Chủ đầu tư được nhận cọc khi có “chấp thuận đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư"!
Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có công văn gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng đề nghị cho phép chủ đầu tư dự án bất động sản được nhận tiền đặt cọc sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền “chấp thuận đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư".
Theo HoREA, Luật Kinh doanh bất động sản 2014 chỉ điều chỉnh các hành vi giao dịch bất động sản, nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai sau thời điểm chủ đầu tư và khách hàng đã ký hợp đồng giao dịch và Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) cũng quy định tương tự, chủ đầu tư “chỉ được nhận tiền đặt cọc từ khách hàng khi nhà ở, công trình xây dựng đã có đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh và đã thực hiện giao dịch theo đúng quy định của Luật Kinh doanh bất động sản”.
Như vậy, Luật Kinh doanh bất động sản 2014 đã “thả nổi, bỏ sót”, không quy định điều chỉnh hoạt động đặt cọc xảy ra trước thời điểm ký hợp đồng giao dịch bất động sản, nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai, nên đã bị “đầu nậu, cò đất, doanh nghiệp bất lương” lợi dụng nội dung khoản 1 Điều 328 Bộ Luật Dân sự 2015 cho phép bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc tự thỏa thuận về giá trị đặt cọc (tiền đặt cọc) dẫn đến nhiều trường hợp bên nhận đặt cọc đã nhận tiền đặt cọc với giá trị lớn, thậm chí nhận tiền cọc lên đến 90-95% giá trị bất động sản, nhà ở, đất nền, nhằm mục đích chiếm đoạt, lừa đảo gây thiệt hại cho khách hàng và gây bất ổn cho thị trường bất động sản như đã từng xảy ra trong các năm qua.
Hiệp hội đã có Văn bản số 62/2023/CV-HoREA ngày 12/04/2023 đề nghị bổ sung trở lại nội dung điểm d khoản 7 Điều 24 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (bản Dự thảo lần thứ 3) vào điểm d khoản 4 Điều 24 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (bản Dự thảo hiện nay), như sau: “4. Chủ đầu tư dự án bất động sản có trách nhiệm:… d) Chỉ được nhận tiền đặt cọc từ khách hàng có nhu cầu mua, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai khi dự án đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, đã có Giấy phép xây dựng (nếu thuộc trường hợp phải có Giấy phép xây dựng) và đã khởi công xây dựng công trình, hoặc chỉ được nhận tiền đặt cọc từ khách hàng khi nhà ở, công trình xây dựng đã có đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh và đã thực hiện giao dịch theo đúng quy định của Luật này. Số tiền nhận đặt cọc không vượt quá 5% giá trị nhà ở, công trình xây dựng được mua bán cho thuê mua; bên bán, cho thuê mua phải ghi rõ trong hợp đồng đặt cọc giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng” nhằm mục đích “bịt kín lỗ hổng pháp luật”, tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước, kiểm soát hoạt động đặt cọc xảy ra trước thời điểm ký hợp đồng giao dịch bất động sản, nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai.
Bởi lẽ, nếu Luật Kinh doanh bất động sản không bổ sung quy định này thì trong thực tế vẫn diễn ra hoạt động đặt cọc trước khi giao kết hợp đồng với giá trị đặt cọc (tiền đặt cọc) theo thỏa thuận theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015 nên có thể bị “đầu nậu, cò đất, doanh nghiệp bất lương” lợi dụng đẩy tiền đặt cọc lên rất cao gây “rủi ro” cho khách hàng và gây “bất ổn” cho thị trường bất động sản.
"Đề nghị trên đây của Hiệp hội còn xuất phát từ kỳ vọng là thời gian thực hiện các quy trình, thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng dự án bất động sản, nhà ở thương mại, đô thị, trong đó có thủ tục cấp Giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền sẽ được rút ngắn như chủ trương của Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 16/06/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, mà chủ trương này đang được luật hoá tại khoản 4 Điều 151 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định “Đối với trường hợp xác định giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền phải ban hành giá đất trong thời gian không quá 180 ngày kể từ thời điểm xác định giá đất…” mà công việc tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất các dự án bất động sản, nhà ở thương mại, đô thị trước đây thường luôn bị kéo dài mất thời gian lên đến 3-5 năm, thậm chí lâu hơn, nay được đề xuất quy định chỉ còn 06 tháng", ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA nói.
Nhưng quy định thời gian xác định giá đất trong 180 ngày vẫn còn là “ẩn số” chưa biết có thực hiện được hay không (?!) vì hiện nay, hầu như tất cả các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, dự án bất động sản, nhà ở, đô thị, nhất là liên quan đến tài chính đất đai, xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai của chủ đầu tư nộp ngân sách nhà nước thì cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và người liên quan có tâm lý sợ trách nhiệm, sợ rủi ro pháp lý nên hầu như tất cả hồ sơ dự án bất động sản đều bị chậm, mất rất nhiều thời gian, bị đùn đẩy lòng vòng, không dám đề xuất, không dám quyết định.
Hiệp hội nhận thấy, điều kiện bắt buộc để chủ đầu tư được nhận tiền đặt cọc của khách hàng là sau khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền “chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư”, mà không cần thiết quy định chủ đầu tư phải có Giấy phép xây dựng, bởi lẽ quy trình, thủ tục hành chính hiện nay về việc cấp Giấy phép xây dựng phải trải qua nhiều công đoạn, nhiều khâu, mất rất nhiều thời gian.
Do vây, sau khi “nhà đầu tư” đã “có quyền sử dụng đất”, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền “chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư” mà theo khoản 2 Điều 7 Luật Xây dựng (sửa đổi) 2020 quy định “chủ đầu tư là nhà đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận”, có nghĩa là khi “nhà đầu tư” đã có quyền sử dụng đất, đã được “chấp thuận chủ trương đầu tư” thì “nhà đầu tư” đó được công nhận là “chủ đầu tư”.
Trên thực tế, sau khi đã bỏ ra nguồn vốn rất lớn để tạo lập quỹ đất dự án thì chủ đầu tư có nhu cầu huy động vốn bổ sung và có nhu cầu thăm dò thị trường về sản phẩm của dự án thông qua việc nhận đặt cọc của khách hàng. Đồng thời, khách hàng cũng có nhu cầu đặt cọc để được hưởng các ưu đãi, khuyến mãi, chiết khấu của chủ đầu tư và “chốt” được giá bán bất động sản, nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai. Nên nhu cầu đặt cọc trước khi ký hợp đồng giao dịch chính thức là nhu cầu khách quan của xã hội và đã được quy định tại Điều 328 Bộ Luật Dân sự 2015, trong đó có mục đích đặt cọc để bảo đảm giao kết hợp đồng.
Do vậy, việc chủ đầu tư nhận đặt cọc của khách hàng tại thời điểm sau khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền “chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư” gần như không tiềm ẩn “rủi ro” cho khách hàng.
Từ các nghiên cứu trên đây, Hiệp hội kiến nghị bổ sung trở lại nội dung điểm d khoản 7 Điều 24 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (bản Dự thảo lần thứ 3) vào điểm d khoản 4 Điều 24 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (bản Dự thảo hiện nay), như sau:
“4. Chủ đầu tư dự án bất động sản có trách nhiệm:… d) Chỉ được nhận tiền đặt cọc từ khách hàng có nhu cầu mua, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai khi dự án đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư; hoặc chỉ được nhận tiền đặt cọc từ khách hàng khi nhà ở, công trình xây dựng đã có đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh và đã thực hiện giao dịch theo đúng quy định của Luật này. Số tiền nhận đặt cọc không vượt quá 5% giá trị nhà ở, công trình xây dựng được mua bán cho thuê mua; bên bán, cho thuê mua phải ghi rõ trong hợp đồng đặt cọc giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng”
TIN LIÊN QUAN
Giá vật liệu xây dựng tại Đà Nẵng tăng “phi mã”, nhiều công trình đối mặt nguy cơ tạm dừng
Thị trường xây dựng tại Đà Nẵng đang chứng kiến làn sóng tăng giá vật liệu chưa từng có, đặc biệt là mặt hàng cát đá xây dựng, gây xáo trộn nghiêm trọng cho tiến...
Hàng trăm căn hộ tái định cư bỏ trống giữa cơn khát nhà ở Hà Nội
Dự án nhà tái định cư Khu X2 với 750 căn hộ đã hoàn thiện từ 2020 nhưng phần lớn vẫn bỏ trống, trong khi nhu cầu nhà ở tái định cư...
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án Trump International Hưng Yên
Chiều ngày 21/5/2025, tại xã Tân Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự lễ khởi công dự án Khu phức hợp đô thị, du lịch...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 22/5: TPHCM cấp hơn 70.000 sổ hồng sau 6 tháng tháo gỡ vướng mắc pháp lý
Khởi công dự án Trump International trị giá 1,5 tỷ USD tại Hưng Yên; Sắp khép lại tranh chấp giữa hai "ông lớn" xây dựng Coteccons và Ricons;Thanh Hóa sắp có thêm khu công nghiệp...
Hạ Long sắp có 3 tòa tháp cao 40 tầng, tổng mức đầu tư gần 3.000 tỷ đồng
Trong bối cảnh ngành du lịch Hạ Long đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ, với lượng khách ngày một gia tăng và nhu cầu về lưu trú, nghỉ dưỡng chất lượng cao ngày càng lớn, thành phố Hạ Long chuẩn bị đón nhận thêm một tổ hợp công trình quy mô lớn gồm 3 tòa tháp cao 40 tầng, tổng vốn đầu tư gần 3.000 tỷ đồng.
Chủ đầu tư dự án Aqua City dẫn đầu danh sách nợ thuế tại Đồng Nai với hơn 263 tỷ đồng
Mới đây, Chi cục Thuế khu vực XV (tỉnh Đồng Nai) công bố danh sách các doanh nghiệp nợ thuế lớn trong tháng 5, trong đó Công ty TNHH Thành phố Aqua – chủ...
Cùng nhà ở xã hội, sao mỗi nơi một giá?
Đại biểu Dương Tấn Quân, đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu, cho rằng việc quy định công chức nhà phải cách xa chỗ làm 30km mới được mua nhà ở xã hội là không hợp...
Giá chung cư tại Hà Nội, TPHCM tăng từ 3%-5%
Trong quý 1 năm 2025, giá chung cư tại Hà Nội, TPHCM tăng từ 3%-5% so với quý 4 năm 2024. Trong đó, giá căn hộ chung cư phân khúc bình dân có giá dưới 45 triệu đồng/m2.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 21/5: Nguồn cung nhà ở thương mại tăng mạnh 140%
Hà Nội bổ sung hàng loạt dự án mới tại ba quận nội đô; Giá chung cư tại Hà Nội và TPHCM hạ nhiệt sau hai năm tăng nóng; Khánh Hòa thu hồi khu “đất...
Trà Vinh mở rộng dự án năng lượng sạch gần 8.000 tỷ đồng
UBND tỉnh Trà Vinh mới đây đã chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án “Nhà máy sản xuất Hydro xanh Trà Vinh” do Công ty Cổ phần TGS Trà Vinh Green Hydrogen...
Đề xuất thành lập Quỹ Nhà ở quốc gia: Bước đột phá trong phát triển nhà ở xã hội
Sáng 20/5, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh đã trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế,...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 20/5: Thị trường nhà ở giá rẻ vẫn khan hiếm
Gamuda Land nhắm tới loạt dự án tầm cỡ tại TP.HCM và Hải Phòng; Sun Group sắp triển khai 3 tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng tại Hòa Bình; Hải Phòng bỏ quy hoạch sân...
Long An sắp triển khai Dự án “Khu Tái định cư và nhà ở xã hội Phúc Long” hơn 100ha
Dự án “Khu Tái định cư và nhà ở xã hội Phúc Long” tại Long An do Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Phúc Long làm chủ đầu tư, có quy mô 102ha...
Nhà ở xã hội tại Hà Nội: Vượt chỉ tiêu nhưng lại lo không bán được
Hà Nội có thể vượt chỉ tiêu hoàn thành nhà ở xã hội năm 2025 với khoảng 4.700 căn hộ đến từ 6 dự án. Tuy nhiên, nỗi lo nhà ở xã hội hoàn thành...
Hà Nội chính thức khởi công xây dựng cầu Tứ Liên
Hôm nay, ngày 19/5/2025, UBND Thành phố tổ chức khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 19/5: Giá đất nền tăng "nóng", Bộ Xây dựng cảnh báo rủi ro đầu cơ
Đồng Nai mời nhà đầu tư tham gia dự án nhà ở thương mại gần sân bay Long Thành; Thái Nguyên khởi công hai cụm công nghiệp mới; TPHCM điều chỉnh quy hoạch Khu đô...
Từ những biểu tượng bất động sản toàn cầu đến cơ hội hiếm có tại The Cosmopolitan
Madison (New York), Mayfair (London) hay Monaco từ lâu đã là biểu tượng sống của giới tinh hoa toàn cầu, nơi giá trị tài sản đi liền với phong cách sống và vị thế cá...
Mở màn mùa hè bằng kỷ lục du khách 30/4 và Lễ hội biển, Sầm Sơn dẫn sóng du lịch miền Bắc
Chỉ trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, thành phố Sầm Sơn đã đón gần một triệu lượt khách – chiếm hơn một nửa tổng lượng khách đến Thanh Hóa, doanh thu ước đạt gần...
Sống bất an trong chung cư “chờ sập”
Chung cư Khánh Hội (quận 4, TPHCM) được xây dựng từ trước năm 1975, đến nay đã xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho cư dân nơi đây....
Xem nhiều




