Chân dung tỷ phú Hồ Hùng Anh - Chủ tịch quyền lực của Techcombank
Với giá trị tài sản 2,3 tỷ USD, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh giữ vị trí số 1341 trong danh sách tỷ phú thế giới năm 2022 do Tạp chí Forbes (Mỹ) vừa công bố và xếp hạng thứ 5 tại Việt Nam,
Techcombank là một trong những ngân hàng có sức ảnh hưởng lớn bậc nhất hiện nay. Rất nhiều khách hàng tin tưởng và phản hồi tốt về dịch vụ tại ngân hàng. Người chèo lái, đưa Techcombank từng bước phát triển như hiện nay là ông Hồ Hùng Anh – Nguyên chủ tịch hội đồng quản trị. Ông cũng là gương mặt nằm trong top 5 cái tên sở hữu giá trị tài sản chứng khoán giàu nhất Việt Nam.
Sự tài trí, khả năng lãnh đạo của Hồ Hùng Anh khiến không ít người nể phục. Chỉ trong một thời gian ngắn, ông đã tạo ra những bước phát triển thần tốc cho Techcombank. Không chỉ vật, trình độ học vấn của vị doanh nhân cũng khiến nhiều người ấn tượng. Trước khi bén duyên với ngân hàng, ông học và nghiên cứu chuyên sâu về điện kỹ thuật. Bản thân ông cũng từng kinh qua nhiều lĩnh vực, có vốn kinh nghiệm cực kỳ phong phú.
Tóm tắt tiểu sử ông Hồ Hùng Anh
Ông Hồ Hùng Anh sinh năm 1970 tại Hà Nội, nguyên quán của ông ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông từng có thời gian học tập tại nước ngoài và có bằng Kỹ sư Điện kỹ thuật tại Đại học Bách khoa Kiev thuộc Ukraine và bằng Thạc sĩ Quản trị nguồn nhân lực tại Đại học Giao thông Đường bộ Moskva (MADI) thuộc Liên bang Nga.
Ông Hùng Anh bắt đầu trở thành cổ đông của Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương từ năm 1995. Đến năm 2004, ông là thành viên của HĐQT của Techcombank.
Ông ngồi vào ghế Phó chủ tịch HĐQT thứ nhất từ năm 2006, sau đó hai năm thì chính thức tiếp quản ghế chủ tịch Techcombank cho đến nay. Theo báo cáo quản trị ngân hàng, doanh nhân này và người thân đang là một trong những cổ đông lớn nhất của Techcombank với sở hữu hơn 17%.
Ngoài những đóng góp cho Techcombank, ông Hồ Hùng Anh còn được biết đến là người xây dựng đế chế Masan cùng với ông Nguyễn Đăng Quang. Ông từng nắm giữ chức vụ Tổng Giám đốc của Masan và là Phó chủ tịch HĐQT công ty. Đến năm 2018, ông từ chức Phó chủ tịch HĐQT do quy định riêng của ngành ngân hàng.
Để có được sự nghiệp trở thành tỷ phú tự thân như ngày hôm nay, ông Hồ Hùng Anh đã có một thời gian dài kinh doanh từ Đông Âu về tới Việt Nam. Vị chủ tịch đương thời của TCB được xem là cặp bài trùng với ông Nguyễn Đăng Quang cùng gây dựng nên cả 2 đế chế Masan và Techcombank. Gần đây, ông Hồ Hùng Anh rút khỏi Masan để tập trung vào Techcombank theo những quy định riêng của ngành ngân hàng. Ông Hồ Hùng Anh tốt nghiệp cử nhân ngành Điện tử tại trường Đại học Bách khoa Kiev (Ukraine) và sau đó khởi nghiệp tại Nga với lĩnh vực mì gói và tương ớt.
Từ kẻ bán mì không ai biết đến trở thành “ông trùm” ngân hàng tư nhân đứng đầu Việt Nam
Con đường khởi nghiệp tại Liên Bang Nga chỉ với mì gói và tương ớt
Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường ông Hùng Anh đã là một người có thành tích học tập xuất sắc. Quá trình khởi nghiệp của ông được bắt đầu được thực hiện ở Liên Bang Nga. Tại thị trường Nga, ông Hùng Anh đã bắt đầu kinh doanh với lĩnh vực mì gói và tương ớt.
Khởi nghiệp kinh doanh bằng việc sản xuất và buôn bán mì gói tại một thị trường rộng lớn đã thu về cho Hồ Hùng Anh rất nhiều lợn nhuận. Trong thời gian 3 năm từ 1994 đến 1997 ông là Giám đốc của Công ty SANMEX tại Liên Bang Nga.
Nguyễn Đăng Quang người bạn thân của Hồ Hùng Anh đã góp phần rất lớn trên chặng đường lập và phát triển sự nghiệp của ông. Ông và người bạn của mình đã trở thành đối tác kinh doanh vô cùng thân thiết, đồng hành cùng nhau trên mọi chặng đường. Đầu thập niên 90, họ còn buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các nước Đông Âu và nước ta. Công ty MASAN RUS TRADING được sáng lập bởi bàn tay của Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang.
“Đầu tàu” đã đưa Techcombank phát triển thần tốc
Sau những thành công vang dội tại thị trường Đông Âu, ông Hùng Anh quyết định trở về Việt Nam để hỗ trợ người bạn xây dựng và dẫn dắt tập đoàn Masan. Khi quay trở về Việt Nam ông Hùng Anh đã nắm giữ những vị trí đầu não của công ty - Phó Chủ tịch HĐQT
Ông Hồ Hùng Anh chính thức là gia nhập vào hội đồng quản trị của ngân hàng Techcombank vào năm 2005. Đến năm 2008 ông nắm giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Techcombank. Ông Hùng Anh vẫn giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT tại tập đoàn Masan trong thời gian là Chủ tịch HĐQT tại Techcombank.
Ngã rẽ dẫn đến thành công của ông Hồ Hùng Anh
Đến đầu năm 2018, ông Hồ Hùng Anh đã quyết định rời khỏi Masan để tập trung cho Techcombank sau thời gian dài gắn bó và đồng hành. Quyết định này được đưa ra khi bộ luật các tổ chức tín dụng sửa đổi vào tháng 1 năm 2018. Từ đó, ông Hùng Anh đã tạo nên một trang mới, sự bứt phá và phát triển đáng kinh ngạc cho ngân hàng Techcombank.
Từ khi nắm quyền điều hành ngân hàng ông Hùng Anh đã và đang thay đổi cách vận hành với tư duy lãnh đạo tài tình. Trong một cuộc họp hội đồng, ông Hùng Anh đã dõng rạc tuyên bố Ngân hàng sẽ lựa cho khách hàng, dù không nhiều nhưng phải tốt, có chất lượng. Ông Hùng Anh cho biết, ngân hàng sẽ lựa chọn, tập trung vào khách hàng tiềm năng, uy tín nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng, uy tín nhất trên thị trường. Việc chú trọng trong vấn đề chọn lựa khách hàng, dù không nhiều nhưng phải chất lượng sẽ đảm bảo được việc kiểm soát rủi ro tốt.
Từ tuy duy lãnh đạo đặc biệt, ông đã đưa con thuyền của mình vượt biển lớn, đưa Techcombank trở thành con “quái vật” trong các ngân hàng Việt Nam. Chỉ sau hơn 10 năm dẫn dắt và lãnh đạo, ông đã đưa Techcombank trở thành ngân hàng tư nhân Việt Nam đầu tiên đạt mức lợi nhuận khủng sau thuế lên đến 10.000 tỷ đồng. Tính tới năm 2018, Techcombank đã đạt được lợi nhuận trước thuế là 10.661 tỷ đồng. So với năm 2013 tăng trưởng tới 86%, đứng thứ 2 trong các ngân hàng tại Việt Nam chỉ sau ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank.
Chính nhờ sự tăng trưởng mà ngân hàng Techcombank đã được chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán. Nhờ có quá trình này đã góp phần giúp cho ngân hàng kêu gọi được 923 triệu USD, cao thứ 2 trong năm sau duy nhất sự kiện IPO Vinhomes với 1,34 tỷ USD.
Gia đình quyền lực của tỷ phú Hồ Hùng Anh ở Techcombank
Tỷ phú Hồ Hùng Anh cùng gia đình đều đang sở hữu cổ phần tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Techcombank với giá trị quy đổi ra tiền mặt lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Vào hồi tháng 7, dư luận từng một phen xôn xao khi bà Hồ Thủy Anh – sinh năm 2001, con gái ông Hồ Hùng Anh – Chủ tịch HĐQT Techcombank đã đăng ký mua 22.474.840 cổ phiếu TCB. Giao dịch đã thực hiện từ ngày 12/7/2021 đến 4/8/2021 theo phương thức khớp lệnh trên sàn và giao dịch thỏa thuận.
Dựa trên mức thị giá ngày 7/7, cổ phiếu TCB phiên đóng cửa ở mức 56.600 đồng, ước tính bà Hồ Thủy Anh sẽ phải chi ra hơn 1.272 tỷ đồng để có được số cổ phiếu theo mong muốn. Thật đáng ngạc nhiên khi người con gái mới 20 tuổi của vị chủ tịch Techcombank đã thực hiện một bước đi thần tốc để rồi góp mặt vào trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam vào hồi tháng 7.
Không chỉ "ái nữ" tiến hành những bước đầu tiên trên thị trường chứng khoán mà người con trai của ông Hồ Hùng Anh là ông Hồ Anh Minh trước đó vào năm 2018 cũng từng mua hơn 44,7 triệu cổ phiếu TCB. Hiện tại, người này vẫn nắm giữ gần 138 triệu cổ phiếu TCB, tương đương tỷ lệ 3,95%.
Các thành viên khác của gia đình đại gia gốc Huế này cũng nắm giữ tỷ lệ sở hữu tại nhà băng có giá trị lên đến hàng tỷ đồng khi quy đổi ra tiền mặt.
Mẹ ông Hồ Hùng Anh, bà Nguyễn Thị Thanh Tâm. Bà hiện sở hữu 174,1 triệu cổ phiếu TCB. Lượng cổ phiếu này có giá trị tương đương 9.855,9 tỷ đồng. Hiện bà Tâm sở hữu khoảng 4,98% cổ phần Techcombank.
Vợ ông Hồ Hùng Anh đang nắm trong mình hơn 10.000 tỷ đồng, chủ yếu từ sàn chứng khoán. Xét về giá trị tài sản, theo thông tin cập nhật tới sáng ngày 8/7, bà Nguyễn Thị Thanh Thuỷ hiện sở hữu 9.855,9 tỷ đồng cổ phiếu TCB và 677,3 tỷ đồng cổ phiếu MSN của Masan. Qua đó, kuyx kế tổng tài sản trên sàn từ hai lượng cổ phiếu trên của bà Thủy vào khoảng 10.533 tỷ đồng. Bà Thuỷ hiện đang sở hữu 4,98% cổ phần Techcombank.
Người tiếp theo cũng sở hữu cổ phiếu ngân hàng là em dâu ông Hồ Hùng Anh, bà Nguyễn Hương Liên. Bà là vợ của ông Hồ Anh Ngọc (em trai của ông Hồ Hùng Anh, người đang nắm giữ chức Phó chủ tịch HĐQT Techcombank). Bà Liên nắm giữ khoảng 69,6 triệu cổ phiếu TCB, tương đương giá trị 3.941,1 tỷ đồng, khoảng gần 2% cổ phần.
Đáng chú ý, bà cũng là một doanh nhân có tiếng và từng làm đại diện góp vốn tại 6 doanh nghiệp thành viên của Masterise Group, bao gồm: Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Masterise Center, Công ty TNHH Dịch vụ Khách sạn Masterise Hotels, Công ty TNHH Dịch vụ nghỉ dưỡng Masterise World, Công ty TNHH Môi giới Masterise, Công ty TNHH Dịch vụ và Quản lý Bất động sản Masterise Services, Công ty TNHH Môi giới Masterise Agents.
Riêng ông Hồ Hùng Anh - Hiện đang nắm giữ chức Chủ tịch HĐQT Techcombank đang có trực tiếp nắm trong tay khoảng 39,3 triệu cổ phiếu TCB, tương đương 1,1% vốn cổ phần. Ông nổi tiếng khi được tạp chí Forbes xếp thứ 1.349 trong danh sách tỷ phú thế giới bên cạnh tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Nguyễn Thị Phương Thảo, Trần Bá Dương, Nguyễn Đăng Quang. Như vậy, ông Hùng Anh được coi như là tỷ phú đầu tiên của ngành ngân hàng Việt.
Hiện tại, Techcombank đều có những khách hàng rất lớn như Masan, Vietnam Airlines hay Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mảng dịch vụ và đầu tư cũng góp phần vào sự bứt phá của TCB.
Techcombank được cho là đối tác gần gũi của Vingroup của tỉ phú USD số 1 Việt Nam Phạm Nhật Vượng, từng cho vay và phát hành trái phiếu VIC. Công ty chứng khoán TCBS cũng góp cả ngàn tỷ lợi nhuận cho ngân hàng mẹ. Trong 6 tháng đầu năm 2021, Ngân hàng Kỹ thương tiếp tục ghi nhận những kết quả kinh doanh khả quan. Thu nhập từ lãi vẫn là động lực dẫn dắt tăng trưởng với nhu cầu tín dụng trong 6 tháng đầu năm duy trì ổn định. Ngân hàng tiếp tục duy trì tỷ lệ CASA hàng đầu với 46,1%, chất lượng tài sản tốt và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) dẫn đầu ngành, lần lượt đạt mức 46,1% và 3,7%.
Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm đạt 11,5 nghìn tỉ đồng (tăng trưởng 71,2% so với cùng kỳ năm trước). Thu nhập từ mảng phí dịch vụ, lãi và dịch vụ bảo hiểm đều chứng kiến sự tăng trưởng mạnh so với cùng thời điểm năm 2020.
Tài sản của tỷ phú đô la Hồ Hùng Anh đến từ đâu?
Có thể thấy mặc dù đang nắm giữ chức chủ tịch của Techcombank nhưng cổ phần của ông Hùng chỉ ở mức 1,12% với hơn 39,3 triệu cổ phiếu tại ngân hàng này. Song, những thành viên trong gia đình ông Hồ Hùng Anh đang nắm giữ khoảng 600 triệu cổ phiếu TCB, trên tổng cộng khoảng 3,5 tỷ cổ phiếu TCB đang lưu hành, tương đương 17% vốn điều lệ của ngân hàng Techcombank, lớn hơn cả cổ đông lớn nhất là Massan.
Mặt khác, nguồn tài sản ông Hùng Anh có được lại đến từ Công ty cổ phần Tập đoàn Masan. Cụ thể, một nguồn tin cho biết ông Hồ Hùng Anh và ông Nguyễn Đăng Quang chính là 2 cổ đông lớn nhất của Masan đến thời điểm hiện tại với tỷ lệ sở hữu mỗi người khoảng 48%. Nếu tính tỷ lệ sở hữu chéo, ông Hùng Anh có thể liên quan khoảng 21,5% vốn tại Tập đoàn Masan, tương đương hơn 22.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Masan lại là cổ đông lớn nhất của Techcombank với 15% vốn. Như vậy, ông Hùng Anh có thêm 3,2% trong cổ phần tại Techcombank, tương đương với 3,000 tỷ đồng.
Xem thêm: Tập đoàn Masan: Xuất hiện hơn 15.000 tỷ nợ vay trái phiếu không có đảm bảo
Chuyện gì đang xảy ra với Warren Buffett và Berkshire Hathaway?
Warren Buffett đã thu hút sự chú ý của Phố Wall khi liên tiếp bán ròng cổ phiếu và tập trung tích trữ tiền mặt. Hãng Berkshire Hathaway của ông đã tích lũy được...
'Sói già' Warren Buffett chỉ làm một điều này đã khiến núi tiền mặt của Berkshire Hathaway vượt 300 tỷ USD
Núi tiền mặt của tập đoàn đầu tư Berkshire Hathaway đã vượt mốc 300 tỷ USD trong quý III/2024, khi tỷ phú Warren Buffett tiếp tục bán cổ phiếu và không mua lại.
Sắp tạm dừng biện pháp cấm xuất cảnh đối với Tổng Giám đốc Bamboo Airway
Ông Lương Hoài Nam, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) cam kết nộp dần 304 tỷ đồng tiền thuế, dưới sự bảo lãnh của ngân hàng...
Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên “chất” Vinamilk
Có thể nói, bà Mai Kiều Liên là một phần không thể tách rời của thương hiệu tỷ đô “Vinamilk”, khi mà nhiều triết lý của “nữ tướng” này đã trở thành “chất” của Vinamilk.
Ngã rẽ bất ngờ của "Hồng Hài Nhi" đình đám: Từng gây tiếc nuối vì bỏ showbiz, kết quả trở thành CEO công nghệ...
Triệu Hân Bồi từng là một trong những sao nhí Hoa ngữ nổi tiếng nhất. Tuy nhiên, anh đã từ bỏ sự nghiệp diễn xuất để theo đuổi học vấn, cuối cùng trở thành...
Tài sản tăng vọt 78 tỷ USD, tỷ phú Mark Zuckerberg trở thành người giàu thứ 2 thế giới
CNBC đưa tin, CEO Meta Mark Zuckerberg mới đây đã vượt qua Jeff Bezos để trở thành tỷ phú giàu thứ 2 thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông chủ Facebook đã tăng 78 tỷ USD vào năm 2024.
CEO Motaro kể về hành trình khởi nghiệp thần tốc: Từ ngập trong nợ nần đến doanh nghiệp 11.000 điểm bán
“Ký ức của năm đầu tiên khởi nghiệp đến giờ vẫn khiến tôi cảm thấy… sợ. Ngày giáp Tết, tôi suy sụp, không biết sẽ đi về đâu, không dám ngủ, cứ nhắm mắt lại...
Thủ tướng: Rất tin tưởng, tự hào vào sự trưởng thành lớn mạnh của cộng đồng doanh nghiệp Việt
Tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước, Thủ tướng khẳng định...
Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Trung Quốc gia tăng tạo ra tầng lớp lao động mới: 'Những đứa trẻ hư hỏng'
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên tăng vọt lên mức cao nhất năm 2024 vào tháng 7. Sinh viên tốt nghiệp đại học ngày càng bi quan về thị trường việc làm...
Lễ Vu Lan như một nốt lặng giữa bản nhạc cuộc đời, nhắc nhở ta về những giá trị đích thực
Không chỉ là dịp để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, Vu Lan còn là hành trình về cội nguồn yêu thương, nơi tình thân thăng hoa và lòng biết ơn được lan tỏa. Mùa Vu Lan: Hạnh phúc đích thực nằm ở đâu?
Doanh nhân Đỗ Quang Hiển với khát vọng Tổ quốc luôn hùng cường, thịnh vượng
Trong hành trình hơn 30 năm Xây dựng và phát triển, Tập đoàn T&T Group luôn kiên định triết lý “phát triển doanh nghiệp gắn liền với trách nhiệm xã hội” đúng với...
Giáo dục đào tạo là mắt xích quan trọng trong chuỗi phát triển công nghiệp bán dẫn
Việt Nam có tiềm năng lớn để trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị này nếu chúng ta có chiến lược đúng đắn đầu tư hợp lý vào giáo dục - đào tạo
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết nói lời sau cùng: Xin lỗi bị hại, xin cho các bị cáo cơ hội làm lại cuộc đời
Bị cáo Trịnh Văn Quyết nói lời sau cùng, tha thiết xin HĐXX xem xét giảm nhẹ cho tất cả các bị cáo liên đới, để họ sớm được trở về đoàn tụ với gia đình, có cơ hội làl lại cuộc đời và gửi lời xin lỗi đến tất cả những người được xác định là bị hại trong vụ án.
Ông Trịnh Văn Quyết bị đề nghị mức án 25 - 26 năm tù
Chiều nay (26 7), đại diện Viện kiểm sát nhân dân công bố bản luận tội, đề nghị mức án với với các bị cáo trong vụ án Tập đoàn FLC. Ông Trịnh Văn Quyết bị đề nghị mức án 25 - 26 năm tù.
Elon Musk mất 21,7 tỷ USD chỉ trong 1 ngày
Cổ phiếu của Tesla lao dốc sau khi hãng công bố kết quả kinh doanh quý II, khiến tài sản của Musk bốc hơi 21,7 tỷ USD, về còn 241 tỷ USD...
Cường Đô-la và thú chơi siêu xe ‘khét tiếng’ tại Việt Nam: Chốt đơn Ferrari 12Cilindri như mua rau
Mặc dù khá ‘im hơi lặng tiếng’ nhưng Cường Đô-la vừa bị dân mạng phát hiện đã chốt đơn chiếc Ferrari 12Cilindri vừa ra mắt toàn cầu cách đây không lâu.
Ông Trump bất ngờ có thêm 1 tỷ USD sau vụ bị ám sát hụt, trở lại danh sách 500 tỷ phú giàu nhất thế giới
Theo Forbes, tài sản ròng của Cựu Tổng tống Mỹ Donald Trump đã đạt 6,6 tỷ USD, giúp ông một lần nữa quay trở lại danh sách 500 tỷ phú giàu nhất thế giới.
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhóm triệu phú USD nhanh nhất thế giới, 6 tỷ phú chẳng ai xa lạ
tính tới cuối năm 2023, Việt Nam có 19.400 triệu phú, tăng 98% trong 10 năm qua. Trong đó, có 58 người có tài sản hơn 100 triệu USD. Tổng cộng có 6 tỷ phú USD.
Tỷ phú Jeff Bezos bán cổ phiếu Amazon sau khi cổ phiếu đạt mức cao kỷ lục
Người sáng lập đồng thời cũng là Chủ tịch điều hành Amazon - ông Jeff Bezos đang có kế hoạch bán số cổ phiếu trị giá gần 5 tỷ USD của gã khổng lồ...