Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang định hình lại thị trường LPG toàn cầu
Thị trường khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) toàn cầu đang phải đối mặt với sự biến động, khi mức thuế cao đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ buộc người mua Trung Quốc phải đổi hàng hóa của Hoa Kỳ sang các lựa chọn thay thế từ Trung Đông, trong khi các chuyến hàng của Hoa Kỳ chuyển hướng sang châu Âu và các nơi khác ở châu Á.

Sự thay đổi này dự kiến sẽ làm giảm giá và nhu cầu đối với các sản phẩm phụ từ khí đá phiến, gây tổn hại đến lợi nhuận của các nhà khai thác khí đá phiến của Hoa Kỳ và các công ty hóa dầu Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy nhu cầu đối với các sản phẩm thay thế như naphta.
Dự kiến điều này cũng sẽ có lợi cho các nhà cung cấp Trung Đông - những người đang được các nhà nhập khẩu Trung Quốc lựa chọn làm nguồn thay thế, và những người mua LPG cơ hội ở châu Á tại các thị trường như Nhật Bản và Ấn Độ - những người đang tận dụng lợi thế từ việc giá sản phẩm giảm.
Khí thiên nhiên lỏng (LNG) - propan, etan và butan - là những sản phẩm năng lượng mới nhất bị vướng vào cuộc chiến thương mại leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trung Quốc đã dừng nhập khẩu dầu thô và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Hoa Kỳ.
Các công ty hóa dầu Trung Quốc phụ thuộc vào nguồn cung LPG và etan dồi dào của Hoa Kỳ làm nguyên liệu đầu vào, đã trở thành những nhà sản xuất có chi phí thấp nhất trên toàn cầu. Các nhà khai thác dầu khí Hoa Kỳ cần Trung Quốc mua LNG của họ vì nguồn cung trong nước vượt quá nhu cầu, và lượng hàng tồn kho tăng cao của các sản phẩm này có thể gây tổn hại đến nền kinh tế của các công ty khoan đá phiến, vốn đang phải đối mặt với những thách thức cấp bách đối với tăng trưởng.
Julian Renton, một nhà phân tích LNG tại công ty phân tích trung gian East Daley Analytics, cho biết mặc dù các nhà xuất khẩu Hoa Kỳ có thể chuyển hướng vận chuyển LPG ra khỏi Trung Quốc, vào thời điểm xảy ra căng thẳng thương mại trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, tuy nhiên việc khối lượng thương mại tăng gấp đôi kể từ đó khiến cả hai nước đều khó có thể tìm được đối tác thay thế nước kia.
Ông cho biết: "Có một lượng dòng chảy nhất định có thể được chuyển hướng, nhưng bạn không thể chuyển 400 (nghìn thùng/ngày) sang bất kỳ thị trường nào khác có thể tiếp nhận nó".
Dữ liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng cho thấy Trung Quốc là nước mua LPG lớn thứ hai của Hoa Kỳ sau Nhật Bản.
East Daley dự kiến lượng dầu xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc có thể giảm khoảng 200.000 thùng mỗi ngày (bpd) trong vòng sáu đến chín tháng tới, dẫn đến lượng hàng tồn kho trong nước của Hoa Kỳ tăng cao và giá cả giảm xuống.
Nhà phân tích Cheryl Liu của Energy Aspects dự kiến các nhà nhập khẩu LPG khác như Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ mua nhiều sản phẩm giá rẻ hơn của Hoa Kỳ hơn, trong khi Trung Đông tăng cường cung cấp cho Trung Quốc.
"Những người chiến thắng sẽ là tất cả những người mua khác và các nhà xuất khẩu Trung Đông. Những người thua cuộc, theo tôi, sẽ là cả Trung Quốc và Hoa Kỳ", bà Liu nói.
Một nguồn tin từ một công ty LPG lớn của Nhật Bản cho biết, không giống như nguồn cung cấp từ Trung Đông, LPG của Hoa Kỳ có thể dễ dàng hoán đổi với nguồn cung cấp từ các quốc gia khác, vì hàng hóa của Hoa Kỳ không bị ràng buộc với các điểm đến cụ thể.
Nguồn tin trên cho biết: "Điều này có thể sẽ đẩy nhanh quá trình hoán đổi hợp đồng LPG của Hoa Kỳ do các công ty Trung Quốc nắm giữ, với các hợp đồng LPG ở Trung Đông, Canada và Úc do Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Đông Nam Á và Ấn Độ nắm giữ".
"Người Trung Quốc sẽ cần phải đưa ra một số ưu đãi cho những người sẵn sàng trao đổi."
Một nhà kinh doanh LPG châu Á cho biết người mua Nhật Bản đã mua lượng hàng nhập khẩu giá rẻ từ Hoa Kỳ vào cuối tháng 4 và tháng 5, với nhu cầu chủ yếu từ các công ty tiện ích khi họ bổ sung nguồn cung.
Từ đầu tháng 4 đến nay, lượng nhập khẩu LPG của Nhật Bản từ Hoa Kỳ đã tăng 12% đến 15% so với tháng trước lên 274.000-276.000 thùng/ngày, dữ liệu tạm thời từ công ty theo dõi tàu OilX và LSEG cho thấy. Tuy nhiên theo dữ liệu từ công ty theo dõi tàu Kpler cho thấy, lượng nhập khẩu LPG của Nhật Bản từ Hoa Kỳ đã tăng gần gấp đôi lên 639.000 thùng/ngày trong tháng 4.
Yến Anh/Reuters
TIN LIÊN QUAN
-
OPEC điều chỉnh dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu
-
Những ngân hàng nào tham gia gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng cho nông, lâm nghiệp và thủy sản?
-
Điểm tin ngân hàng ngày 14/4: Chuyên gia dự báo nợ xấu ngân hàng có thể tăng nhẹ trong 2025
-
Thuế đối ứng của Mỹ: Thách thức mới cho xuất khẩu Việt Nam và thị trường chứng khoán
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang định hình lại thị trường LPG toàn cầu
Thị trường khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) toàn cầu đang phải đối mặt với sự biến động, khi mức thuế cao đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ buộc người mua Trung Quốc...
Căng thẳng địa chính trị thắng thế tình trạng u ám trên thị trường dầu mỏ
Dù triển vọng dài hạn cho thấy nhu cầu dầu đang chững lại, giá dầu vẫn có thể bật tăng trong ngắn hạn, do những biến động khó lường từ địa chính trị và thay...
Tin thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay trở lại sắc đỏ
Giá dầu thế giới hôm nay trở lại sắc đỏ; Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm; trong khi Indonesia tăng cường nhập khẩu năng lượng Mỹ để tránh thuế quan.
Giá dầu thế giới có thể giảm tới mức nào?
Giá dầu Brent trong năm 2025 liệu có thể rơi xuống mức bao nhiêu? Đó là câu hỏi mà AFP đã đặt ra cho Diana Furchtgott-Roth, Giám đốc Trung tâm Khí hậu, Năng lượng và...
Nỗ lực bù đắp hạn ngạch dầu của OPEC+ vẫn mong manh
Bất chấp cam kết tiếp tục siết chặt kỷ luật sản lượng, OPEC+ vẫn đang gặp khó trong việc buộc các thành viên bù đắp lượng dầu đã vượt hạn ngạch, khi dữ liệu mới...
Kỳ vọng và lo ngại của ngành dầu khí Mỹ dưới thời ông Trump
Trong những năm qua, nhiều doanh nghiệp dầu khí bày tỏ lo ngại trước các chính sách môi trường chặt chẽ dưới thời Tổng thống Joe Biden, cho rằng chúng ảnh hưởng đến hoạt động...
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay tăng nhẹ
Giá dầu thế giới hôm nay tăng nhẹ; Giá khí tự nhiên tại Mỹ duy trì sắc xanh, trong khi chỉ số USD chạm mức thấp nhất trong ba năm.
Các nước xuất khẩu dầu nhỏ trước cơn sóng thần của thị trường
Giá dầu thô rơi mạnh do ảnh hưởng từ các chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tạo áp lực không nhỏ lên ngân sách của nhiều quốc gia xuất khẩu...
Các tổ chức quốc tế đồng loạt đưa ra dự báo về giá dầu Brent
Trong báo cáo gửi AFP vào thứ Tư, BMI – đơn vị nghiên cứu thuộc Tập đoàn Fitch – đã cập nhật dự báo mới nhất về giá dầu Brent từ nay đến năm 2029.
VPI dự báo giá xăng tiếp tục giảm 3,1 - 3,5% trong kỳ điều hành ngày 17/4
Theo mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI), tại kỳ điều hành ngày 17/4/2025, giá xăng có thể tiếp tục giảm từ 3,1...
Chính sách mới của OPEC+: Một bước ngoặt quan trọng
Trong báo cáo gửi đến AFP mới đây, ông Paul Horsnell – Trưởng bộ phận Nghiên cứu Hàng hóa của Ngân hàng Standard Chartered – cùng các cộng sự nhận định: “Quyết định thay đổi...
Thuế đối ứng của Tổng thống Donald Trump: Sự kiện rủi ro “Thiên nga đen” hay “Thiên nga xám”
Phân tích rủi ro chính sách là một việc thường xuyên trong quản trị rủi ro. Rủi ro liên quan đến việc Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Donald Trump...
Đa dạng dịch vụ đón mừng Lễ Phục Sinh năm 2025
Lễ Phục Sinh năm 2025 diễn ra vào Chủ nhật, ngày 20/4, đánh dấu một dịp lễ quan trọng trong năm của cộng đồng Kitô giáo. Tại Việt Nam, dịp lễ này không chỉ mang...
OPEC điều chỉnh dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu
OPEC đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu cho năm 2025, viện dẫn căng thẳng thương mại leo thang và các chỉ số kinh tế yếu hơn dự kiến.
Giá dầu hôm nay (15/4): Dầu thô tăng nhẹ trong phiên giao dịch
Giá dầu thế giới hôm nay (15/4) tăng nhẹ khi thị trường được thúc đẩy bởi các thông tin miễn trừ thuế quan mới được Tổng thống Donald Trump đưa ra. Trung Quốc đã phục...
Sự mâu thuẫn trong chính sách năng lượng và giá dầu của ông Trump
Tổng thống Donald Trump luôn nhấn mạnh mục tiêu cắt giảm giá năng lượng như một phần trong chương trình nghị sự chung nhằm giải quyết tình trạng lạm phát kéo dài do chính quyền...
Tác động nghịch lý từ giá dầu rẻ
Giá “vàng đen” giảm có tác động như thế nào đến tiêu thụ và sản lượng dầu? Quá trình chuyển đổi năng lượng sạch liệu có bị trì hoãn bởi dầu giá rẻ?
Khí đốt Nga làm suy yếu cân bằng thị trường LNG Mỹ?
Theo Wood Mackenzie, một thỏa thuận hòa bình bền vững tại Ukraine có thể dẫn đến việc Nga cung cấp khí đốt trở lại cho châu Âu. Sự kiện này có thể làm xáo trộn...
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay tiếp tục giữ sắc đỏ
Giá dầu thế giới hôm nay tiếp tục giữ sắc đỏ; Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm mạnh;...
Xem nhiều




