Chỉ bàn làm, không bàn lùi!
Đó là câu chuyện đại sự mà Quốc hội đang thảo luận: Đường sắt Bắc - Nam tốc độ cao. Đại đa số tán thành, phải làm ngay, không bàn lùi, để mất cơ hội này.
Trước đây chúng ta đã bàn và đã lùi. Cụ thể là Quốc hội bàn.Vào năm 2010, tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XII chuyện làm đường sắt tốc độ cao chạy dọc chiều dài đất nước đã được đặt lên bàn nghị sự. Nhưng thời điểm ấy điều kiện chưa chín muồi. Dự án này chưa được thông qua, vì không đủ số phiếu quá bán,chỉ có 37,53% đại biểu Quốc hội ủng hộ chủ trương đầu tư, 41,15% đại biểu không ủng hộ.
Cả người ủng hộ và người băn khoăn đều có lý. Sau 14 năm, thế và lực của nước ta đã khác, tình hình thế giới đã khác. Vì vậy, Quốc hội thay mặt nhân dân cả nước bàn chuyện đại sự vào lúc này thật là hợp lẽ.
Theo dự án, tuyến đường sắt cao tốc bắt đầu tại ga Ngọc Hồi - Hà Nội và kết thúc tại ga Thủ Thiêm, TP Hồ Chí Minh, đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố, chiều dài toàn tuyến khoảng 1.541km. Dự kiến khởi công vào năm 2027 và phấn đấu cơ bản hoàn thành toàn tuyến vào năm 2037.
Tuyến đường sắt tốc độ cao này là đường đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa, tốc độ thiết kế 350km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục. Khi tuyến này đi vào hoạt động sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho cả nước nói chung, các địa phương dọc tuyến nói riêng; thúc đẩy du lịch và phát triển đô thị hóa, toàn cầu hóa nhanh hơn; phát triển công nghiệp xây dựng, công nghiệp vật liệu xây dựng...
Điều có nhiều ý kiến phân vân nhất là “vấn đề đầu tiên”, tiền ở đâu, khi tổng mức đầu tư lên đến hơn 1,7 triệu tỉ đồng (khoảng 67,34 tỉ USD). Chính phủ đã đề xuất hình thức đầu tư dự án là đầu tư công, việc phân chia dự án thành phần được thực hiện khi phê duyệt dự án đầu tư. Dự kiến nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn để đầu tư hoàn thành dự án vào năm 2035, bố trí vốn trong khoảng 12 năm (từ năm 2025 - 2037).
Tính toán chi li sẽ có con số sau đây: bình quân mỗi năm khoảng 5,6 tỉ USD, tương đương khoảng 1,3% GDP năm 2023, khoảng 1,0% GDP năm 2027 (thời điểm khởi công dự án). Ngoài ra trong quá trình triển khai sẽ huy động đa dạng các nguồn vốn hợp pháp để đầu tư.
Vậy là nỗi lo về khả năng cân đối vốn cho dự án không còn là chuyện “trên trời nữa”. Nó ở trong tầm tay rồi, chỉ bàn làm là vì lẽ đó. Nếu làm đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam trong 10 năm thì mỗi năm cần 7 tỷ USD. Con số này chỉ bằng hơn một nửa gói hỗ trợ kích cầu nền kinh tế sau đại dịch Covid-19 được Quốc hội quyết nghị trong hai năm 2022-2023. Xin lưu ý thêm, mấy năm qua, chi thường xuyên chiếm tới 70% ngân sách nhà nước, do đó không còn tiền chi cho đầu tư phát triển, phải trông chờ nguồn vốn vay.
Hiện nay quy mô GDP của nước ta đã đạt gần 500 tỷ USD, theo đó mức vay cho đầu tư giữ được an toàn trong khoảng 100 tỷ USD. Và hằng năm còn có khoản đầu tư từ ngân sách nhà nước.
Khi thảo luận tại Quốc hội, nhiều đại biểu băn khoăn rằng, ta đã từng triển khai một số dự án đường cao tốc bị chậm thời gian và bị đội vốn rất lớn. Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông dài 13 km, tổng mức đầu tư ban đầu năm 2008 là 8.769 tỷ đồng (tương đương 552,8 triệu USD). Đến năm 2017, tổng vốn đầu tư tăng lên 18.000 tỷ đồng (khoảng 868 triệu USD). Tính theo tiền Việt thì mức đội vốn là 100%.
Vậy phải có giải pháp gì để ngăn ngừa đội vốn. Phương án đầu tư toàn tuyến theo hình thức đầu tư công (trung hạn) sẽ ảnh hưởng đến nợ công như thế nào? Theo báo cáo của Bộ Tài chính nợ công hiện đang ở mức 39% GDP. Nếu như phát hành trái phiếu Chính phủ mỗi năm 5 tỷ USD cũng chỉ lên đến 125 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 50% vốn đầu tư công phân bổ hằng năm, là mức độ hợp lý.
Điều đáng quan tâm là, khi phát hành trái phiếu phải tính đến việc trả nợ, căn cứ chu kỳ phát hành trái phiếu 15 hay 20 năm. Cái khó là ở chỗ, lãi suất phát hành trái phiếu phải đủ cao để thu hút các nguồn lực nhàn rỗi, nhưng phải cải cách thể chế để huy động được nguồn lực của các thành phần kinh tế khác rót vốn vào sản xuất. Nếu “điểm nghẽn thể chế” không được phá bỏ thì sẽ ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh, đầu tư phát triển, kéo theo là ảnh hưởng đến khả năng trả nợ.
Muốn ngăn ngừa tình trạng “vốn phồng nhanh như bột nở” thì ta phải có công nghệ của ta, không phụ thuộc hoàn toàn vào đối tác nước ngoài. Xây dựng một cơ chế phù hợp, linh hoạt để huy động mọi thành phần kinh tế tham gia xây dựng hạ tầng. Các địa phương chịu trách nhiệm chủ yếu trong công tác giải phóng mặt bằng, không để dự án kéo dài, nhức nhối điệp khúc xin bổ sung vốn.
Chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới của đất nước, chúng ta đã và đang dốc sức hoàn thành các công trình trọng điểm của đất nước, như Đường dây 500 kv mạch 3; hơn 3.000 km đường cao tốc (trong đó có khoảng 2.000 km đã được khai thác); sân bay Long Thành, nhà ga T3 Tân Sơn Nhất; tiếp đến là con đường kỳ vĩ - Đường sắt cao tốc Bắc-Nam. Đó một tất yếu trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là yếu tố góp phần quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội, phấn đấu đến năm 2045 nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao, và là một trong nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu khu vực châu Á.
TIN LIÊN QUAN
-
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam
-
Xây đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam giúp kinh tế tăng trưởng thêm gần 1%/năm
-
Thành lập Ban chỉ đạo Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc Nam
-
Hà Nội: Đề xuất giữ nguyên hướng tuyến, vị trí nhà ga dự án đường sắt tốc độ cao
-
Thủ tướng: Sẽ sớm hoàn thành việc chuẩn bị đầu tư đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Tình hình kinh tế - xã hội 11 tháng khẳng định sự phục hồi mạnh mẽ
Chiều 7/12, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ,...
Thành phố Hồ Chí Minh: Dự kiến có thêm 70.000 căn nhà ở xã hội đến năm 2030
Phó Giám đốc Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh Phạm Minh Mẫn thông tin, từ nay đến năm 2030, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có 70.000 căn nhà ở xã hội.
Việt Nam hợp tác với NVIDIA thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển AI
Chiều 5/12, Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC) công bố thông tin về hợp tác giữa Việt Nam với NVIDIA về thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Trí tuệ nhân tạo (AI), với tên gọi VRDC (Vietnam Research and Development Center), cùng với Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam.
Thu ngân sách nhà nước từ dầu thô vượt 14,5% dự toán trong 11 tháng
Theo Bộ Tài chính, thu ngân sách nhà nước từ dầu thô tháng 11 ước đạt 4,5 nghìn tỷ đồng, bằng 9,8% dự toán. Lũy kế 11 tháng ước đạt khoảng 52,7 nghìn tỷ đồng,...
Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng 2% đến ngày 30/6/2025
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo Nghị quyết ngày 30/11/2024...
Quyết tâm hoàn thành xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành trước ngày 31/12/2025
Ngày 4/12, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 545/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về tiến độ triển khai dự án đầu tư xây dựng...
Goldman Sachs: Đà tăng giá vàng có thể kéo dài
Theo chiến lược gia hàng hóa Lina Thomas tại Goldman Sachs, lãi suất giảm và nhu cầu ổn định của các ngân hàng trung ương có thể duy trì đà tăng...
Vụ trả giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Tạm giữ 5 đối tượng liên quan
Liên quan đến vụ trả giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại phiên đấu giá 58 thửa đất ở thôn Đông Lai, xã Quang Tiến (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội),...
Tỷ lệ giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài của các Bộ/ngành mới đạt 39,1%
Đến nay, có 2 Bộ/ngành có tỷ lệ giải ngân trên 50% (Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên Môi trường), 4/10 Bộ/ngành đến nay vẫn chưa giải ngân...
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án kết nối Sân bay Long Thành
Ngày 03/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ đã đến kiểm tra tiến độ triển khai gói thầu 6.12...
UOB dự đoán tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 của Việt Nam là 6,6%
UOB duy trì dự báo tăng trưởng cả năm của Việt Nam ở mức 6.4%, với dự báo kết quả tăng trưởng quý 4/2024 đạt mức 5.2% so với cùng kỳ năm trước. Đối với năm 2025, UOB dự đoán tốc độ tăng trưởng là 6.6%.
Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1470/QĐ-TTg giao bổ sung, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương...
Tiếp tục giảm 2% thuế VAT đến 1/7/2025
Chiều 30/11, tại phiên bế mạc, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết kỳ họp 8 Quốc hội khóa XV đồng ý tiếp tục giảm 2% thuế VAT đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ tới hết ngày 30/6/2025.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024
Sáng ngày 2/12, tại Khách sạn The Grand Hồ Tràm (xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính...
Quốc gia nào đang mua vàng nhiều nhất thế giới?
Với 100 tấn vàng mua vào năm 2024, Ba Lan đã trở thành quốc gia mua vàng lớn nhất thế giới.
Tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 124/CĐ-TTg ngày 30/11/2024 về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất...
Sóc Sơn (Hà Nội): Đề nghị chuyển công an điều tra vụ trả giá 30 tỷ/m2 đất rồi bỏ cuộc
Ngày 29/11, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn tổ chức đấu giá 58 thửa đất tại xã Quang Tiến. Tại vòng thứ 5 của phiên đấu giá, một khách hàng...
Giới chuyên gia phân tích kết quả cuộc họp của OPEC+ tuần tới?
Các điều kiện thị trường dầu mỏ hiện tại không hỗ trợ việc đảo ngược cắt giảm sản lượng của OPEC+.
Ngành công nghiệp Mỹ bị tác động gì khi ông Trump dọa áp thuế lên dầu mỏ?
Lời hứa của Tổng thống Mỹ về việc áp đặt mức thuế 25% lên các mặt hàng nhập khẩu dầu từ Canada và Mexico đang khiến các chuyên gia lo ngại về việc giá năng lượng sẽ tăng và căng thẳng thương mại tại Bắc Mỹ có thể leo thang.