Chủ tịch Tập đoàn Sơn Hà nói về quỹ tiền mặt 200 tỷ: "Khi chi phí logistics tăng gấp 10 lần, chúng tôi phải lựa chọn xuất khẩu thì không có lãi nhưng không xuất khẩu sẽ bị hụt dòng tiền"
"Tâm lý kinh doanh xuất khẩu không mang lại nhiều lợi nhuận dẫn tới việc doanh nghiệp chần chừ không muốn làm, khi quyết định xuất khẩu mạnh mẽ để cân bằng dòng tiền của hệ thống thì có thể chúng tôi sẽ chiếm được nhiều thị phần", ông Lê Vĩnh Sơn chia sẻ

Tại hội thảo "CEO Exchange – lãnh đạo vượt khủng hoảng" do Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội tổ chức, Chủ tịch tập đoàn Sơn Hà ông Lê Vĩnh Sơn đã chia sẻ về quá trình Sơn Hà chuyển đổi số, thích ứng để vượt bão trong 2 năm qua.
Theo Chủ tịch Sơn Hà, các doanh nghiệp FDI đã cảnh báo có nhiều đơn hàng đã được chuyển ra nước ngoài. Có 7 doanh nghiệp dệt may tại Tiền Giang đã gửi đơn lên Thủ tướng về khả năng phá sản vì mất toàn bộ đơn hàng năm 2021 và 2022 do không sản xuất được.
Đặc thù ngành dệt may để trúng thầu phải sản xuất mẫu, các đơn hàng phải chuẩn bị trước 1 năm, nếu mất đơn hàng 2022, doanh nghiệp không có việc làm trong 1 năm sẽ phá sản. Điều này sẽ ảnh hưởng đến toàn ngành vì các doanh nghiệp sẽ có trạng thái giống nhau, di chứng rất lớn.
Trong khi đó, ông Sơn cho rằng ở góc độ tích cực, các doanh nghiệp lớn chuẩn bị quay trở lại đầu tư sản xuất sẽ tạo cú hích cho các doanh nghiệp phụ trợ tiến bước. "Các doanh nghiệp lớn có kế hoạch đầu tư rất mạnh mẽ. Giống như nén lò xo, chúng ta chờ một cú bật khi dịch bệnh được khống chế, Việt Nam chống được dịch và duy trì trạng thái sống chung với Covid".
Theo Chủ tịch Sơn Hà, thị trường Việt Nam được đánh giá vẫn hấp dẫn với các doanh nghiệp FDI, khi các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á hầu hết đều bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh thì Việt Nam vẫn là điểm sáng của các NĐT.
Hiện tại có khó khăn bởi tác động của quá trình giãn cách và đứt gãy chuỗi cung ứng nhưng nếu nhìn trung và dài hạn thì Việt Nam vẫn nổi lên là quốc gia tăng trưởng tốt.

Với tình hình Sơn Hà, theo ông Sơn, thực tế không thể nói không có thiệt hại nhưng Tập đoàn có nhiều giải pháp để vượt qua giai đoạn vừa rồi.
"Cuối năm 2019 ngay khi nghe một số thông tin phía Trung Quốc có căn bệnh lạ, bản thân ban lãnh đạo Sơn Hà đã có sự chú ý và theo dõi. Tháng 4/2020, Hà Nội xuất hiện ca đầu tiên, khi đó mình chưa hiểu tác động của dịch bệnh đến đâu nhưng vẫn phải đưa ra đối sách và đặt ra các kịch bản kiểm soát rủi ro.
Đầu tiên là tiền mặt. Tôi yêu cầu mọi yếu tố phải giữ bằng được tiền mặt, anh em phải làm việc với các nhà cung cấp và đối tác thu bằng được và không chi ra nữa. Khi quỹ tiền mặt lên 200 tỷ đồng - đạt mục tiêu tiền mặt tạm chấp nhận được nếu có dịch bệnh vẫn còn tiền để nuôi người lao động và duy trì hoạt động của tập đoàn, khi đó mới cho dòng tiền thu chi cân bằng. Điều này để thấy rằng Sơn Hà đã chọn đối sách phù hợp nhất là nên làm gì. Sau khi lựa chọn ngủ đông hay không ngủ đông, chúng tôi phân rã xuống tình huống xấu nhất đến đâu để đưa ra chính sách nhất quán. Có lúc phải cắt giảm nhân sự để chuyển anh em làm on off. Sơn Hà hiện tại làm online là chính, văn phòng rất ít người, chúng tôi xây các cụm để khu vực này nếu có phong toả thì vẫn có cụm khác làm việc… ", ông Lê Vĩnh Sơn chia sẻ.
Ông Sơn cho biết, Tập đoàn Sơn Hà đang bị phong toả 2 nhà máy tại Bình Dương và Cần Thơ, nhà máy tại Nghệ An và Bắc Ninh đã từng bị phong toả, Hà Nội cũng có 1 nhà máy đã làm 3 tại chỗ một thời gian: "Tất cả những việc này chúng tôi đã trải qua, có cái phong toả do Covid có cái chủ động để điều tiết. Nhưng việc có kinh nghiệm xử lý thì đều có giải pháp và sau đó đều quay trở lại hoạt động. Cho đến nay với chính sách bình tĩnh giải quyết thì nhà máy đều giữ được nhân sự".
Theo Chủ tịch Tập đoàn Sơn Hà, thị trường trong nước của Sơn Hà do dịch bệnh đã giảm khoảng 30%, chỉ đáp ứng 70%, để bù cho tổng doanh thu không bị giảm nhiều thì có đối sách xuất khẩu. Kết quả này là nhờ trước đây Tập đoàn mạnh dạn đầu tư và có nhiều năm làm thị trường. Vì lúc thế giới bị ảnh hưởng, suy giảm kinh tế thì Sơn Hà tập trung tiêu thụ cho nội địa nhiều, khi Việt Nam bùng phát dịch thì thế giới đã phục hồi, kể cả thị trường Ấn Độ, Tây Âu, Nam Mỹ…
"Chúng tôi đang nợ đơn hàng nhiều và gặp vấn đề khác chính là chi phí logistic tăng gấp 10 lần, đặt ra bài toán xuất hay không xuất. Nếu xuất thì phía logistics hưởng hết và chúng tôi không có lợi nhuận, nếu không xuất thì hụt dòng tiền. Chúng ta không nên quá kỳ vọng vào sự phục hồi theo những dự báo được đưa ra mà phải đặt ra kịch bản xấu hơn. Do đó, chúng tôi chấp nhận tăng xuất khẩu rất mạnh mặc dù chi phí cho logistics quá lớn. Cái giá phải trả là chúng tôi không có lợi nhuận mà chỉ có dòng tiền, điều này có thể bất lợi ở thời điểm hiện tại nhưng về lâu dài có thể sẽ có những cái kết quả khác bù đắp.
Tâm lý kinh doanh xuất khẩu không mang lại nhiều lợi nhuận dẫn tới việc doanh nghiệp chần chừ không muốn làm, khi quyết định xuất khẩu mạnh mẽ để cân bằng dòng tiền của hệ thống thì có thể chúng tôi sẽ chiếm được nhiều thị phần", ông Lê Vĩnh Sơn chia sẻ về quyết định đẩy mạnh xuất khẩu.
Bên cạnh đó, Sơn Hà đẩy mạnh việc tái cấu trúc tập đoàn. Hai năm trở lại đây Sơn Hà lập dự án tái cấu trúc toàn diện, có những dự án lớn như chiến dịch triển khai hệ thống ERP, dự án khung năng lực, chiến dịch "Tôi thay đổi" bắt buộc phải thay đổi từ trên xuống dưới, điều này khiến nhiều nhân sự ra đi vì mọi người đã quen mọi việc đang tốt tại sao phải thay đổi.
"Sau cuộc chiến Covid này có thể thành Sơn Hà hoàn toàn khác", ông Lê Vĩnh Sơn nhận định. Dự án chuyển đổi số kỳ vọng sẽ mang lại thành công. "Bản thân tôi ngày xưa còn nhàn, giờ họp từ 9h sáng đến 9h đêm, khi ta quá bận để tập trung giải quyết công việc thì quên đi vấn đề ta cảm nhận về Covid. Trong lúc bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh thì chúng ta tập trung xây dựng hệ thống, để đủ sức chống chọi với mọi biến cố dịch bệnh, đề cao cảnh giác và có phương pháp phù hợp".
TIN LIÊN QUAN
-
Áp lực nợ vay 'đè nặng', Sơn Hà vẫn tiếp tục gia tăng vay nợ bằng trái phiếu
-
Ồ ạt thoái vốn khỏi BĐS trong quá khứ, Sơn Hà bất ngờ muốn lập quy hoạch KĐT gần 900ha tại Lạng Sơn
-
Công ty Quốc tế Sơn Hà (SHI): Vay nợ vượt qua vốn chủ sở hữu, rủi ro dòng tiền âm
-
Quốc tế Sơn Hà (SHI): Vay nợ vượt qua vốn chủ sở hữu, rủi ro dòng tiền âm
Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HHS) nâng tỷ lệ sở hữu tại bất động sản CRV lên 51%
Thành công trong thương vụ thâu tóm HHS Capital giúp CTCP Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HHS) chính thức nâng tỷ lệ sở hữu tại CRV lên 51,03%...
Viglacera (VGC) rót 350 tỷ đồng lập công ty con tại Hưng Yên
Tổng công ty Viglacera tiếp tục mở rộng hiện diện tại Hưng Yên với kế hoạch thành lập công ty con vốn điều lệ 350 tỷ đồng, trong đó nắm giữ 51% cổ phần.
Xuất khẩu gặp khó, Dệt may Thành Công (TCM) vẫn lãi gần 140 tỷ đồng sau 5 tháng
Dệt may Thành Công (TCM) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 5 với lợi nhuận tăng trưởng hai chữ số, trong bối cảnh ngành dệt may đang chịu sức ép...
Vietcap tạm ngừng lưu ký chứng khoán 3 ngày: Thị trường phản ứng ra sao?
Từ ngày 18 đến 20/6, CTCP Chứng khoán Vietcap (VCI) tạm dừng hoạt động lưu ký theo quyết định từ Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC).
Bứt phá 14 bậc trong top 100 công ty lớn nhất Đông Nam Á, Hoà Phát khẳng định vị thế "vua thép"
Fortune vừa công bố Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp Đông Nam Á năm 2025 (The 2025 Southeast Asia 500). Đây là năm thứ hai liên tiếp Tập đoàn Hòa Phát của Việt Nam có...
BIDV đứng đầu ngành ngân hàng Việt Nam trong Danh sách Fortune Southeast 500
Tạp chí danh tiếng Fortune (Mỹ) vừa công bố bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á năm 2025 (Fortune Southeast Asia 500), trong đó Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát...
Vingroup thăng 8 bậc, thuộc top 40 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á 2025
Tập đoàn Vingroup xếp thứ 37 trong bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á (Southest Asia 500) của tạp chí Fortune, tăng 8 bậc so với hạng 45 của danh...
Đầu tư Tài sản Koji (KPF) lên kế hoạch báo lãi, 2025 là năm bản lề để tái cơ cấu tài sản
Sau một năm kinh doanh lỗ hàng trăm tỷ đồng và loạt tin không vui với cổ phiếu, KPF vẫn lên kế hoạch tái cơ cấu mạnh mẽ...
Fortune SEA 500: Petrovietnam vươn lên ‘ngôi vương’ doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, lọt Top 11 Đông Nam Á
Mới đây, Petrovietnam tiếp tục ghi dấu ấn trên bảng xếp hạng Fortune SEA 500, dẫn đầu Việt Nam với doanh thu kỷ lục.
Bamboo Capital báo lãi khủng trước khi cổ phiếu bị hạn chế giao dịch trên sàn chứng khoán
Bamboo Capital từng có nửa đầu 2024 đáng kỳ vọng với doanh thu tăng, cơ cấu tài chính cải thiện. Tuy nhiên, đây là thời gian doanh nghiệp có nhiều biến động về cổ đông...
VinFast hợp tác với Global Assure, mở rộng mạng lưới dịch vụ khách hàng tại Ấn Độ
Gurugram, ngày 17/6/2025 – VinFast công bố ký kết hợp tác với Global Assure, một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ khách hàng uy tín hàng đầu Ấn Độ, nhằm tăng cường mạng...
Lilama chuẩn bị đấu giá toàn bộ cổ phần tại Thủy điện Hủa Na, thu về ít nhất 300 tỷ đồng
Trong lộ trình thu gọn đầu tư ngoài ngành, Lilama sẽ thoái toàn bộ 3,71% cổ phần tại Thủy điện Hủa Na. Ngoài ra, Lilama cũng lên kế hoạch thoái vốn tại loạt công ty...
Dự án Thịnh Liệt chiếm hơn 30% tổng tài sản, Licogi nỗ lực tháo gỡ khó khăn
Đặt kế hoạch kinh doanh đi lùi, Tổng công ty Licogi (mã LIC - UPCoM) kỳ vọng “đòn bẩy” từ dự án Thịnh Liệt để xoay chuyển tình thế trong năm 2025.
Dự thảo Nghị định 24 (sửa đổi): DOJI, PNJ, SJC và ngân hàng nào đủ sức sản xuất vàng miếng và nhập khẩu vàng?
Những thay đổi trong dự thảo Nghị định 24 được kỳ vọng sẽ không chỉ mở ra cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp và ngân hàng đủ năng lực, mà còn góp phần minh bạch hóa thị trường vàng.
Gói thầu Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn IV trị giá hơn 17.800 tỷ đồng chính thức có chủ
Cú bắt tay giữa hai nhà thầu tên tuổi từng ghi dấu ấn ở nhiều dự án lớn hứa hẹn sẽ tiếp tục tạo đột phá tại công trình trọng điểm phía Nam.
Bán cổ phần tại 2 dự án lớn giữa trung tâm TP.HCM, “đại gia” Singapore thu về hơn 4.800 tỷ đồng
Tập đoàn Keppel đang đẩy mạnh chiến lược tái cơ cấu danh mục tại Việt Nam với loạt thương vụ thoái vốn trị giá hàng nghìn tỷ đồng.
Con trai chủ tịch Phát Đạt bán hết cổ phiếu trước thềm đại hội cổ đông
Ông Nguyễn Tấn Danh – Phó Chủ tịch HĐQT, đồng thời là con trai Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Đạt – vừa đăng ký bán ra toàn bộ 3.397.652 (gần 3,4 triệu) cổ phiếu PDR...
Thua lỗ 12 quý liên tiếp, cổ phiếu "ông vua ngành thép" Pomina đi xuống "không phanh"
Từng là "ông vua ngành thép" một thời, Pomina tiếp tục ghi nhận lỗ ròng quý thứ 12 liên tiếp, nâng tổng lỗ lũy kế tính đến cuối quý I lên hơn 2.600 tỷ đồng.
Quản trị Doanh nghiệp: Mở khóa “ cơ hội”, thúc đẩy phát triển bền vững
G (Governance – Quản trị) trong ESG, tuy đứng cuối trong bộ ba tiêu chí nhưng lại chính là chìa khóa đảm bảo việc thực hiện các chiến lược về phát triển bền vững...
Xem nhiều




