Các doanh nghiệp bất động sản còn rủng rỉnh “của để dành”?
"Của để dành" của một số doanh nghiệp bất động sản trên sàn chứng khoán nửa đầu năm 2023 có xu hướng giảm mạnh trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn "đóng băng".
>>> Lương Chủ tịch doanh nghiệp địa ốc: Nơi trả lương trăm triệu, người nhận thù lao... 0 đồng!
Đối với doanh nghiệp bất động sản, ngoài báo cáo doanh thu và lợi nhuận hàng quý thì “của để dành” là một khoản mục đáng được nhà đầu tư quan tâm.
Theo đó, trên báo cáo tài chính, khoản “người mua trả tiền trước” và “doanh thu chưa thực hiện” là hai chỉ số được các nhà đầu tư ví von như “của để dành” của doanh nghiệp bất động sản bởi nó sẽ được ghi nhận vào kết quả kinh doanh khi đến kỳ hạch toán.
Điểm giống nhau giữa hai khoản mục là đều biểu hiện cho số tiền mà doanh nghiệp bất động sản nhận trước từ khách hàng và sẽ được ghi nhận thành doanh thu khi doanh nghiệp hoàn tất nghĩa vụ về bất động sản theo hợp đồng với khách hàng. Tuy nhiên, mỗi khoản mục lại có ý nghĩa riêng cũng như cách hạch toán về doanh thu khác nhau.
Đối với người mua trả tiền trước, khoản mục này thường được quan tâm tại các doanh nghiệp bất động sản nhà ở. Số tiền tại khoản mục này sẽ được để yên và chỉ được chuyển thành doanh thu khi doanh nghiệp hoàn thành và bàn giao hạng mục bất động sản cho người mua. Do đó, khi doanh thu từ một dự án được “giải phóng” khỏi Người mua trả tiền trước thường sẽ giúp doanh nghiệp ghi nhận kết quả kinh doanh đột biến trong quý hoặc trong năm.
Trong khi đó, doanh thu chưa thực hiện lại là khoản mục được quan tâm tại các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp (KCN), do đặc thù ngành là cho thuê bất động sản trong thời gian dài nhưng thường nhận toàn bộ giá trị hợp đồng một lần ở đầu kỳ và khoản tiền này sẽ được hạch toán vào doanh thu chưa thực hiện. Sau đó, số tiền sẽ dần được phân bổ thành doanh thu theo từng kỳ trong suốt thời gian khách hàng thuê đất. Nhờ đó, các doanh nghiệp bất động sản KCN thường có nguồn thu ổn định hàng quý, hàng năm.
Nhìn chung, tỷ trọng hai khoản mục người mua trả tiền trước và doanh thu chưa thực hiện trên tổng tài sản càng lớn, càng chứng minh được doanh nghiệp bất động sản đó sẽ có nguồn doanh thu ổn định trong tương lai.
“Người mua trả tiền trước” tại loạt ông lớn bất động sản giảm mạnh
Tại Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, mã: VCG), lãi ròng 6 tháng đầu năm 2023 giảm tới 83% so với cùng kỳ, chỉ mang về gần 109 tỷ đồng.
Khoản người mua trả tiền trước tính đến 30/6/2023 cũng giảm 15% so với đầu năm, từ 2.528 tỷ đồng xuống còn 2.139 tỷ đồng. Số tiền này đến từ Ban quản lý Dự án Thăng Long – Bộ giao thông vận tải (210 tỷ đồng); BQL dự án đầu tư Xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội (162 tỷ đồng);…
Điển hình tại CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã: PDR) giảm tới 84% so với đầu năm ở khoản người mua trả tiền trước, giảm từ 1.239 tỷ đồng xuống còn vỏn vẹn hơn 196,4 tỷ đồng chỉ trong 6 tháng. Trong đó, khoản người mua trả tiền trước ở dự án Nhơn Hội – Bình Định giảm 35% xuống còn gần 193 tỷ đồng,…
Trong quý 2/2023, Phát Đạt lãi sau thuế gần 276 tỷ đồng, giảm 33% so với đầu năm. Cộng với kết quả của quý đầu năm, lũy kế 6 tháng đầu năm Phát Đạt lãi sau thuế hơn 298 tỷ đồng, giảm tới 57%.
Hai doanh nghiệp “họ Vin” là Vingroup (mã: VIC) và Vinhomes (mã: VHM) ghi nhận khoản người mua trả tiền trước lần lượt ở mức hơn 63.000 tỷ đồng và hơn 49.000 tỷ đồng, giảm 15% và 20% so với đầu năm 2023.
Số tiền này gồm các khoản người mua trả trước theo hợp đồng chuyển nhượng bất động sản; ứng trước cho mục đích thực hiện hợp đồng xây dựng; và người mua trả tiền trước cho một số hoạt động kinh doanh khác.
Hay tại CTCP Tập đoàn Hà Đô (mã: HDG) chỉ có hơn 325 tỷ đồng khoản người mua trả tiền trước, giảm 52% so với cùng kỳ 2022. Tuy nhiên, Hà Đô không thuyết minh cụ thể “của để dành” này.
Quý 2/2023, Hà Đô ghi nhận doanh thu thuần đạt 564 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm ngoái và lợi nhuận quý 2/2023 giảm 81%, thấp nhất trong vòng 5 năm. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, doanh thu thuần Hà Đô ghi nhận 1.520 tỷ đồng doanh thu thuần và gần 438 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế; giảm lần lượt 8% và 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đóng góp chính cho doanh thu nửa đầu năm của doanh nghiệp này vẫn là mảng năng lượng (thủy điện, điện mặt trời, điện gió) với hơn 918 tỷ đồng, giảm không đáng kể so với cùng kỳ 2022. Trong khi đó, mảng kinh doanh bất động sản đem về hơn 392 tỷ đồng, giảm 31%.
Khoản người mua trả tiền trước còn ghi nhận giảm ở nhiều doanh nghiệp bất động sản khác như Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp – CTCP (mã: BCM) giảm 3.394 tỷ đồng, giảm 13%; Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã: KBC) cũng giảm nhẹ 2% còn 859 tỷ đồng;…
Doanh nghiệp bất động sản giảm mạnh ở khoản “doanh thu chưa thực hiện”
Cùng với sự sụt giảm ở khoản người mua trả tiền trước, tổng doanh thu chưa thực hiện của nhiều doanh nghiệp bất động sản tính đến 30/6/2023 ghi nhận giảm mạnh so với thời điểm đầu năm.
Chẳng hạn tại Tập đoàn Hà Đô, ngoài khoản người mua trả tiền trước giảm 52% thì khoản doanh thu chưa thực hiện cũng giảm 62% so với đầu năm, còn vỏn vẹn 10,5 tỷ đồng.
Tại CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (mã: KDH), tuy khoản người mua trả tiền trước tăng so với đầu năm song khoản doanh thu chưa thực hiện được lại giảm tới 48% so với đầu năm, chỉ gần 6,5 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu là khoản thu trước tiền cho thuê đất KCN Lê Minh Xuân hơn 6,4 tỷ đồng trong khi hồi đầu năm ghi nhân hơn 12,4 tỷ đồng.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, Nhà Khang Điền báo lãi sau thuế giảm tới 27%, chỉ đạt 458 tỷ đồng. So với kế hoạch lãi sau thuế 1.000 tỷ đồng đề ra cho năm 2023, doanh nghiệp này đã thực hiện được gần 46% mục tiêu cả năm.
Điển hình tại CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (HOSE: AGG), giảm tới 81% so với đầu năm ở khoản doanh thu chưa thực hiện, còn hơn 2,2 tỷ đồng. Đồng thời, khoản người mua trả tiền trước cũng giảm 15% còn hơn 2.650 tỷ đồng.
Quý 2, An Gia báo lãi ròng hơn 76 tỷ đồng, giảm 36% so cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm, AGG đạt gần 1.866 tỷ đồng doanh thu thuần và 81 tỷ đồng lãi sau thuế, giảm lần lượt 43% và 33% so với cùng kỳ. Mặc dù vậy, doanh nghiệp vẫn thực hiện được 81% mục tiêu lợi nhuận sau thuế sau 6 tháng do đặt kế hoạch thấp hơn thực hiện năm trước.
Ngoài ra còn nhiều doanh nghiệp bất động sản giảm mạnh ở khoản doanh thu chưa thực hiện như CTCP Phát triển Nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (mã: HDC) giảm 38% chỉ còn vỏn vẹn vài trăm triệu đồng; CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (mã: IJC) giảm 95% còn 7,4 tỷ đồng; CTCP Phát triển Khu Công nghiệp Tín Nghĩa (mã: TIP) giảm 84% còn 26,7 tỷ đồng…
TIN LIÊN QUAN
-
Điểm danh loạt bất động sản “khủng” của CapitaLand tại thị trường Việt Nam
-
Điểm danh những ngân hàng tăng trích lập dự phòng rủi ro trong nửa đầu năm 2023
-
Nợ nhóm 2 có xu hướng tăng: Ngân hàng nào đang có nhiều nợ ''cận xấu'' nhất?
-
Kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng không còn 'màu mỡ'?
-
Bán chéo bảo hiểm có còn là "gà đẻ trứng vàng" tại MB?
-
Dòng tiền âm hơn 86.000 tỷ đồng, Vietcombank báo lãi gần 20.500 tỷ đồng do đâu?
-
Lọt vào tầm ngắm của ngân hàng lớn thứ hai Thái Lan, Home Credit đang kinh doanh ra sao?
-
FPT kinh doanh ra sao khi tỷ giá đồng USD tăng mạnh?
Bài 3: Sớm đưa các chính sách vào cuộc sống - Nỗ lực, quyết tâm từ Chính phủ và Quốc hội
Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 được Quốc hội khóa XV thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024, đã thể chế hóa...
VARS công bố Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Chiều 22/11, tại Hà Nội, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) đã tổ chức Công bố Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 23/11: Hà Nội giao Vingroup hơn 127,4ha đất triển khai dự án Green City
TP HCM tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội; Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế;...
Hiệu quả từ những chính sách liên quan đến nhà ở, bất động sản Bài 2: Nhiều quy định mới thông thoáng hơn
Sau khi có hiệu lực thi hành ngày 01/8/2024, Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Nhà ở 2023 đã góp phần kịp thời thể chế hóa các chủ...
Tập đoàn Vingroup nhận bàn giao hơn 127,4ha đất xây dựng dự án Green City
UBND Thành phố Hà Nội vừa quyết định giao hơn 127,4ha đất (đợt 1) tại các xã: Tân Hội, Liên Trung, Tân Lập, Liên Hà thuộc huyện Đan Phượng, đã hoàn thành giải phóng...
Bài 1: Làn gió chính sách mới tác động tới thị trường bất động sản
3 Luật: Nhà ở, Kinh doanh bất động sản Đất đai có hiệu lực thi hành sớm từ ngày 01/8/2024 được kỳ vọng sẽ “phá bỏ” các rào cản liên quan đến thu hồi đất...
Giải mã bí quyết giúp Vincom Retail giữ vững vị thế đối tác cho thuê số 1 thị trường
Khởi đầu vào năm 2004 với Vincom Center Bà Triệu (Hà Nội), chỉ sau hai thập kỷ, Vincom đã sở hữu 88 trung tâm thương mại (TTTM) hiện diện tại 48/63 tỉnh thành...
“Cha chung” đã có người khóc
“Cha chung không ai khóc”, câu thành ngữ quen thuộc này chỉ sự thờ ơ, vô trách nhiệm đối với công việc chung. Nó xuất phát từ tâm lý “đèn nhà ai nhà ấy rạng”...
Quyền của chủ sở hữu nhà ở
Hiện nay, chủ sở hữu nhà ở có những quyền gì? Để hiểu rõ hơn về nội dung này, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.
Khám phá mô hình đô thị thương mại và du lịch trong lòng Vinhomes Ocean Park 2
Nằm trong lòng đại đô thị phức hợp Vinhomes Ocean Park 2, phân khu San Hô vừa là nguồn cung nhà ở chủ lực, vừa có chức năng thương mại, du lịch, kích thích...
Đại biểu Quốc hội băn khoăn khi mở rộng đất làm nhà ở thương mại
Ngày 21/11/2024, tại Hội trường Quốc hội, các đại biểu đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết thí điểm mở rộng việc sử dụng đất để thực hiện các dự án...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 22/11: Thanh tra toàn diện dự án sân golf và nghỉ dưỡng ở Bắc Giang
TP HCM triển khai kế hoạch xử lý các dự án tồn đọng, chậm tiến độ; Thanh Hóa có thêm khu công nghiệp hơn 1.000 tỷ đồng;...
Hà Nội sẽ làm 3 cây cầu bắc qua sông Hồng giai đoạn 2025-2030
Mới đây, Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có văn bản số 532/TB-VP truyền đạt ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh...
Thống nhất chủ trương thực hiện đầu tư xây dựng các cầu lớn tại Hà Nội
UBND Thành phố Hà Nội vừa có thông báo số 532/TB-VP về tình hình triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng trên địa bàn Thành phố.
Thành phố Hồ Chí Minh: Đường Đồng Khởi tiếp tục lọt top nơi có giá thuê mặt bằng đắt đỏ nhất thế giới
Theo Cushman & Wakefield, năm 2024, đường Đồng Khởi tiếp tục lọt top điểm bán lẻ đắt nhất Việt Nam và xếp hạng 14 trên toàn cầu.
Giá chung cư tại Hà Nội sẽ tiếp tục khai phá đỉnh mới, dự báo giá 72 triệu đồng/m2 vào năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì) tăng 75% so với quý I/2022.
Bãi bỏ 28 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực đất đai từ ngày 1/1/2025
Ngày 20/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 20/2024/TT-BTNMT bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 21/11: Loạt sai phạm tại dự án khu dân cư Phước Long chưa được xử lý
Cần Thơ phê duyệt đầu tư dự án Aeon Mall trị giá 5.400 tỷ đồng; Tập đoàn QuickPack đầu tư 30 triệu EUR vào KCN của Đồng Tâm Group ở Long An;...
Dự án Aqua city của Novaland đã được tháo gỡ vướng mắc về pháp lý sau 2 năm
Ngày 19/11, Chủ tịch UBND Tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức đã ký Quyết định số 3479 chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung 1/10.000...