Đặt cọc trong kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai: Đảm bảo quyền lợi cho người mua
Một nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm, tập trung cho ý kiến tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách, nhiệm kỳ khoá XV thảo luật, cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau đối với dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) là vấn đề đặt cọc trong kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai (khoản 6 Điều 23 dự thảo Luật). Về cơ bản, các ĐBQH đồng tình với quy định đặt cọc, song vẫn đang phân vân về thời điểm đặt cọc và mức đặt cọc.
![]() |
Đại diện cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Khanh cho biết liên quan đến đặt cọc trong kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai, hiện có 02 phương án.
Phương án 1, quy định “Chủ đầu tư dự án bất động sản chỉ được thu tiền đặt cọc theo thỏa thuận với khách hàng khi dự án có thiết kế cơ sở được cơ quan nhà nước thẩm định và chủ đầu tư có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất. Thỏa thuận đặt cọc phải ghi rõ giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng và số tiền đặt cọc không vượt quá 10% giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng”.
Phương án 2, quy định “Chủ đầu tư dự án bất động sản chỉ được thu tiền đặt cọc từ khách hàng khi nhà ở, công trình xây dựng đã có đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh và đã thực hiện giao dịch theo đúng quy định của Luật này”.
Trước 2 phương án trên, Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh cho biết: Thường trực Ủy ban Kinh tế tán thành với Phương án 1. Về thời điểm cho phép thu tiền đặt cọc, khi thiết kế cơ sở được thẩm định bởi cơ quan chuyên môn về xây dựng, dự án đã kết thúc giai đoạn chuẩn bị dự án để chuyển sang giai đoạn thực hiện dự án, do đó tính pháp lý của dự án là đủ rõ với người mua, thuê mua nên có thể cho phép nhận đặt cọc.
Việc bắt buộc chủ đầu tư dự án có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất nhằm bảo đảm chủ đầu tư đã được Nhà nước trao quyền sử dụng đất để triển khai dự án.
Nếu cho phép thu tiền đặt cọc khi “nhà ở, công trình xây dựng đã có đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh và đã thực hiện giao dịch theo đúng quy định của Luật này” sẽ không còn ý nghĩa của đặt cọc mà bản chất trở thành thanh toán hợp đồng theo tiến độ đã được quy định tại Điều 25 dự thảo Luật.
Ngoài ra, qua quá trình nhận đặt cọc, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản sẽ có cơ hội để đánh giá cụ thể hơn về nhu cầu của các khách hàng tiềm năng, chủ động hơn về phương án kinh doanh, từ đó hoàn thiện thiết kế xây dựng sau thiết kế cơ sở.
Băn khoăn mức đặt cọc
Cho ý kiến về nội dung này, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương bày tỏ nhất trí với sự cần thiết về việc đặt cọc trong kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai.
Đại biểu cho rằng nếu không có quy định về đặt cọc, đặc biệt là số tiền đặt cọc tối đa và về thời điểm đặt cọc thì sẽ phát sinh nhiều rắc rối.
Đại biểu cho biết: Thực tế việc đặt cọc mua nhà ở công trình xây dựng hình thành trong tương lai hiện đang rất lộn xộn, dẫn đến việc chủ đầu tư dự án chiếm dụng vốn của người mua. Có những dự án huy động tiền cọc 30% - 50% tổng giá trị của công trình…
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nhận định: Nhà ở là tài sản lớn đối với người dân, nếu không quy định rõ ràng về tiền đặt cọc thì người mua sẽ mất một khoản tiền lớn.
Về thời điểm đặt cọc, đại biểu nhất trí với phương án 1. Thỏa thuận đặt cọc phải ghi rõ giá bán, cho thuê, mua nhà ở, công trình xây dựng và số tiền đặt cọc không vượt quá 10% giá bán cho thuê, mua nhà ở, công trình xây dựng.
Thời điểm cho phép thu tiền đặt cọc là khi dự án với thiết kết cơ sở được cơ quan nhà nước thẩm định, chủ đầu tư có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng: Với những ràng buộc pháp lý như vậy, vừa đảm bảo chắc chắn dự án sẽ được triển khai, không có trở ngại về pháp lý, tránh việc thu tiền cọc quá sớm khi dự án chưa đảm bảo các yêu cầu thủ tục, chưa được thẩm định, dẫn đến việc chủ đầu tư huy động vốn trái phép, lừa lấy tiền cọc của người mua hoặc mất cả năm thanh toán trả lại tiền cọc cho người mua….
Đại biểu cũng phân tích: Nếu quy định thời điểm đặt cọc như phương án 2 thì người mua không bị tác động nhiều nhưng về phía chủ đầu tư, phía người bán sẽ gặp trở ngại, khó khăn trong tính toán kinh doanh. Do vậy, theo đại biểu, thời điểm đặt cọc như phương án 1 là hợp lý.
Đại biểu Phạm Văn Hòa - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp thì cho rằng cần quy định rõ khoản tiền đặt cọc trong giao dịch bất động sản. Theo đại biểu, dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) lần này cần bổ sung thêm quy định cụ thể về khoản tiền bảo lãnh (đặt cọc) đối với nhà ở hình thành trong tương lai để xử lý những trường hợp hủy hợp đồng khi mà bên mua và bên bán không thể tự thỏa thuận được với nhau.
Bày tỏ đồng tình với vấn đề đặt cọc trong kinh doanh nhà ở công trình xây dựng hình thành trong tương lai, song Đại biểu Nguyễn Minh Tâm - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình vẫn băn khoăn về quy định mức đặt cọc.
Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc quy định mức tối thiểu đặt cọc từ 5% -10%. Nếu số tiền đặt cọc quá thấp thì khách hành sẽ dễ dàng bỏ cọc…
Bảo đảm quyền lợi người mua
Tiếp thu các ý kiến đóng góp của ĐBQH, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết: Các cơ quan, bao gồm cơ quan chủ trì soạn thảo Luật, cơ quan thẩm tra đều cơ bản nhất trí với sự cần thiết quy định về đặt cọc.
Vấn đề thời điểm đặt cọc, như đã đề cập, Ủy ban Kinh tế chọn phương án 1. Về số tiền đặt cọc, quan điểm của các cơ quan là thống nhất mức tiền đặt cọc không được quá cao để không biến đặt cọc thành huy động vốn, nhưng cũng không được quá thấp.
“Các cơ quan sẽ phối hợp với nhau để tiếp tục nghiên cứu đề xuất quy định mức đặt cọc hợp lý”, Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh cho biết.
Trước đó, tại phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lấy ý kiến cho dự thảo luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi), ngày 24/8, thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo dự án luật, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết: Vấn đề đặt cọc trong kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai đang trình hai dự án.
Trong đó, phương án 1, dự kiến cho phép thời điểm đặt cọc sớm hơn, khi dự án có thiết kế cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm định và chủ đầu tư có các giấy tờ về quyền sử dụng đất. Mức đặt cọc không quá 10% giá bán ở thời điểm đặt cọc.
Thứ trưởng Sinh nhận định: Phương án 1 có điều kiện tháo gỡ cho chủ đầu tư về mặt nguồn lực. Tuy nhiên, từ thực tế tổng kết Luật Kinh doanh bất động sản cho thấy nhiều trường hợp chủ đầu tư khi nhận đặt cọc xong, không thực hiện nghiêm túc các giới hạn, dẫn đến nhiều dự án chậm tiến độ. Vì chậm nên xảy ra nhiều tranh chấp, ảnh hưởng quyền lợi đối với người mua nhà.
Do vậy đối với nội dung này, tại tờ trình, Chính phủ đề xuất chọn phương án 2. Đây là phương án kế thừa quy định tại Luật Nhà ở hiện hành. Theo đó, việc đặt cọc giao dịch bất động sản được thực hiện tại thời điểm dự án đủ điều kiện kinh doanh. Dự án đã xây xong móng, đã nghiệm thu móng…
Với nhận định việc Chính phủ đề xuất, giữ phương án đặt cọc tại thời điểm đủ điều kiện kinh doanh sẽ nhằm bảo đảm bảo vệ người mua nhà, bảo vệ người dân, bảo đảm trách nhiệm của chủ đầu tư trong thời gian thực hiện dự án nghiêm túc hơn, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh đề xuất: “Rất mong Quốc hội cho ý kiến để đảm bảo quyền lợi cho người mua”.
TIN LIÊN QUAN
-
Nhận diện cơ hội đầu tư bất động sản Hà Nội nửa cuối năm 2023
-
Từng đầu tư bất động sản không suôn sẻ, bức tranh tài chính của Dabaco ra sao sau khi đạt mức lãi ròng bứt phá?
-
Sen Vàng Holdings của “trùm hoa hậu” Phạm Kim Dung: Vốn đăng ký 20 tỷ, chỉ góp 2,1 tỷ, nợ cao gấp 28 lần vốn
-
Tập đoàn Kim Oanh: Thua lỗ, âm vốn và nợ thuế
-
Đặt cọc bất động sản tối đa không quá 10% giá bán, cho thuê mua
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 5/7: Hải Phòng “trải thảm đỏ” kêu gọi đầu tư loạt dự án nghìn tỷ
Ninh Bình phê duyệt dự án khu nhà ở công vụ gần 211 tỷ đồng; Hải Phòng “trải thảm đỏ” kêu gọi đầu tư loạt dự án nghìn tỷ… là những tin tức xây dựng - bất động sản đáng chú ý.
Siêu dự án nghỉ dưỡng 20.000 tỷ đồng của FLC tại Quảng Bình được khởi động trở lại
Đại dự án nghỉ dưỡng ven biển FLC Quảng Bình có quy mô gần 2.000ha, tổng vốn đầu tư khoảng 20.000 tỷ đồng vừa có động thái mới sau thời gian dài gián đoạn.
Cơ hội nào cho thị trường bất động sản trong bối cảnh mới?
Khi "điểm nghẽn của điểm nghẽn" được gỡ rối cùng quyết sách sáp nhập thành 34 tỉnh/thành, thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ có sự thay đổi lớn...
Từ 1/7, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đất đai không quá 3 ngày làm việc
Từ 1/7, thời gian đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu không quá 17 ngày, thời gian cấp giấy chứng nhận không quá 3 ngày làm việc,...
Kiến trúc Blanca City: Vang vọng thanh âm của biển và lịch sử “Cap Saint Jacques” rực rỡ
Blanca City là một chương sống động trong hành trình tái định nghĩa đô thị nghỉ dưỡng ven biển Việt Nam – nơi nghệ thuật kiến trúc vượt ra khỏi những khối hình,...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 3/7: Duyệt chủ trương đầu tư 2 khu đô thị 54.600 tỷ đồng
Duyệt chủ trương đầu tư 2 khu đô thị 54.600 tỷ đồng ở khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi); Sun Group đề xuất làm đường ven sông và tuyến metro...
Siết cho thuê ngắn ngày trong chung cư: “Cửa mở” cho người mua ở thực
Việc siết lại hoạt động cho thuê lưu trú ngắn hạn tại các chung cư không chỉ hướng tới mục tiêu lập lại trật tự quản lý, mà còn mở ra một "khoảng trống đầu...
Người dưới 35 tuổi được vay mua nhà ở xã hội với lãi suất 5,9%
Từ nay đến hết năm 2025, người dưới 35 tuổi vay mua nhà ở xã hội sẽ được áp dụng mức lãi suất 5,9%/năm.
Từ ngày 1/7 chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, phường trực tiếp ký cấp sổ đỏ
Từ ngày 1/7/2025, thẩm quyền giải quyết thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu cho cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam sẽ được thực hiện tại cấp xã.
Khám phá tiện ích độc đáo của nhà phố Kim Ngân 2 - đô thị Sun Group Nam Hà Nội
Sở hữu vị trí đắt giá kề cận công viên lễ hội, quảng trường trống Đọi Tam trong đại đô thị Sun Urban City, phân khu Kim Ngân 2 hội tụ hệ tiện ích...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 2/7: Hơn 100 dự án ở TPHCM đủ điều kiện miễn giấy phép xây dựng
Khu kinh tế Vân Phong (Khánh Hòa) có thêm 2 dự án hơn 65.308 tỷ đồng; Gần 3,3 nghìn tỷ đồng đầu tư dự án phát triển đô thị thích ứng biến đổi...
TP. Hồ Chí Minh sau sáp nhập: Từ trung tâm vùng đến siêu đô thị quốc tế
Từ hôm nay (1/7), TP Hồ Chí Minh chính thức sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, khoác lên mình danh xưng "siêu đô thị" của Việt Nam.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 1/7: "Tổ đại bàng" hơn 20.000 ha độc đáo ở Hải Phòng có chuyển động mới
"Tổ đại bàng" hơn 20.000 ha độc đáo ở Hải Phòng có chuyển động mới; Công ty con của Tasco muốn rút vốn khỏi dự án bất động sản "treo" hơn 20 năm;...
Liên danh Vinhomes chiếm gần 95% vốn đầu tư vào Khánh Hòa: Siêu đô thị Cam Lâm 11 tỷ USD sắp tới có gì?
Dự án Khu đô thị mới Cam Lâm có quy mô hơn 10.000 ha, tổng vốn đầu tư hơn 285.000 tỷ đồng, hiện là dự án đầu tư ngoài ngân sách lớn nhất năm nay...
Khởi công dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương, tổng vốn đầu tư trên 17.700 tỷ đồng
Ngày 29/6/2025, tại nút giao dự án với Quốc lộ 27 (Km192) thuộc xã N’Thol Hạ, huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng), UBND tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp cùng liên danh nhà đầu tư...
Thị trường bất động sản phân hóa rõ nét giữa các phân khúc
Trong khi các dự án nhà liền thổ có nguồn cung và lượng tiêu thụ tích cực, thì căn hộ cao tầng lại chững lại, đặc biệt ở khu vực phía Đông Thủ đô nơi...
Sunshine Group bước sang kỷ nguyên công nghệ: Đặt cược vào AI và bán dẫn
Sau gần một thập kỷ ghi dấu ấn đậm nét trên thị trường bất động sản, Tập đoàn Sunshine (Sunshine Group) đang tự tin bước vào một kỷ nguyên mới với chiến lược tái cấu...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 30/6: Nhiều doanh nghiệp bị tố tạo "sốt ảo" để đẩy giá bán
Kinh Bắc (KBC) triển khai khu công nghiệp gần 150ha tại Hải Dương; Quy Nhơn sắp có dự án chung cư cao 45 tầng, tổng vốn hơn 3.500 tỷ đồng; Đề xuất tăng giá đất...
Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý vi phạm xây dựng tại Khu du...
Tỉnh Phú Thọ mới sẽ có khu du lịch nghỉ dưỡng và sân golf hơn 1.500 tỷ đồng; Bắc Ninh mới có thêm 3 cụm công nghiệp hơn 170 ha, vốn đầu tư trên 2.400...
Xem nhiều




