Doanh số smartphone giảm, Huawei chuyển sang... nuôi lợn
CEO Huawei khẳng định: "Chúng ta vẫn có thể tồn tại ngay cả khi không dựa vào doanh số bán điện thoại".

Mới đây, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei đã khởi động một dự án nuôi lợn bằng trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm mục đích đẩy mạnh một số lĩnh vực tăng trưởng mới trong bối cảnh mảng kinh doanh điện thoại thông minh của họ gặp khó khăn do các lệnh trừng phạt thương mại liên tục của Mỹ.
Quý IV/2020, doanh số smartphone của Huawei đã giảm tới 42% do nguồn cung chip hạn chế. Mới đây nhất, Nikkei cho biết theo nguồn tin từ nhiều nhà cung ứng, Huawei thông báo kế hoạch đặt linh kiện cho 70 – 80 triệu smartphone năm nay. Con số này giảm hơn 60% so với sản lượng 189 triệu smartphone năm 2020 của công ty.
Động thái mới nhất của Huawei - nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và nhà cung cấp smartphone lớn nhất Trung Quốc - cho thấy công ty đang tiếp tục tìm kiếm các nguồn doanh thu mới sau khi hoạt động kinh doanh điện thoại di động của họ bị tê liệt.
Huawei đã dừng hoạt động nhập linh kiện từ Mỹ và không thể hợp tác với các công ty công nghệ khác của nước này như ứng dụng và dịch vụ của Google. Để tăng tính cạnh tranh cho thương hiệu điện thoại giá rẻ Honor, Huawei đã bán nó cho liên doanh gồm 30 đại lý, nhà phân phối và doanh nghiệp với mức giá không được tiết lộ. Tuy nhiên, theo Reuters, con số này rơi vào khoảng 15,2 tỷ USD.

Thời điểm hiện tại, Huawei đang chuyển sang nhiều lĩnh vực tăng trưởng mới, bao gồm dịch vụ đám mây, xe thông minh, thiết bị đeo cũng như tìm cách nâng cấp các ngành truyền thống như khai thác than và chăn nuôi lợn.
Với một nửa trữ lượng lợn toàn cầu, Trung Quốc sở hữu ngành công nghiệp nuôi lợn lớn nhất trên thế giới và ngành này đang phát triển nhanh chóng từ chỗ là việc kinh doanh nhỏ lẻ thành chăn nuôi quy mô lớn sử dụng công nghệ cao. Các ông lớn công nghệ khác như JD.com, NetEase và Alibaba đều đã tìm cách nâng cấp công nghệ cho ngành chăn nuôi lợn của Trung Quốc.
Tuần trước, nhà sáng lập kiêm CEO của Huawei, ông Nhậm Chính Phi đã công bố việc ra mắt một phòng thí nghiệm đổi mới ở Taiyuan, thủ phủ của trung tâm than phía bắc của Trung Quốc.
Trong cuộc họp tại sự kiện này, ông Nhậm cho biết công ty đã khởi động chương trình "tự lực sản xuất" mang tên Nanniwan. Theo đó, Huawei sẽ đầu tư mạo hiểm vào khai thác than, sắt thép, âm nhạc đồng thời mở rộng các danh mục sản phẩm hiện có như TV, máy tính và máy tính bảng.
Ông phát biểu: "Chúng ta vẫn có thể tồn tại ngay cả khi không dựa vào doanh số bán điện thoại".
Tham vọng của Huawei trở nên rõ ràng hơn khi họ tăng cường nhiệm vụ cho Richard Yu Chengdong - người đứng đầu nhóm kinh doanh tiêu dùng của công ty, bao gồm dịch vụ đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI) vào tháng trước. Việc cải tổ lại bộ máy quản lý có thể giúp các động thái mới vào thị trường mới của công ty trở nên hiệu quả hơn.
Ngoài ra, Huawei cũng đang tập trung nghiên cứu và phát triển thiết bị đeo với chức năng chăm sóc sức khỏe. Ba tháng trước, công ty tiết lộ chương trình mới về theo dõi huyết áp, nhiệt độ cơ thể và bệnh tim mạch vành. Một chuyên gia nhận định rằng trọng tâm mới có thể giúp Huawei bắt kịp Xiaomi, nhà cung cấp thiết bị đeo được lớn thứ hai thế giới sau Apple.
Xe thông minh cũng là một lĩnh vực khác đang được Huawei chú ý. Tháng 5/2019, công ty thành lập một đơn vị kinh doanh mới dành riêng cho các giải pháp xe thông minh. Tháng 11/2020, công ty đã hợp nhất mảng kinh doanh xe thông minh vào phân khúc tiêu dùng dưới sự lãnh đạo của Yu.
Nguồn: SCMP
TIN LIÊN QUAN
Vì sao Novaland (NVL) chưa thể thanh toán hơn 861 tỷ đồng nợ gốc và lãi trái phiếu?
Novaland (NVL) cho biết chưa thể thanh toán khoản nợ gốc và lãi nói trên là do doanh nghiệp chưa thu xếp được nguồn tiền....
Doanh nghiệp xuất khẩu đối thoại, tháo gỡ vướng mắc tín dụng từ ngân hàng nhà nước
Theo báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 2: “Trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh...
‘Đại gia’ địa ốc Đạt Phương trở lại đường đua, cổ phiếu DPG lập đỉnh khi loạt dự án trọng điểm rục rịch
Cổ phiếu DPG đang hút dòng tiền nhờ kỳ vọng lớn vào các dự án bất động sản trọng điểm. Đồng thời, kết quả kinh doanh quý I/2025 của Đạt Phương cũng ghi nhận...
Nhóm doanh nghiệp dầu khí khẳng định vị thế trong Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2025
Forbes Việt Nam vừa công bố "Danh sách 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2025". Đây là lần thứ 13 Forbes Việt Nam công bố danh sách này....
Hodeco (HDC) công bố triển khai loạt cụm công nghiệp trong năm 2025
Song song triển khai hàng loạt cụm khu công nghiệp tại Châu Đức, Tân Hội 3, Tân Hội 4, Hodeco (HDC) cũng thông báo thành lập pháp nhân mới...
Sau quý 1 báo lãi đậm, Kinh Bắc (KBC) tiếp tục mở rộng "thị phần" khu công nghiệp tại Hải Dương
Trong vòng 6 tháng đầu năm Kinh Bắc (KBC) đã ghi nhận sự ra đời của hàng loạt các Dự án KCN mới, kéo theo đó là một quý đầu năm với doanh thu...
Dabaco “chốt đơn” dự án Cụm công nghiệp 628 tỷ đồng tại Bắc Ninh, dự kiến hoàn thành vào cuối quý IV năm 2027
Việc chấp thuận dự án đầu tư này tiếp tục khẳng định vị thế và năng lực vượt trội của Dabaco - một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam.
MCH dự chi hơn 2.500 tỷ đồng tiền mặt chia cổ tức tỷ lệ 25%: Masan Holdings “hốt” hơn 1.700 tỷ đồng
Trong năm 2025, Masan Consumer (MCH) hướng đến mục tiêu tăng trưởng doanh thu từ 10% đến 15%...
Taseco Land gom thêm “đất vàng” Bắc Ninh, tiếp tục trúng thầu đại đô thị gần 4.000 tỷ
Taseco Land vừa góp mặt trong liên danh trúng thầu dự án khu đô thị mới, thương mại dịch vụ tại Bắc Ninh với tổng mức đầu tư gần 4.000 tỷ đồng...
Vietravel Airlines hiện thực hóa chiến lược mở rộng với tàu bay Airbus A321 đầu tiên
Ngày 28/6, tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Vietravel Airlines chính thức đón nhận chiếc Airbus A321 đầu tiên thuộc sở hữu của hãng...
Vietravel Airlines đón máy bay Airbus A321 đầu tiên thuộc quyền sở hữu của hãng
Ngày 28/6, tại Sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội), Vietravel Airlines chính thức đón máy bay Airbus A321 đầu tiên thuộc quyền sở hữu của hãng – đánh dấu một bước tiến chiến...
Chuẩn bị rót 4.000 tỷ mở rộng nhà máy tại Hậu Giang, công ty thuộc Tập đoàn Tân Hiệp Phát tham vọng…
Tập đoàn Tân Hiệp Phát đang lên kế hoạch rót 4.000 tỷ đồng để mở rộng nhà máy Number One tại Hậu Giang, trong đó 30% là vốn góp từ doanh nghiệp, 70% vốn vay.
TNEX Finance bắt tay ZaloPay nâng tầm trải nghiệm tài chính số
Việc tích hợp dịch vụ tài chính TNEX vào ZaloPay giúp mở rộng tiện ích số, góp phần thay đổi cách người Việt tiếp cận, sử dụng các giải pháp vay tiêu dùng, chi tiêu...
Nam Định chính thức đón tổ hợp nhà máy Thép Xanh hơn 98.000 tỉ đồng: Hứa hẹn sẽ tạo ra hàng chục nghìn việc làm
Đây là dự án trọng điểm có tổng mức đầu tư lớn nhất từ trước đến nay tại tỉnh Nam Định, được kỳ vọng sẽ tạo cú hích...
MWG sắp chi gần 1.480 tỷ đồng cổ tức tiền mặt, cổ đông nhận tiền ngay đầu tháng 8
MWG trả cổ tức 10% bằng tiền mặt, tổng chi gần 1.480 tỷ đồng. Cổ đông nhận tiền vào tháng 8, trong bối cảnh doanh thu tăng trưởng ấn tượng...
Doanh nghiệp báo lãi quý I tăng 60%, Bầu Đức cùng nhiều lãnh đạo đồng loạt gom cổ phiếu HAG
Trong bối cảnh kết quả kinh doanh khởi sắc với lợi nhuận quý I tăng vọt, Hoàng Anh Gia Lai ghi nhận loạt giao dịch mua vào cổ phiếu HAG từ các...
Petrolimex dẫn dắt thị trường xăng E10
Thị trường xăng dầu Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025 đã cho thấy sự ổn định đáng kể về nguồn cung và giá cả, đồng thời đặt ra những mục tiêu quan trọng...
"Ông lớn" ngành gạo Lộc Trời tự tin vượt bão dù dự kiến lỗ 524 tỷ đồng trong năm nay
Sau thời kỳ tăng trưởng ấn tượng, Tập đoàn Lộc Trời đang bước vào giai đoạn đầy thách thức với nhiều biến động tài chính và vận hành.
Một công ty “họ” Viettel chốt ngày trả cổ tức 15% bằng tiền mặt
Với gần 9,4 triệu cổ phiếu đang lưu hành, doanh nghiệp dự chi khoảng 14 tỷ đồng – trong đó, Viettel, cổ đông lớn sẽ nhận gần 9 tỷ đồng....
Xem nhiều




