Cổ phiếu ngành gỗ đồng loạt giảm kịch sàn sau tin ông Trump công bố thuế đối ứng 46% với Việt Nam
Cổ phiếu ngành gỗ Việt Nam rơi tự do sau tuyên bố thuế sốc từ ông Trump. Các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ có thể đang bước vào giai đoạn thử lửa khốc liệt nhất trong nhiều năm qua.
Cổ phiếu ngành gỗ đồng loạt giảm kịch sàn
Ngày 2/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế nhập khẩu với hàng chục nền kinh tế, trong đó Việt Nam chịu mức 46%. Nhà Trắng liệt kê mức thuế các nước "đang áp cho Mỹ" nhưng không đưa ra giải thích cách tính toán các con số đó. Ví dụ, theo họ, Việt Nam, Trung Quốc, Liên minh châu Âu đang áp Mỹ mức thuế lần lượt 90%, 67%, 39%.
Ông Trump cũng cho biết sẽ áp dụng thuế nhập khẩu 10% với toàn bộ hàng nhập khẩu vào Mỹ, từ ngày 5/4. Tức là tất cả quốc gia và vùng lãnh thổ đều phải chịu mức thuế nhập khẩu chung 10% này. Sau đó, kể từ ngày 9/4, các đối tác thương mại lớn nhất của nước này sẽ chịu thuế đối ứng ở mức cao hơn, theo bảng ông Trump đã công bố.

Ngay lập tức phản ứng trước thông tin này, cổ phiếu ngành gỗ đồng loạt giảm sâu trong phiên sáng 3/4. Anh cả Phú Tài (PTB) giảm mạnh về sát sàn (-6,85%). Bộ đôi Trường Thành (TTF), Đức Thành (GDT) cũng lần lượt lao dốc kịch sàn (-6,77%) và (-6,94%).

Theo Báo cáo của VIS Rating, khi bị áp thuế, những ngành công nghiệp chính sẽ bị ảnh hưởng và dễ bị tổn thương nhất là đồ điện tử, thiết bị máy móc, dệt may, giày dép và đồ gỗ.
Các ngành này chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ, và nhiều doanh nghiệp có tỷ lệ doanh thu xuất khẩu phụ thuộc cao vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, các nhà phân tích kỳ vọng tác động sẽ phân hóa giữa các ngành và từng công ty.
Trong bối cảnh chính sách thuế mới từ Mỹ có thể gây xáo trộn lớn đến ngành gỗ, những doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu cao như Phú Tài (PTB), Trường Thành (TTF) và Gỗ Đức Thành (GDT) là những cái tên có thể sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp và rõ nét nhất.
Phú Tài (PTB), Trường Thành (TTF), Đức Thành (GDT) đang kinh doanh mảng gỗ ra sao?
Với CTCP Phú Tài (PTB), mảng gỗ chiếm tỷ trọng lớn và đóng vai trò then chốt trong cơ cấu doanh thu.
Về tình hình kinh doanh của công ty, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2024, Phú Tài ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.936 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Bất chấp xu hướng tăng của giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp của công ty vẫn đạt 310 tỷ đồng, cao hơn so với cùng kỳ năm trước hơn 9%. Sau khi trừ các chi phí, Phú Tài báo lãi hơn 93 tỷ đồng, tăng gấp hơn 5 lần so với quý IV/2023.
Kết thúc năm 2024, doanh thu hợp nhất PTB đạt 6.466 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 379,3 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 15% về doanh thu và 46,2% về lợi nhuận so với kết quả năm 2023.
Tính đến hết ngày 31/12/2024, PTB có tổng tài sản hơn 5.488 tỷ đồng, tăng nhẹ so với hồi đầu năm. Vốn chủ sở hữu đạt hơn 3.033 tỷ đồng, tăng hơn 9,2% so với đầu năm.

Trong năm tài chính 2024, mảng kinh doanh gỗ tiếp tục giữ vai trò then chốt trong cơ cấu hoạt động của Công ty Cổ phần Phú Tài (PTB). Theo báo cáo tài chính hợp nhất 2024, doanh thu thuần từ bán hàng ra bên ngoài của mảng gỗ đạt 3.628,87 tỷ đồng – cao nhất trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh, chiếm khoảng 56% tổng doanh thu toàn công ty (6.466 tỷ đồng).
Đáng chú ý, hoạt động xuất khẩu đóng vai trò gần như tuyệt đối trong mảng này, đạt tới 3.390,12 tỷ đồng, tương đương 93% doanh thu gỗ. Trong khi đó, doanh thu nội địa chỉ chiếm một phần nhỏ với 238,75 tỷ đồng. Điều này cho thấy PTB đang định vị ngành gỗ như một lĩnh vực chuyên xuất khẩu.

Về lợi nhuận từ hoạt động kinh doạnh, ngành gỗ đóng góp 878 tỷ đồng. Chiếm khoảng 72% tổng lợi nhuận hoạt động kinh doanh của công ty (1.224 tỷ đồng).
Từ các dữ liệu trên có thể thấy rõ ngành gỗ tiếp tục là đầu tàu tăng trưởng của Phú Tài trong năm 2024. Tuy nhiên, với đặc thù phụ thuộc lớn vào thị trường xuất khẩu, mảng này đang đối diện với không ít rủi ro từ môi trường thương mại quốc tế, đặc biệt là các chính sách thuế và hàng rào kỹ thuật tại thị trường Mỹ.
Về CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (TTF), theo báo cáo tài chính riêng quý IV/2024, doanh thu thuần quý IV đạt 223,7 tỷ đồng, giảm 128,9 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023. Đồng thời, doanh nghiệp ghi nhận lỗ sau thuế phát sinh quý IV/2024 là 28,2 tỷ đồng, tuy đã cải thiện so với mức lỗ 68,5 tỷ đồng của quý IV năm trước, nhưng vẫn cho thấy hoạt động kinh doanh chưa thực sự phục hồi.

Nguyên nhân được TTF giải trình do: Doanh thu xuất khẩu giảm do số lượng đơn hàng của Công ty giảm trong quý IV/2024 chủ yếu là do thị trường của các khách hàng lớn gặp nhiều khó khăn. Nhu cầu tiêu dùng đồ gỗ nội thất tại các thị trường Mỹ và Châu Âu giảm do người tiêu dùng tại các quốc gia này lo ngại các vấn đề suy thoái kinh tế và lãi suất tăng cao.
Ngoài ra, chi phí logistic tiếp tục duy trì ở mức cao do gián đoạn vận tải toàn cầu. Các khách hàng tiếp tục duy trì trạng thái thận trọng và chờ đợi các chính sách kinh tế sau cuộc bầu cử tại Mỹ.
Bên cạnh đó, doanh thu từ dự án trong nước tiếp tục giãn tiến độ và chỉ triển khai các công đoạn hoàn thiện do ảnh hưởng của chính sách tín dụng và lãi suất tăng.
Ngoài ra, giá một số nguyên vật liệu tăng và sản lượng giảm trong quý IV/2024 ảnh hưởng tiêu cực đến biên lợi nhuận của công ty.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2024. Doanh thu thuần năm 2024 của TTF đạt 1.223 tỷ đồng, giảm gần 22% so với mức 1.560 của năm 2023.

Mặc dù hoạt động sản xuất – kinh doanh chính gặp nhiều trở ngại, thu nhập tài chính là điểm sáng đáng chú ý trong bức tranh tài chính của TTF năm nay. Doanh thu tài chính tăng mạnh từ 24,9 tỷ đồng (năm 2023) lên 84,22 tỷ đồng trong năm 2024.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm nhẹ so với năm 2023, lần lượt ở mức 118,87 tỷ đồng và 55,82 tỷ đồng, cho thấy công ty đã có những nỗ lực kiểm soát chi phí vận hành.
Trong báo cáo tài chính riêng quý IV/2024, TTF cho biết đang tập trung mở rộng và tìm kiếm các khách hàng mới tại thị trường Châu Âu, Mỹ, đặc biệt thị trường Châu Á, Dubai, Australia và Đông Á nhằm tăng nhanh sản lượng và lấp đầy công suất tại các nhà máy.
Tuy nhiên, với việc chính sách áp thuế mới từ phía Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố vừa công bố, câu hỏi đặt ra là liệu TTF có thể tiếp tục duy trì và hoàn thành các mục tiêu mở rộng thị trường và tăng trưởng doanh thu như kỳ vọng, hay lại phải đối mặt với một vòng lặp bài toán khó tại thị trường xuất khẩu chủ lực – nơi doanh nghiệp vốn đã phụ thuộc cao và nhiều lần chật vật trước các biến động về chính sách thương mại, chi phí logistics và nhu cầu tiêu dùng.
Về phía Công ty cổ phần Chế biến Gỗ Đức Thành (GDT). Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2024, Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2024 của GDT đạt hơn 335 tỷ đồng, tăng gần 8% so với mức 311 tỷ đồng của năm 2023. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 70 tỷ đồng.

Doanh thu tài chính cả năm giảm 12% xuống còn 9,1 tỷ đồng, trong khi chi phí tài chính gần như không thay đổi, chỉ giảm nhẹ 1% xuống 10,2 tỷ đồng. Đáng chú ý, chi phí lãi vay tăng lên 6 tỷ đồng.
Chi phí bán hàng giảm 1% xuống 17,1 tỷ đồng, trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên 37 tỷ đồng. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 70,6 tỷ đồng.
Kết thúc năm 2024, Gỗ Đức Thành ghi nhận lợi nhuận sau thuế TNDN đạt 55,8 tỷ đồng. Tổng tài sản của Gỗ Đức Thành đến cuối năm 2024 đạt 524 tỷ đồng.
Tuy hiện tại GDT chưa cập nhật báo cáo thường niên năm 2024, nhưng nhìn vào báo cáo thường niên các năm trước, có thể thấy Gỗ Đức Thành vẫn duy trì định hướng tập trung chủ yếu vào các thị trường quốc tế, chiếm đến 89% tổng doanh thu trong năm 2023. Trong đó, châu Á là thị trường xuất khẩu lớn nhất, chiếm 76%, tiếp theo là châu Mỹ, châu Âu và châu Úc.
Trong bối cảnh chính sách áp thuế mới từ phía Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa được công bố, tình hình xuất khẩu gỗ của GDT có thể sẽ đối mặt với nhiều biến động.
Thách thức của ngành gỗ
Theo cổng thông tin điện tử Cục Hải Quan, tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 3 năm 2025 đạt 17,98 tỷ USD, tăng 6,3% (tương ứng tăng 1,07 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 2 tháng 02/2025.
Trị giá xuất khẩu kỳ 1 tháng 3/2025 tăng so với kỳ 2 tháng 02/2025 ở các nhóm hàng sau: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 27,7% (tương ứng tăng 878 triệu USD); điện thoại các loại và linh kiện giảm 137 triệu USD, tương ứng tăng 6,3%; gỗ và sản phẩm từ gỗ tăng 77 triệu USD, tăng 12,4%...
Như vậy, tính đến hết 15/3/2025, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 82,29 tỷ USD, tăng 6,3% tương ứng tăng 1,07 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2024.
Ngành gỗ Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, chủ yếu từ châu Phi và Nam Mỹ. Khi chi phí sản xuất gia tăng do thuế quan, các doanh nghiệp sẽ phải tìm cách cân đối giá thành và lợi nhuận, thậm chí đứng trước nguy cơ đánh mất thị phần tại thị trường Mỹ.
Một thách thức khác là Việt Nam chưa được Mỹ công nhận là nền kinh tế thị trường, khiến doanh nghiệp rơi vào thế bất lợi trong các cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp từ Hoa Kỳ. Bởi, chi phí sản xuất thực tế của doanh nghiệp Việt Nam không được dùng để tính toán biên độ phá giá mà phải sử dụng "giá trị thay thế" của một nước thứ ba.
Với chính sách thuế mới của Mỹ, Việt Nam chịu mức thuế đối ứng lên tới 46%, đồng thời từ ngày 5/4 Ông Trump cũng cho biết sẽ áp dụng thuế nhập khẩu 10% với toàn bộ hàng nhập khẩu vào Mỹ. Sau thông tin này được công bố, cổ phiếu ngành gỗ Việt Nam đã đồng loạt giảm kịch sàn trong ngày 3/4. Điều này cũng đặt ra một bài toán hóc búa cho toàn ngành: Làm thế nào để tồn tại và thích ứng trong một môi trường thương mại toàn cầu ngày càng nhiều rào cản?
Lãi ròng quý 1 vọt 72%: GELEX rót 100 tỷ thành lập công ty đầu tư mới
Tiếp tục đẩy mạnh chiến lược tăng trưởng bài bản, GELEX chính thức thành lập Công ty mới, đóng vai trò sẽ hoạt động chính trong ngành hỗ trợ dịch vụ tài chính...
Vinaship (VNA) xin ý kiến bán tàu 27 tuổi: Cổ đông sắp nhận cổ tức tiền mặt trong tháng 10
Không chỉ chủ động cơ cấu đội tàu để tinh gọn vận hành, Vinaship vẫn đảm bảo chia cổ tức năm 2024 với tỷ lệ 6%. Trong bối cảnh lãi ròng quý I/2025 khiêm tốn...
Tập đoàn T&T Group đề xuất loạt dự án chiến lược tại TP.HCM
Chiều 4/7, Tập đoàn T&T Group và doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã có buổi làm việc với UBND TP.HCM nhằm đề xuất loạt giải pháp hợp tác đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
PV GAS: Vượt kế hoạch 6 tháng đầu năm 2025, tăng tốc cho giai đoạn cuối năm
Trong 6 tháng đầu năm 2025, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) – đơn vị thành viên chủ lực của Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam...
PVChem công bố và trao quyết định bổ nhiệm hai Phó Tổng Giám đốc
Sáng ngày 3/7/2025, Tổng công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí (PVChem) đã tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty đối với ông Vũ Chí Công và ông Nguyễn Kim Mạnh Hoàng.
"Ông lớn" xây dựng Coteccons chuẩn bị huy động 1.400 tỷ đồng từ trái phiếu
Sau khi “sạch nợ” trái phiếu, Coteccons trở lại đường đua huy động vốn với kế hoạch phát hành tối đa 1.400 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng.
6 tháng đầu năm 2025: BSR đạt doanh thu hơn 69.000 tỷ đồng, lợi nhuận vượt 93% kế hoạch
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã ghi nhận kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) khởi sắc trong 6 tháng đầu năm 2025.
Nghị định về đăng ký doanh nghiệp
Chính phủ ban hành Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
Vì sao Novaland (NVL) chưa thể thanh toán hơn 861 tỷ đồng nợ gốc và lãi trái phiếu?
Novaland (NVL) cho biết chưa thể thanh toán khoản nợ gốc và lãi nói trên là do doanh nghiệp chưa thu xếp được nguồn tiền....
Doanh nghiệp xuất khẩu đối thoại, tháo gỡ vướng mắc tín dụng từ ngân hàng nhà nước
Theo báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 2: “Trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh...
‘Đại gia’ địa ốc Đạt Phương trở lại đường đua, cổ phiếu DPG lập đỉnh khi loạt dự án trọng điểm...
Cổ phiếu DPG đang hút dòng tiền nhờ kỳ vọng lớn vào các dự án bất động sản trọng điểm. Đồng thời, kết quả kinh doanh quý I/2025 của Đạt Phương cũng ghi nhận...
Nhóm doanh nghiệp dầu khí khẳng định vị thế trong Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2025
Forbes Việt Nam vừa công bố "Danh sách 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2025". Đây là lần thứ 13 Forbes Việt Nam công bố danh sách này....
Hodeco (HDC) công bố triển khai loạt cụm công nghiệp trong năm 2025
Song song triển khai hàng loạt cụm khu công nghiệp tại Châu Đức, Tân Hội 3, Tân Hội 4, Hodeco (HDC) cũng thông báo thành lập pháp nhân mới...
Sau quý 1 báo lãi đậm, Kinh Bắc (KBC) tiếp tục mở rộng "thị phần" khu công nghiệp tại Hải Dương
Trong vòng 6 tháng đầu năm Kinh Bắc (KBC) đã ghi nhận sự ra đời của hàng loạt các Dự án KCN mới, kéo theo đó là một quý đầu năm với doanh thu...
Dabaco “chốt đơn” dự án Cụm công nghiệp 628 tỷ đồng tại Bắc Ninh, dự kiến hoàn thành vào cuối quý IV năm 2027
Việc chấp thuận dự án đầu tư này tiếp tục khẳng định vị thế và năng lực vượt trội của Dabaco - một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam.
MCH dự chi hơn 2.500 tỷ đồng tiền mặt chia cổ tức tỷ lệ 25%: Masan Holdings “hốt” hơn 1.700 tỷ đồng
Trong năm 2025, Masan Consumer (MCH) hướng đến mục tiêu tăng trưởng doanh thu từ 10% đến 15%...
Taseco Land gom thêm “đất vàng” Bắc Ninh, tiếp tục trúng thầu đại đô thị gần 4.000 tỷ
Taseco Land vừa góp mặt trong liên danh trúng thầu dự án khu đô thị mới, thương mại dịch vụ tại Bắc Ninh với tổng mức đầu tư gần 4.000 tỷ đồng...
Vietravel Airlines hiện thực hóa chiến lược mở rộng với tàu bay Airbus A321 đầu tiên
Ngày 28/6, tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Vietravel Airlines chính thức đón nhận chiếc Airbus A321 đầu tiên thuộc sở hữu của hãng...
Vietravel Airlines đón máy bay Airbus A321 đầu tiên thuộc quyền sở hữu của hãng
Ngày 28/6, tại Sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội), Vietravel Airlines chính thức đón máy bay Airbus A321 đầu tiên thuộc quyền sở hữu của hãng – đánh dấu một bước tiến chiến...
Xem nhiều




