thành phố dù có hộ khẩu Hà Nội; Yêu cầu người vào thành phố phải đảm bảo các điều kiện khắt khe về y tế (giấy xét nghiệm âm tính, giấy xác nhận đã tiêm vaccine…), để đảm bảo an toàn chống dịch COVID-19…

Đáng chú ý, có tỉnh lân cận Hà Nội như Hưng Yên đã đưa ra điều kiện rất khắt khe để kiểm soát dịch bệnh, từ 0h ngày 25/7, người từ thành phố Hà Nội đến làm việc tại tỉnh Hưng Yên và ngược lại, có lịch trình đi và về hàng ngày phải có giấy xác nhận đã tiêm 2 mũi vaccine phòng COVID-19, hoặc có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng test nhanh, hoặc phương pháp RT-PCR còn hiệu lực trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu.

Đồng thời, người dân từ Hà Nội về Hưng Yên lưu trú nếu không có đủ các loại giấy tờ cần thiết phải cách ly tập trung 14 ngày phải trả phí, cách ly tại nhà 14 ngày tiếp theo và xét nghiệm 3 lần có trả phí…

Do các quy định giãn cách xã hội, các cư dân sinh sống tại khu vực vùng ven thủ đô như Hòa Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc… hàng ngày vẫn làm việc tại Hà Nội gặp khó trong việc di chuyển, thậm chí cuộc sống bị đảo lộn.

Tại TP HCM và một số tỉnh phía Nam tình hình phức tạp hơn rất nhiều, TP HCM cùng 18 tỉnh, thành khu vực Nam bộ đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trong thời gian 14 ngày từ 19/7. Mới đây, UBND TP HCM đã có văn bản tiếp tục giãn cách xã hội toàn thành phố thêm 14 ngày, kể từ 0h ngày 2/8.

Trong đó, yêu cầu người dân chỉ được phép ra khỏi nhà khi thật sự cần thiết để cấp cứu, mua thực phẩm thiết yếu tại những nơi cung cấp theo quy định và đi làm việc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được phép hoạt động; sau 18h người dân không được phép ra khỏi nhà…; Tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi TP HCM cho tới khi hết thời gian giãn cách, trừ những trường hợp được UBND TP phối hợp với các tỉnh, thành đưa về quê theo nhu cầu…

Từ ngày tiến hành giãn cách xã hội cho đến nay, trên các diễn đàn, mạng xã hội đã có rất nhiều lời phàn nàn về sự bất tiện của các cư dân đang sinh sống tại các khu vực vùng ven thành phố lớn như Hòa Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc… hàng ngày vẫn làm việc tại Hà Nội.

Họ có công việc tại Hà Nội nhưng mua nhà và sinh sống tại các khu đô thị, các vùng ven đô nay bị ảnh hưởng trực tiếp, thậm chí cuộc sống bị đảo lộn vì không biết giải quyết công việc ra sao khi khó ra, vào thành phố.

Nhiều phương tiện phải quay đầu tai các cửa ngõ vào Hà Nội vì không thể vào thành phố. Ảnh VOV

Ngay từ ngày đầu tiên thực hiện giãn cách xã hội, trên nhiều tuyến đường vào thành phố đã xảy ra tình trạng ùn ứ kéo dài khi các phương tiện vào Hà Nội phải dừng lại khai báo y tế, kiểm tra giấy tờ khá đông. Một số tuyến đường tắc hàng km ở các chốt kiểm dịch như cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, đường đê Bát Tràng, đường liên tỉnh 379 nối Hưng Yên – Hà Nội…

Thực tế, cũng có nhiều người khá “nhanh nhạy” khi tối 23/7, Hà Nội ban hành văn bản về việc giãn cách xã hội từ 6h sáng 24/7, nhiều người có “căn nhà thứ 2” tại Hoà Bình, Vĩnh Phúc… khi vừa đưa cả gia đình nghỉ ngơi, thư giãn và tránh dịch đã tức tốc quay lại Hà Nội ngay trong đêm vì lo sợ sẽ gặp phải những khó khăn khi quay lại thành phố trong thời gian giãn cách…

Nhà ở ven đô bộc lộ nhiều bất cập vì Covid-19

Thực tế, sau một thời gian đua nhau về các vùng ven mua nhà ở, hoặc mua thêm căn nhà thứ hai với hàng nghìn mét vuông để làm nhà vườn nghỉ ngơi cuối tuần, hoặc cho thuê, kinh doanh thu lợi nhuận thì nay nhiều người đã bắt đầu chán, họ không còn muốn duy trì vì nhà ở ven đô do bộc lộ nhiều bất cập và nhiều ràng buộc.

Đặc biệt là trong bối cảnh tình hình dịch bệnh covid – 19 diễn biến phức tạp và phải giãn cách xã hội như hiện nay, việc đi lại giữa Hà Nội với các tỉnh giáp ranh vốn trước kia rất dễ dàng thì nay lại trở nên vô cùng phức tạp.

Dịch Covid – 19 có lẽ là yếu tố “nằm ngoài kịch bản”, ngoài dự báo và chưa từng có tiền lệ khiến nhiều cuộc sống của nhiều gia đình ven đô bị đảo lộn khi việc đi lại, ra - vào thành phố trở nên khó khăn, nhiều công việc, giao dịch không thể giải quyết…

Không chỉ những người mua để ở hoặc nghỉ ngươi, nhiều nhà đầu tư cũng “méo mặt” vì nhà tại những khu vực này cho thuê không được, ở cũng chẳng xong.

Vì vậy, một số chuyên gia đầu tư khuyến cáo những người đang có ý định mua nhà các khu vực ven đô để ở hoặc nghỉ ngời cuối tuần cần phải cân nhắc kĩ, tính toán đến cả những yếu tố bất ngờ có thể xảy đến (tương tự như dịch covid -19) để tránh những phiền phức, khó khăn về lâu dài.

Phối cảnh tổng thể dự án Apec Mandala Kim Bôi Hòa Bình    

Bên cạnh đó, khoảng cách và những khó khăn về giao thông, khoảng cách cũng là bất cập, là điểm yếu khiến nhiều người e ngại nhất khi mua nhà ven đô.

Trung bình, nhà ở vùng ven cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 30-50km. Nếu sinh sống ở những khu vực này và làm việc trong trung tâm thành phố, đồng nghĩa với việc sẽ mất nhiều thời gian hơn cho việc di chuyển đến nơi làm việc… chưa kể, nếu vị trí, cơ sở hạ tầng không thuận lợi, việc đi lại cũng sẽ vất vả hơn.

Thực tế, đã rất nhiều người cho rằng, nếu nhà quá xa nơi làm việc, mất quá nhiều thời gian di chuyển thì là đang lãng phí cuộc sống của chính mình, thậm chí nếu vào những cung đường, khung giờ tắc đường sẽ dễ gây mệt mỏi, streess, phát sinh các vấn đề về sức khoẻ…

Trong khi đó, chủ nhân của những căn nhà ở vùng ven đô theo đó cần có khoảng thời gian rộng rãi để di chuyển cũng như để chăm chút cho ngôi nhà của mình. Dần dần, thực tế cho thấy, việc chăm sóc những căn nhà như thế này cần phải bỏ ra chi phí không nhỏ, nếu không ở thường xuyên phải thuê người trông coi, chăm chút, quét dọn…

Điều này đã khiến nhiều người chán nản, nên dù đầu tư xây dựng hoành tráng, không ít nhà đầu tư đã phải rao bán dù chỉ mới ở hoặc mới đầu tư cho thuê chưa được bao lâu…


Bài 3: Sớm đưa các chính sách vào cuộc sống - Nỗ lực, quyết tâm từ Chính phủ và Quốc hội
Bài 3: Sớm đưa các chính sách vào cuộc sống - Nỗ lực, quyết tâm từ Chính phủ và Quốc hội

Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 được Quốc hội khóa XV thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024, đã thể chế hóa...

VARS công bố Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
VARS công bố Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản

Chiều 22/11, tại Hà Nội, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) đã tổ chức Công bố Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản...

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 23/11: Hà Nội giao Vingroup hơn 127,4ha đất triển khai dự án Green City
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 23/11: Hà Nội giao Vingroup hơn 127,4ha đất triển khai dự án Green City

TP HCM tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội; Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế;...

Hiệu quả từ những chính sách liên quan đến nhà ở, bất động sản  Bài 2: Nhiều quy định mới thông thoáng hơn
Hiệu quả từ những chính sách liên quan đến nhà ở, bất động sản Bài 2: Nhiều quy định mới thông thoáng hơn

Sau khi có hiệu lực thi hành ngày 01/8/2024, Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Nhà ở 2023 đã góp phần kịp thời thể chế hóa các chủ...

Tập đoàn Vingroup nhận bàn giao hơn 127,4ha đất xây dựng dự án Green City
Tập đoàn Vingroup nhận bàn giao hơn 127,4ha đất xây dựng dự án Green City

UBND Thành phố Hà Nội vừa quyết định giao hơn 127,4ha đất (đợt 1) tại các xã: Tân Hội, Liên Trung, Tân Lập, Liên Hà thuộc huyện Đan Phượng, đã hoàn thành giải phóng...

Bài 1: Làn gió chính sách mới tác động tới thị trường bất động sản
Bài 1: Làn gió chính sách mới tác động tới thị trường bất động sản

3 Luật: Nhà ở, Kinh doanh bất động sản Đất đai có hiệu lực thi hành sớm từ ngày 01/8/2024 được kỳ vọng sẽ “phá bỏ” các rào cản liên quan đến thu hồi đất...

Giải mã bí quyết giúp Vincom Retail giữ vững vị thế đối tác cho thuê số 1 thị trường
Giải mã bí quyết giúp Vincom Retail giữ vững vị thế đối tác cho thuê số 1 thị trường

Khởi đầu vào năm 2004 với Vincom Center Bà Triệu (Hà Nội), chỉ sau hai thập kỷ, Vincom đã sở hữu 88 trung tâm thương mại (TTTM) hiện diện tại 48/63 tỉnh thành...

“Cha chung” đã có người khóc
“Cha chung” đã có người khóc

“Cha chung không ai khóc”, câu thành ngữ quen thuộc này chỉ sự thờ ơ, vô trách nhiệm đối với công việc chung. Nó xuất phát từ tâm lý “đèn nhà ai nhà ấy rạng”...

Quyền của chủ sở hữu nhà ở
Quyền của chủ sở hữu nhà ở

Hiện nay, chủ sở hữu nhà ở có những quyền gì? Để hiểu rõ hơn về nội dung này, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.

Khám phá mô hình đô thị thương mại và du lịch trong lòng Vinhomes Ocean Park 2
Khám phá mô hình đô thị thương mại và du lịch trong lòng Vinhomes Ocean Park 2

Nằm trong lòng đại đô thị phức hợp Vinhomes Ocean Park 2, phân khu San Hô vừa là nguồn cung nhà ở chủ lực, vừa có chức năng thương mại, du lịch, kích thích...

Đại biểu Quốc hội băn khoăn khi mở rộng đất làm nhà ở thương mại
Đại biểu Quốc hội băn khoăn khi mở rộng đất làm nhà ở thương mại

Ngày 21/11/2024, tại Hội trường Quốc hội, các đại biểu đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết thí điểm mở rộng việc sử dụng đất để thực hiện các dự án...

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 22/11: Thanh tra toàn diện dự án sân golf và nghỉ dưỡng ở Bắc Giang
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 22/11: Thanh tra toàn diện dự án sân golf và nghỉ dưỡng ở Bắc Giang

TP HCM triển khai kế hoạch xử lý các dự án tồn đọng, chậm tiến độ; Thanh Hóa có thêm khu công nghiệp hơn 1.000 tỷ đồng;...

Hà Nội sẽ làm 3 cây cầu bắc qua sông Hồng giai đoạn 2025-2030
Hà Nội sẽ làm 3 cây cầu bắc qua sông Hồng giai đoạn 2025-2030

Mới đây, Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có văn bản số 532/TB-VP truyền đạt ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh...

Thống nhất chủ trương thực hiện đầu tư xây dựng các cầu lớn tại Hà Nội
Thống nhất chủ trương thực hiện đầu tư xây dựng các cầu lớn tại Hà Nội

UBND Thành phố Hà Nội vừa có thông báo số 532/TB-VP về tình hình triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng trên địa bàn Thành phố.

Thành phố Hồ Chí Minh: Đường Đồng Khởi tiếp tục lọt top nơi có giá thuê mặt bằng đắt đỏ nhất thế giới
Thành phố Hồ Chí Minh: Đường Đồng Khởi tiếp tục lọt top nơi có giá thuê mặt bằng đắt đỏ nhất thế giới

Theo Cushman & Wakefield, năm 2024, đường Đồng Khởi tiếp tục lọt top điểm bán lẻ đắt nhất Việt Nam và xếp hạng 14 trên toàn cầu.

Giá chung cư tại Hà Nội sẽ tiếp tục khai phá đỉnh mới, dự báo giá 72 triệu đồng/m2 vào năm 2025
Giá chung cư tại Hà Nội sẽ tiếp tục khai phá đỉnh mới, dự báo giá 72 triệu đồng/m2 vào năm 2025

Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì) tăng 75% so với quý I/2022.

Bãi bỏ 28 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực đất đai từ ngày 1/1/2025
Bãi bỏ 28 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực đất đai từ ngày 1/1/2025

Ngày 20/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 20/2024/TT-BTNMT bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai...

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 21/11: Loạt sai phạm tại dự án khu dân cư Phước Long chưa được xử lý
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 21/11: Loạt sai phạm tại dự án khu dân cư Phước Long chưa được xử lý

Cần Thơ phê duyệt đầu tư dự án Aeon Mall trị giá 5.400 tỷ đồng; Tập đoàn QuickPack đầu tư 30 triệu EUR vào KCN của Đồng Tâm Group ở Long An;...

Dự án Aqua city của Novaland đã được tháo gỡ vướng mắc về pháp lý sau 2 năm
Dự án Aqua city của Novaland đã được tháo gỡ vướng mắc về pháp lý sau 2 năm

Ngày 19/11, Chủ tịch UBND Tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức đã ký Quyết định số 3479 chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung 1/10.000...

VnFinance
vnfinance.vn
VnFinance
VnFinance