Đem tiền đầu tư chứng khoán, loạt doanh nghiệp “tay ngang” ngậm ngùi ôm lỗ, “tay chơi” mới còn vào ngay đỉnh
Thị trường chứng khoán có những đặc thù riêng với nhiều biến động mạnh và khó lường. Do đó, kiếm lời từ kênh đầu tư này chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt với các doanh nghiệp “tay ngang”.
Thị trường chứng khoán biến động không thuận lợi trong năm 2022 đã khiến nhiều thành phần tham gia gặp khó. Không chỉ các nhà đầu tư chuyên nghiệp như tự doanh công ty chứng khoán, quỹ đầu tư mà các doanh nghiệp “tay ngang” cũng đành ngậm ngùi nếm trái đắng.

Trong bối cảnh tình hình kinh doanh bất động sản gặp nhiều khó khăn, Nhà Đà Nẵng (NDN) vẫn rất “chịu chơi” trong cuộc phiêu lưu với chứng khoán. Thời điểm 31/12/2022, khoản mục chứng khoán kinh doanh của doanh nghiệp này có giá gốc lên đến gần 310 tỷ đồng, chiếm gần 1/4 tổng tài sản. Dù vậy, con số này thấp hơn khoảng 90 tỷ so với cuối quý 3 và gần 176 tỷ nếu so với thời điểm một năm trước.

Trong năm qua, Nhà Đà Nẵng đã bán bớt lượng lớn cổ phiếu SHB, TCB,... trong khi lại mua thêm đáng kể cổ phiếu VHM, HPG. Hầu hết các cổ phiếu trong danh mục đều đang tạm lỗ hàng chục tỷ khiến doanh nghiệp này phải trích lập dự phòng 86,5 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm 2022. Đáng chú ý, HPG là cổ phiếu duy nhất đang tạm lãi trong danh mục của doanh nghiệp bất động sản này tính đến cuối năm vừa qua.
Tương tự, Thép Tiến Lên (TLH) cũng rơi vào tình cảnh “cháy nhà hai đầu” khi mang tiền nhàn rỗi đi đầu tư chứng khoán trong khi ngành thép gặp nhiều khó khăn. Cuối năm 2022, doanh nghiệp này vẫn còn ôm hơn 105 tỷ đồng chứng khoán kinh doanh (theo giá gốc). Tuy nhiên, giá trị hợp lý của các khoản đầu tư này chỉ còn 42,6 tỷ đồng, tương đương mức tạm lỗ gần 60%.

Các khoản đầu tư lớn nhất danh mục của Thép Tiến Lên vẫn là SHB, VIX và IJC và đều đang tạm lỗ nặng từ 55-70%. Trong khi đó, doanh nghiệp thép này đã bán bớt khoảng 32,6 tỷ đồng các cổ phiếu khác (tính theo giá gốc).
Một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng khác là Hóa An (DHA) cũng nếm trái đắng với chứng khoán trong năm qua. Thời điểm 31/12/2022, khoản chứng khoán kinh doanh của doanh nghiệp này có giá gốc 88,5 tỷ đồng nhưng phải trích lập dự phòng 35,7 tỷ đồng trong đó có đến 32,8 tỷ đồng đến từ khoản đầu tư vào HPG.

Trong năm qua, Hóa An đã mạnh tay mua thêm cổ phiếu HPG để nâng mức sở hữu từ 300.000 đơn vị hồi đầu năm lên 2.640.000 vào cuối năm. Dù vậy, hoạt động mua gom chủ yếu diễn ra trong 9 tháng đầu năm khiến doanh nghiệp này bỏ lỡ cơ hội bắt đáy khi cổ phiếu đầu ngành thép xuống đáy 2 năm vào giữa tháng 11. Cổ phiếu HPG đã hồi mạnh từ nửa sau của quý 4 nhưng vẫn giảm 15% so với thời điểm cuối quý 3 đã khiến khoản đầu tư này của Hòa An lỗ càng thêm lỗ.
Cũng giống như DHA, hoạt động chính của Everpia (EVE) không bị ảnh hưởng nhiều nhưng lợi nhuận lại sụt giảm do đầu tư chứng khoán thua lỗ. Cuối năm 2022, Everpia còn khoản chứng khoán kinh doanh với giá gốc 109 tỷ đồng và phải trích lập gần 18 tỷ đồng. Doanh nghiệp này tạm lỗ nặng nhất tại cổ phiếu SSI (gần 13 tỷ đồng). Trước đó, Everpia từng lỗ 446 triệu đồng với khoản đầu tư vào HPG hồi đầu năm nhưng đã bán hết.
Nhắc đến tay ngang đem tiền đầu tư chứng khoán không thể thiếu các doanh nghiệp sách, thiết bị trường học như Thiết bị trường học Long An (LBE), Sách Giáo dục TP.HCM (SGD). Nổi bật là LBE khi doanh nghiệp này từng chiến thắng thị trường trong phần lớn thời gian của năm 2022 nhờ dồn hàng tỷ đồng vào cổ phiếu S55. Dù vậy, cổ phiếu này sau đó đã “hụt hơi” và giảm 13% trong quý 4 qua đó thổi bay thành quả của LBE. “Rón rén” hơn, SGD chỉ đem 2,2 tỷ đồng đầu tư chứng khoán vào cuối năm 2022 nhưng lại đang tạm lỗ đến hơn một nửa.
Trong khi đó, một doanh nghiệp bất động sản tay ngang đầu tư chứng khoán từng thắng lớn năm 2021 nhờ “full” CEO và DIG là Licogi 14 (L14) đã bán phần lớn các khoản đầu tư vào cuối năm 2022. Thời điểm 31/12, khoản chứng khoán kinh doanh của Licogi 14 chỉ có giá gốc hơn 14 tỷ đồng, giảm gần 90 tỷ so với cuối quý 3 trước đó.
Theo giải trình, công ty đã bơm thêm để bình quân giá sau đó tranh thủ thời điểm thị trường tốt vào cuối quý 4 để bán và hoàn nhập khoản trích lập dự phòng trong các quý trước. Đến cuối năm 2022, Licogi 14 chỉ còn tạm lỗ gần 1,4 tỷ đồng trong khi con số này vào cuối quý 3 lên đến 68,7 tỷ đồng.
Nhiều kinh nghiệm cũng lỗ
Hoạt động trong lĩnh vực quản lý tài sản, đầu tư chứng khoán có thể coi như “nghề tay phải” của Trí Việt (TVC). Tuy nhiên, doanh nghiệp này cũng đành ôm trái đắng trong năm vừa qua. Lãi từ hợp tác đầu tư chứng khoán giảm 55,6 tỷ đồng trong khi lỗ đầu tư chứng khoán kinh doanh tăng 57,7 tỷ đồng và chi phí trích lập dự phòng tăng 25 tỷ đồng.

Cuối năm 2022, TVC đang đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng theo giá gốc vào các mã cổ phiếu HPG (897 tỷ), FPT (289 tỷ), MWG (67 tỷ), TDH (11 tỷ), MBB (5 tỷ), .... Hầu hết các khoản đầu tư đều đang tạm lỗ. Do đó, công ty phải trích lập dự phòng hơn 375 tỷ đồng trong đó có đến 266 tỷ đồng cho khoản đầu tư vào HPG, tương ứng với mức lỗ gần 30%.
Tương tự, đầu tư chứng khoán từ lâu cũng đã trở thành một trong các hoạt động chính của SAM Holdings (SAM). Dù có nhiều kinh nghiệm nhưng doanh nghiệp cũng không tránh khỏi thua lỗ trước những biến động khó lường của thị trường. Thời điểm cuối năm 2022, SAM đã thu hẹp danh mục đầu tư chứng khoán từ 278,5 tỷ đồng vào đầu năm xuống còn 208,5 tỷ đồng. Công ty trích lập dự phòng 52,88 tỷ đồng, tương đương mức tạm lỗ 25,4% tổng danh mục.

Trong năm 2022, SAM Holdings đã bán ra toàn bộ cổ phiếu FPT, TCB, MWG, HCM, MSN… và tính tới cuối năm 2022, danh mục cổ phiếu chủ yếu bao gồm SJS (62,9 tỷ đồng), DNP (56,4 tỷ đồng), HPG (47,4 tỷ đồng), MBB (9,7 tỷ đồng)...
Vẫn có những “tay chơi” mới
Trong làn sóng nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường năm vừa qua không chỉ có các cá nhân mà còn bao gồm cả các doanh nghiệp trong đó nổi bật nhất có thể kể đến Coteccons (CTD). Giữa bối cảnh ngành xây dựng gặp khó, nhà thầu này đã đã mạnh tay đem hàng trăm tỷ tiền nhàn dỗi đầu tư chứng khoán.

Điều đáng tiếc là thời điểm Coteccons nhập cuộc lại đúng đỉnh hồi quý 1/2022. Đến cuối năm 2022, danh mục chứng khoán của doanh nghiệp này có giá gốc gần 250 tỷ đồng nhưng tạm lỗ gần 61 tỷ đồng, tương đương 24,5%. Các khoản đầu tư lớn gồm chứng chỉ quỹ KIM GROWTH VN30 ETF (49,5 tỷ), FPT (hơn 28 tỷ) và MWG (gần 26 tỷ), còn lại không được thuyết minh chi tiết.
Trong khi đó, Cơ điện lạnh (REE) không phải cái tên xa lạ với sân chơi chứng khoán. Tuy nhiên, các khoản đầu tư lớn trong danh mục của doanh nghiệp này trước đây thường là các cổ phiếu cùng ngành tiện ích (điện, nước) hoặc trái phiếu với tỷ trọng không lớn so với quy mô tài sản. Vì thế, việc chi đến hơn 738 tỷ đồng cuối năm 2022 để mua cổ phiếu 38,8 triệu cổ phiếu VIB của Ngân hàng TMCP Quốc tế là điều khá bất ngờ.

Khác với Coteccons, REE lại tỏ ra khá mát tay với các khoản đầu tư khi 2 cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất danh mục tại thời điểm 31/12/2022 là VIB và QTP đều đang có lãi. Các khoản đầu tư khác chiếm tỷ trọng nhỏ với giá gốc hơn 23 tỷ đồng, chỉ phải trích lập dự phòng khoảng 800 triệu đồng.
Thị trường chứng khoán phát triển, ngày càng nhiều doanh nghiệp hứng thú với đầu tư cổ phiếu là điều không quá bất ngờ. Có những doanh nghiệp tay ngang mang tiền nhàn rỗi đi đầu tư kiếm lời ngắn hạn nhưng cũng có không ít cái tên gần như chấp nhận rời xa lĩnh vực cốt lõi để rẽ hẳn sang hướng đầu tư tài chính.
Hướng đi này trên thế giới cũng đã có những tấm gương thành công điển hình như trường hợp của “gã khổng lồ” Berkshire Hathaway trong tay nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán có những đặc thù riêng với nhiều biến động mạnh và khó lường. Do đó, kiếm lời từ kênh đầu tư này chưa bao giờ là dễ dàng.
TIN LIÊN QUAN
-
Lợi nhuận năm 2022 tiếp tục phá đáy, Coteccons (CTD) đem tiền đầu tư chứng khoán tạm lỗ gần 61 tỷ đồng
-
Đầu tư chứng khoán gần 90 năm không thua lỗ, người đàn ông Do Thái hơn 100 tuổi tiết lộ: Danh mục đầu tư như...
-
Xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp cách nào?
-
Cường Đô la khoe “lãi” đầu tư chứng khoán cả năm, ai nấy đều bất ngờ với kết quả: Đại gia phố núi ăn mừng...
-
Từng cháy tài khoản, mất 1 triệu USD vì “all in – full margin”, Nhà sáng lập FinPeace chia sẻ bí kíp giúp nhà đầu...
KCN Dốc Đá Trắng – "Cứ điểm" chiến lược mới của Viglacera
Với quy mô lên tới 288ha và tổng vốn đầu tư hơn 1.807 tỷ đồng, Dự án Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh Kết cấu Hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Dốc Đá Trắng...
Mua lại Altair Engineering, Siemens mở rộng danh mục phần mềm công nghiệp
Tập đoàn Siemens mới đây ra công bố đã hoàn tất việc mua lại Altair Engineering Inc., một nhà cung cấp phần mềm hàng đầu trong thị trường mô phỏng và phân tích công nghiệp,...
Thâu tóm công ty AI tạo sinh của Vingroup, ‘gã khổng lồ’ ngành chip Qualcomm đang toan tính điều gì?
Vingroup vừa hoàn tất thương vụ chuyển nhượng Movian AI cho Qualcomm, đánh dấu bước tiếp theo trong chiến lược tái cấu trúc trong lĩnh vực AI của tập đoàn.
The Coffee House ngậm ngùi về tay "đại gia" với giá cực sốc sau nhiều năm lỗ nặng
Golden Gate đã hoàn tất thương vụ mua lại The Coffee House với giá 270 tỷ đồng, chỉ bằng một phần tư định giá vào năm 2021, khi chuỗi chuỗi đồ uống này được....
Phó Chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines
Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T Group Đỗ Vinh Quang được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines, chính thức đánh dấu sự tham gia trực tiếp của T&T Group vào bộ máy quản...
Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) luôn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, không chỉ tập trung vào việc cải thiện công suất, hiệu quả hoạt động mà còn chú trọng đến bảo vệ môi trường và cải thiện các tiêu chuẩn an toàn.
Ông Phạm Nhật Vượng tiếp tục nhận thù lao 0 đồng, mạnh tay rót hơn 27.000 tỷ đồng cho công ty con
Trong năm 2024, Tập đoàn Vingroup (VIC) đã thu về 189.068 tỉ đồng doanh thu, tăng 17% so với năm 2023. Đặc biệt, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT tiếp tục...
VinFast hợp tác ‘ông lớn’ logistics hàng đầu thế giới: Giao phụ tùng siêu tốc phủ sóng châu Âu chỉ trong 24h
VinFast vừa công bố hợp tác với công ty logistics và vận chuyển hàng đầu DHL để tối ưu hóa mạng lưới phụ tùng thông tin qua gói giải pháp quản lý hậu cần.
Vì sao công ty Bách Việt chậm công bố thông tin khi không đủ điều kiện là công ty đại chúng?
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa quyết định xử phạt công ty Bách Việt do không còn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng theo quy định pháp luật...
LNG Quảng Trạch II sẽ cung cấp khoảng 9 tỷ kWh điện mỗi năm
Khi đi vào hoạt động, Nhà máy Nhiệt điện LNG Quảng Trạch II sẽ cung cấp khoảng 9 tỷ kWh điện mỗi năm, điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu điện năng cho khu...
Cập nhật tiến độ dự án khu công nghiệp hơn 2.100 tỷ đồng của THACO tại Thái Bình...
Mới đây, lãnh đạo tỉnh Thái Bình vừa tiến hành kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng và tiến độ xây dựng hạ tầng tại khu công nghiệp THACO Thái Bình.
Vụ sáp nhập dầu khí lớn nhất khu vực Biển Bắc nước Anh
NEO Energy và Repsol Resources UK đã đạt thỏa thuận sáp nhập chiến lược, tạo ra một trong những công ty dầu khí độc lập lớn nhất khu vực Biển Bắc của Anh với tên...
Tạp chí Sức khỏe Việt và Công ty CP Truyền thông Nhị Vân ký kết Biên bản Hợp tác toàn diện
Ngày 28/03/2025, Tạp chí Sức khỏe Việt và Công ty CP Truyền thông Nhị Vân (Nhị Vân Media) đã ký kết Biên bản Hợp tác toàn diện về việc phối hợp trong hoạt động...
VinFast Energy bắt tay ‘huyền thoại’ bóng đèn 65 năm tuổi, tham vọng thống trị thị trường năng lượng sạch?
Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông và VinFast Energy vừa ký kết thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển các giải pháp lưu trữ năng lượng tiên tiến.
Bảo hiểm số OPES tăng vốn điều lệ lên 1.900 tỷ đồng
Công ty Cổ phần Bảo hiểm OPES được Bộ Tài chính phê duyệt tăng vốn điều lệ từ 1.265 tỷ đồng lên 1.900 tỷ đồng.
Tập đoàn Hòa Phát đề xuất đầu tư dự án thép chất lượng cao tại Quảng Ngãi
Theo báo cáo, Thép Hòa Phát Dung Quất đề xuất triển khai một số dự án mới, nổi bật trong đó là dự án cán thép chất lượng cao với mục tiêu sản xuất các...
Khẳng định vị thế dẫn đầu, BIDV nhận trọn bộ giải thưởng danh giá từ The Asian Banker
Ngày 27/3/2025 tại Hà Nội, BIDV tiếp tục thiết lập cột mốc mới trên hành trình một thập kỷ dẫn đầu với cú đúp giải thưởng từ The Asian Banker: Ngân hàng có sản phẩm...
Rạng Đông hợp tác cùng VinFast Energy phát triển giải pháp năng lượng tái tạo và lưu trữ toàn diện
Ngày 26/3, Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông và VinFast Energy chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm thúc đẩy chuyển đổi năng lượng bền vững tại Việt Nam.
Siêu dự án đường sắt cao tốc 102.000 tỷ đồng của Vingroup: Dự kiến tốc độ lên tới 250km/h, công suất khủng hơn 30.000 khách/giờ
Vingroup đề xuất tuyến metro 102.000 tỷ đồng kết nối TP.HCM - Cần Giờ với tốc độ 250 km/h, gấp hơn hai lần các tuyến đang khai thác trong nước.
Xem nhiều




