Cơ chế nào để nhanh chóng khởi động ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi?
Ông Mark Hutchinson, Chủ tịch Nhóm công tác khu vực Đông Nam Á, Hội đồng năng lượng gió toàn cầu (GWEC) cho rằng “cơ chế phát triển nhanh" là rất cấp thiết để Việt Nam khởi động ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi.
Phát triển điện gió ngoài khơi được Việt Nam xác định là giải pháp có tính đột phát trong chuyển dịch năng lượng, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Tuy nhiên, do phát triển điện gió ngoài khơi là lĩnh vực mới nên vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến pháp lý, quy hoạch, cơ chế đầu tư, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kèm theo.
Phát biểu tại “Hội thảo thúc đẩy phát triển ngành điện gió ngoài khơi của Việt Nam: Kinh nghiệm quốc tế và các gợi ý chính sách”, sáng 16/3, ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết: Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển năng lượng gió.
Cùng với năng lực và kinh nghiệm xây dựng các công trình ngoài khơi, các công trình biển và hệ thống logistics phụ trợ của ngành dầu khí hiện nay, Việt Nam có thể phát huy tốt nội lực để phát triển ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi gắn với chuỗi giá trị công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ logistic trong những năm tới.

Tính đến cuối năm 2021, tổng công suất đăng ký đầu tư điện gió ngoài khơi tại Việt Nam khoảng 154 GW. Dự thảo Quy hoạch điện VIII đặt ra mục tiêu sẽ phát triển khoảng 16.121 MW điện gió trên bờ và gần bờ và khoảng 7.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030. Đến năm 2045, công suất đặt điện gió ngoài khơi dự kiến đạt khoảng 64.500 MW.
Tuy vậy, bài toán lớn mà ngành điện gió ngoài khơi tại Việt Nam phải đối mặt bao gồm: tính chất phức tạp về kỹ thuật và công nghệ; nguồn vốn lớn và dài hạn.
Cùng với đó là nhiều vấn đề cần phải làm rõ như: Quy hoạch, cơ chế, chính sách đầu tư xây dựng, quy định cho thuê, cấp phép, quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định vận hành, cơ chế giá điện và hợp đồng mua bán điện và các quy định về vận hành hệ thống điện, hệ thống cảng biển, phát triển chuỗi cung ứng…
“Qua theo dõi công tác triển khai Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cho thấy, việc thể chế hóa và cụ thể hóa yêu cầu xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ và đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi nêu tại nghị quyết được các cấp có thẩm quyền triển khai còn chậm, kết quả còn hạn chế”, ông Hiển nói.

Cụ thể, Quy hoạch điện VIII và quy hoạch không gian biển vẫn đang trong quá trình xây dựng và chưa được ban hành.
Việc giao vùng biển để thực hiện khảo sát, phục vụ phát triển điện gió ngoài khơi chưa được quy định cụ thể tại văn bản pháp luật. Các quy định về hình thức lựa chọn nhà đầu tư hiện nay chưa điều chỉnh được đối với các dự án nhà náy điện gió ngoài khơi.
Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực và các văn bản hướng dẫn khác chưa bao quát được dự án điện gió ngoài khơi. Lộ trình xây dựng và ban hành cơ chế chính sách giá, khung giá cũng đang gặp khó khăn và bất cập; còn thiếu các quy chuẩn, tiêu chuẩn cho điện gió ngoài khơi…
Ông Mark Huchinson, Chủ tịch Nhóm công tác khu vực Đông Nam Á, Hội đồng Năng lượng Gió Toàn cầu (GWEC) nhận định có nhiều phương án để Việt Nam đạt được mục tiêu 7 GW điện gió ngoài khơi vào năm 2032, như “cơ chế phát triển nhanh”, cơ chế đấu thầu, ưu đãi thông qua giá…
Tuy nhiên, việc xây dựng các chính sách và cơ chế liên quan cần có lộ trình dài, trong khi để phát triển dự án điện gió ngoài khơi cần nhiều thời gian hơn. Chính phủ có thể thực hiện thí điểm từ 2-3 GW điện gió ngoài khơi thông qua các nguồn tài chính hỗn hợp để giảm chi phí.
"Việc phát triển 7 GW điện gió ngoài khơi rất quan trọng đối với Việt Nam vì mục tiêu phát thải ròng. Nếu triển khai theo cơ chế đấu thầu, sẽ cần ít nhất 2 năm để tháo gỡ các rào cản pháp lý và ban hành các biện pháp chính sách.
Việc xem xét và đề xuất “cơ chế phát triển nhanh”, thực hiện dự án thí điểm là rất cấp thiết trong giai đoạn quyết sách của Chính phủ và cơ chế này cần được Chính phủ xem xét, ủng hộ", ông Mark Hutchinson đề xuất.
Theo ông Mark Hutchinson, “cơ chế phát triển nhanh” là chọn một dự án thí điểm quy mô lớn, hoặc áp dụng một nhóm các cơ chế đặc biệt dành cho một lượng công suất nhất định (4 GW) để các dự án phát triển theo quy trình rút ngắn hơn thông thường. Cơ chế này hỗ trợ cho các dự án được triển khai nhanh chóng để giải quyết các rào cần về chính sách.
Đồng thời, giúp dự án đạt được quy mô triển khai đủ lớn để giảm chi phí sản xuất diện quy dẫn. Các dự án không phải đợi trong lúc quy hoạch không gian biển, quy trình cho thuê mặt biển, quy trình đấu thầu được nghiên cứu, phát triển và thẩm định vì các quy trình đó cần có thời gian và có thể trì hoãn việc triển khai dự án.
TIN LIÊN QUAN
-
Tin doanh nghiệp nổi bật trên sàn (ngày 21/10): Fecon trúng 2 gói thầu tại dự án nhiệt điện và điện gió ngoài khơi
-
Điện gió ngoài khơi: Cần bài toán quy hoạch tổng thể
-
Các doanh nghiệp liên quan đến "Bầu" Thụy làm ăn ra sao?
-
'Soi' nguồn tiền để trả công nợ của Xây dựng Hòa Bình
-
Ngân hàng VIB dự kiến tăng vốn điều lệ trên 25.300 tỷ đồng
-
Bảo đảm tính công bằng khi định giá đất theo giá thị trường
-
Một doanh nghiệp vừa huy động lô trái phiếu trị giá 2.300 tỷ đồng với lãi suất chỉ 6%
"Hé lộ" lý do ông Louis Nguyễn xin từ nhiệm thành viên HĐQT Đạm Phú Mỹ
Lý do từ nhiệm được ông Louis Nguyễn cho biết là công việc điều hành tại Quỹ đầu tư Saigon Asset Management (SAM) khá bận rộn nên ông không thể đảm nhận...
Becamex chuyển nhượng một phần dự án Khu dân cư (KDC) Mỹ Phước 3 cho người quen
Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP (Becamex IDC, mã chứng khoán: BCM) cho biết, sẽ chuyển nhượng một phần dự án Khu dân cư (KDC) Mỹ Phước 3 (tỉnh Bình Dương) với tổng giá trị chuyển nhượng hơn 222 tỷ đồng.
Thế giới di động bỏ ngỏ kế hoạch chia cổ tức, không chia cổ phiếu ESOP năm 2022
Năm 2023, Thế giới Di động (MWG) vẫn đặt mục tiêu lợi nhuận tăng nhẹ so với năm 2022. Đặc biệt, công ty không đề cập đến kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2023.
Thêm 20 điểm kinh doanh của F88 tại An Giang bị kiểm tra
Công an tỉnh An Giang cho biết, sáng ngày 20/3 các Tổ công tác thuộc các phòng nghiệp vụ công an tỉnh hỗ trợ công an các địa phương đồng loạt kiểm tra...
Đề xuất áp dụng thuế suất thấp hơn đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
Theo đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), Bộ Tài chính đề xuất nghiên cứu bổ sung quy định về mức thuế suất đối với doanh nghiệp...
Thủ tướng: Tránh "tăng trưởng trước, dọn dẹp sau" và không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá
Khẳng định Chính phủ Việt Nam tiếp tục cam kết mạnh mẽ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển, Thủ tướng cũng đặc biệt...
Đề nghị tiếp tục cho phép các khu công nghiệp tạo điều kiện tiếp cận năng lượng tái tạo
Đề xuất tại “Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thường niên năm 2023”, Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (Amcham)..
Tasco đặt mục tiêu doanh thu gấp 21 lần trong năm 2023
Công ty Cổ phần Tasco (Mã: HUT) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2023 dự kiến tổ chức ngày 25 3 tại Hà Nội. So với thực hiện năm 2022, kế hoạch này của Tasco có phần khá táo bạo khi doanh thu gấp gần 21 lần và lợi nhuận gấp hơn 4 lần.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng cao tại nhiều địa phương
Sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng cao tại nhiều địa phương như Nghệ An, Quảng Nam, Bình Định, Bà Rịa - Vũng Tàu...
Quan tâm cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp
Phát biểu chỉ đạo tại “Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thường niên năm 2023”, sáng 19/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định...
Bamboo Airways được Him Lam cho vay 8.000 tỷ đồng
Nhà đầu tư mới, ngoài việc thanh toán giá mua cổ phần, cũng đồng ý kế thừa thực hiện các nghĩa vụ thanh toán đối với các khoản vay được bảo đảm bằng cổ phần Bamboo Airways tại ngân hàng. Cũng trong giai đoạn khó khăn này, Him Lam đã cho Bamboo Airways cho vay 8.000 tỷ đồng.
Chính phủ sẽ tích cực, khẩn trương xử lý các đề xuất, kiến nghị phù hợp của các tập đoàn, tổng công ty
Nhấn mạnh yêu cầu các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước phát huy tinh thần yêu nước, chủ động, tích cực, tự lực, tự cường, dám nghĩ,...
Kiến nghị bổ sung chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Chiều 17/3, Thường trực HĐND tỉnh Đồng Tháp tổ chức phiên giải trình về kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo...
Tin doanh nghiệp nổi bật trong tuần: Tỉ phú Phạm Nhật Vượng góp vốn công ty cho thuê xe điện
Tin doanh nghiệp nổi bật trong tuần: Tỉ phú Phạm Nhật Vượng góp vốn công ty cho thuê xe điện; NBB và CEE ký kết hợp đồng hợp tác trị giá 750 tỷ đồng;...
Gần 500 mã trái phiếu do TCBS tư vấn phát hành được thanh toán gốc và lãi hơn 113.000 tỉ đồng
Lũy kế từ đầu 2022 đến tháng 3/2023, khoảng 113.000 tỉ đồng trái tức và gốc đến hạn, ứng với gần 500 mã trái phiếu do TCBS tư vấn phát hành...
Sau Nghị định 08, Fecon vẫn cấp tập mua lại trái phiếu trước hạn
Mới đây, Công ty cổ phần Fecon chi gần 27 tỷ đồng để mua lại trước hạn một phần của hai lô trái phiếu với lãi suất 10-11%/năm. Trước đó, Fecon cũng nhiều...
Tập đoàn Novaland có Tổng giám đốc mới theo lộ trình tái cấu trúc
Trước khi được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Tập đoàn Novaland thay cho ông Nguyễn Ngọc Huyên, ông Dennis Ng Teck Yow là Tổng Giám đốc của Gamuda Land Việt Nam.
Nhiều doanh nghiệp ngoại muốn được gia hạn kinh doanh tại Việt Nam
Kiến nghị tại “Phiên kỹ thuật Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2023 (VBF 2023)”, sáng 17/3, ông Trần Anh Đức - Nhóm đầu tư và thương mại cho rằng, nhiều doanh nghiệp nước...
Kì vọng vào tăng trưởng xuất khẩu trong nửa cuối năm 2023
Theo Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong nửa cuối năm 2023 có thể cao hơn do mức...