Giải ngân vốn đầu tư công trong 9 tháng chưa đạt 50%
Sáng ngày 26/9, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, 39/51 bộ, cơ quan trung ương và 22/63 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt dưới mức trung bình của cả nước (46,70%).
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị, phát biểu khai mạc, Thủ tướng nêu rõ, giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ hết sức quan trọng, góp phần phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân, tạo không gian phát triển mới cho các địa phương, các bộ, ngành, góp phần phát triển nhanh và bền vững, nhất là trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn, thách thức hiện nay.
![]() |
Trong bối cảnh hiện nay, Chính phủ đã yêu cầu phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng, chặt chẽ, hiệu quả giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách khác. Chính sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn, bảo đảm tính chủ động, linh hoạt, hiệu quả; chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm hiệu quả, trong đó có giải ngân vốn đầu tư công. Chính phủ cũng xác định "4 ổn định, 3 tăng cường, 2 đẩy mạnh, 1 tiết giảm và 1 kiên quyết không" trong chỉ đạo, điều hành, trong đó "2 đẩy mạnh" là đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư, nhất là đầu tư công.
Tuy nhiên, công tác giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 chưa được cải thiện nhiều, nhiều cơ quan, địa phương giải ngân chậm, chưa đạt yêu cầu đề ra, làm ảnh hưởng tới các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; mặt khác, vấn đề chậm giải ngân vốn đầu tư công cũng là vấn đề kéo dài nhiều năm. Do đó, Chính phủ tiếp tục tổ chức Hội nghị trực tuyến để đôn đốc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 và triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.
Trong bối cảnh nguồn vốn cho các dự án đã có, người dân mong mỏi, đất nước trông chờ, yêu cầu công việc cao, Thủ tướng yêu cầu các đại biểu tập trung làm rõ những khó khăn, vướng mắc, nút thắt, điểm nghẽn; nguyên nhân giải ngân vốn đầu tư công, tiến độ các dự án chậm, triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia chậm; đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo, cơ chế, chính sách, khâu chuẩn bị, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, thanh toán, quyết toán; làm rõ trách nhiệm để chậm trễ giải ngân vốn đầu tư công tại các bộ, ngành, cơ quan, địa phương; chia sẻ những mô hình, các làm hay, sáng tạo; đề ra định hướng, giải pháp và nhiệm vụ cụ thể từ nay đến hết năm 2022 bảo đảm tổ chức thực hiện thiết thực, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế để tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc.
"Trách nhiệm với quê hương, đất nước, với nhân dân được thể hiện qua những việc làm cụ thể. Không để có tiền mà không tiêu được, nếu để có tiền mà không giải ngân được là có lỗi với nhân dân", Thủ tướng nhấn mạnh.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, mặc dù tiến độ giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng đầu năm chưa như kỳ vọng (ước đạt 46,7% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao) nhưng đã phản ánh đúng xu hướng, đặc thù của vốn đầu tư, đó là đầu năm thi công tích lũy khối lượng, cuối năm triển khai thanh toán.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, ước giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước từ đầu năm đến ngày 30/9/2022 là 253.148,12 tỷ đồng. Đáng chú ý, số tuyệt đối giải ngân năm 2022 cao hơn cùng kỳ năm 2021 là 34.597,2 tỷ đồng, tăng khoảng 16%.
Riêng vốn ngân sách trung ương giải ngân 89,911 tỷ đồng, đạt 37,78% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn cùng kỳ năm 2021 cả về số tuyệt đối 13,664 tỷ đồng và về tỉ lệ giải ngân (cùng kỳ năm 2021 đạt 37,01%).
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2 cơ quan Trung ương và 10 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt trên 70% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Tuy nhiên, 39/51 bộ, cơ quan trung ương và 22/63 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt dưới mức trung bình của cả nước (46,70%), trong đó, 14 bộ, cơ quan trung ương và một địa phương có tỉ lệ giải ngân dưới 20% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Nhận diện và phân tích khó khăn, nguyên nhân chính ảnh hưởng đến công tác giải ngân vốn đầu tư công, đại diện lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết có khoảng 25 loại tồn tại, vướng mắc, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó phân thành 3 nhóm chính. Đó là: Nội dung liên quan đến thể chế, chính sách, chủ yếu về lĩnh vực đất đai, tài nguyên-môi trường, xây dựng, đấu thầu…; khó khăn liên quan đến tổ chức triển khai thực hiện; tính đặc thù của kế hoạch năm 2022.
TIN LIÊN QUAN
-
Hà Nội phấn đấu giải ngân trên 90% vốn đầu tư công trước 31/12
-
Giải ngân vốn đầu tư công vẫn giữ mức thấp, ước đạt 35,49% kế hoạch
-
Kiểm tra gần 60 đơn vị giải ngân vốn đầu tư công dưới mức 35%
-
Quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022
-
Quảng Trị: Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công thấp, vì sao?
Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vì e dè "hơi nóng" thắt chặt chi tiêu
111,6 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 5 tháng đầu năm theo các hình thức khác nhau, tăng so với cùng kỳ 2024...
Đề xuất miễn thuế thu nhập cá nhân với nhân lực công nghiệp công nghệ số
Ngày 9/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số. Tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ...
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 1, liên tục đổi hướng di chuyển
Sáng ngày 11/6, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão số 1. Dự báo bão sẽ tiếp tục mạnh thêm và liên tục đổi hướng di chuyển.
Tình hình kinh tế xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2025
Theo số liệu từ Cục Thống kê, tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm 2025 tiếp tục cho thấy xu hướng tích cực, với nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng...
Dự báo thời tiết ngày 11/6/2025: Có mưa rào và dông vài nơi
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước ngày 11/6/2025.
Từ 1/7, chủ hộ kinh doanh cá thể tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2025) mở rộng diện tham gia BHXH bắt buộc với nhiều nhóm đối tượng, trong đó có chủ hộ kinh doanh cá thể.
Lật tẩy "mánh khóe" trốn thuế trong kinh doanh online
Trong bối cảnh thương mại điện tử và kinh doanh online bùng nổ, cơ quan thuế ngày càng gặp nhiều thách thức trong việc kiểm soát nguồn thu, đặc biệt là từ nhóm hộ kinh...
Đóng mở bất phân: Tình trạng ở chợ Đồng Xuân và các phố xung quanh
Cách đây hai ngày, hàng loạt các tờ báo đã đưa tin về sự đóng cửa hàng loạt, được cho là bất thường ở chợ Đồng Xuân (Hà Nội). Không chỉ trong chợ, mà việc...
Hà Nội tiếp nhận hồ sơ trực tuyến liên quan đến đất đai: Người dân hưởng lợi gì?
Kể từ ngày 1/6/2025, một bước tiến quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính đã được triển khai tại Hà Nội: Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố chính thức tiếp...
Ngành đường sắt giảm giá vé cho thí sinh đi thi đại học năm 2025
Nhằm tạo điều kiện cho thí sinh đi thi, nhập học vào các trường đại học, học viện, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề năm 2025, ngành đường sắt thực hiện chương...
Khung giá điện gió 2025: Cú hích chính sách mở đường cho chu kỳ đầu tư mới
Sau thời gian dài chờ đợi, ngày 30/5/2025, Bộ Công Thương đã chính thức ban hành Quyết định số 1508/QĐ-BCT, phê duyệt khung giá phát điện năm 2025 cho các dự án điện gió trên...
Luật Đầu tư sửa đổi tạo ‘làn xanh’ cho các dự án công nghệ cao
Điểm mở của Luật Đầu tư sửa đổi là tháo gỡ các điểm nghẽn thể chế, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học...
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 6/2025
Hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử; Mỗi nhà đầu tư chỉ được mở một tài khoản đầu tư gián tiếp tại Việt Nam...
Lợi nhuận Quý 1/2025 bật tăng: Cơ hội "vàng" đã mở ra?
Theo số liệu từ FiinGroup, kết quả kinh doanh Quý 1/2025 của toàn thị trường tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế (LNST) tích cực, tăng 12% so với cùng kỳ...
Thời hạn áp thuế 50% lên EU sau cuộc gọi “rất tốt đẹp” của Tổng thống Trump
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ gia hạn thời hạn áp mức thuế 50% lên Liên minh Châu Âu (EU) đến ngày 9/7.
Đề xuất miễn học phí trường công, hỗ trợ học sinh trường tư
Sáng 22/5, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi đến năm 2030,...
Đề xuất giảm 2% VAT với toàn bộ hàng hóa, dịch vụ
Nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% áp dụng đồng loạt cho tất cả hàng hóa, dịch vụ.
Hà Nội triển khai bệnh án điện tử tại tất cả bệnh viện trước 30/9/2025
Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, tối ưu hóa quy trình quản lý, vận hành hệ thống y tế, đồng thời từng bước xây dựng nền y tế số hiện...
Hải Phòng: 100% người có công với cách mạng đã nhận trợ cấp qua tài khoản
Theo số liệu báo cáo của Sở Nội vụ Hải Phòng, đến nay, thành phố Hải Phòng đã hoàn thành mục tiêu 100% người có công với cách mạng được mở tài khoản và nhận...
Xem nhiều




