Gojek đánh mất thị phần thế nào trước khi thông báo rời khỏi Việt Nam?
Từng là ứng dụng gọi xe đứng thứ 2 sau Grab, thế nhưng Gojek vừa bất ngờ thông báo rời khỏi thị trường Việt Nam sau khi lần lượt đánh mất thị phần vào tay Be và Xanh SM.
Rời khỏi Việt Nam sau nhiều năm “đốt tiền”
Thông tin Gojek cho biết hãng xe này sẽ quyết định đóng cửa hoạt động kinh doanh tại Việt Nam từ ngày 16/9/2024. Quyết định trên là một bước tiến chiến lược nhằm củng cố hoạt động kinh doanh, phù hợp với chiến lược tăng trưởng dài hạn của công ty mẹ của Gojek là Tập đoàn GoTo - công ty công nghệ lớn nhất tại Indonesia. Công ty sẽ tập trung vào các hoạt động có thể mang đến tác động đáng kể lên thị trường một cách bền vững, phù hợp với cam kết trong việc đạt được tăng trưởng kinh doanh bền vững trong dài hạn.
Gojek cũng gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến toàn bộ nhân viên, người dùng, các đối tác. Về trách nhiệm với các đối tác trên nền tảng, Gojek cho biết sẽ thực hiện các hỗ trợ cần thiết đối với tất cả các bên bị ảnh hưởng trong suốt quá trình chuyển tiếp, đồng thời tuân thủ các quy định và pháp luật hiện hành.
Gojek được thành lập năm 2010, ban đầu tập trung vào các dịch vụ chuyển phát và gọi xe, trước khi ra mắt ứng dụng vào tháng 1/2015 tại Indonesia.
Tháng 9/2018, ứng dụng GoViet - tiền thân của Gojek - chính thức ra mắt thị trường Việt Nam. Lúc này Gojek đóng vai trò là đối tác chiến lược, cung cấp cho GoVietcông nghệ và tài chính.
Đến tháng 7/2020, GoViet công bố sẽ hợp nhất ứng dụng với Gojek trong chiến lược dài hạn nhằm tạo ra tác động tích cực lâu dài và thúc đẩy đổi mới cho khách hàng tại Việt Nam.
Ngày 5/8/2020, Gojek công bố chính thức ra mắt ứng dụng Gojek tại Việt Nam với các dịch vụ gọi xe (GoRide), giao hàng (GoSend) và đặt đồ ăn (GoFood).

Gojek sẽ dừng hoạt động từ 16/9.
Những năm đầu tham gia thị trường xe công nghệ, Gojek thường xuyên tung ra các gói khuyến mại siêu “khủng” để thu hút khách hàng. Đã có thời điểm nhờ các chương trình ưu đãi này, Gojek có mức độ phổ biến ngang ngửa Grab.
Trải qua 6 năm hoạt động, Gojek vừa thông báo chính thức rút khỏi thị trường Việt Nam. Trước đó, vào năm 2021, Gojek cũng rời khỏi Thái Lan, sau đó phải nhượng lại mảng thương mại điện tử đang thua lỗ là Tokopedia cho TikTok của Bytedance vào cuối năm 2023, thương vụ này trị giá 1,5 tỷ USD.
Như vậy, chiến lược phát triển dài hạn khi hợp nhất 2 thương hiệu GoViet và Gojek đặt ra lúc ban đầu đã không thể thành hiện thực.
Gojek đánh mất thị phần như thế nào?
Sau khi Gojek rút khỏi Việt Nam, thị trường gọi xe công nghệ Việt Nam ngoài "ông lớn" ngoại quốc Grab thì chỉ còn 2 thương hiệu của Việt Nam đủ sức cạnh tranh là Xanh SM và Be. Nhưng trước đó, Gojek đã từng là đối trọng của Grab khi thường xuyên ở vị trí á quân trong danh sách các thương hiệu xe công nghệ phổ biến.
Các khảo sát của nhiều tổ chức uy tín trên thế giới công bố từ 2021 - 2022 dựa trên số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ gọi xe 2 bánh tại Việt Nam cho thấy Grab chiếm khoảng 50 - 60% thị phần, Gojek đứng vị trí thứ 2 với khoảng 20%, Be chiếm khoảng 18%. Đối với ô tô, thị phần của Grab áp đảo với 66%, Be chiếm 22% và phần còn lại chia cho các ứng dụng khác.
Tháng 9/2023, Gojek cũng từng rất năng nổ sau khi Baemin Việt Nam thông báo “tạm dừng cuộc chơi”.
Trung tuần tháng 11/2023, Gojek đã mở rộng hoạt động tại tỉnh Bình Dương (khu vực Dĩ An, Thuận An, Thủ Dầu Một) và Đồng Nai (TP Biên Hòa). Đây đều là các địa phương được đánh giá có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, lại giáp TP.HCM. Thời điểm đó, Gojek nắm giữ hệ sinh thái khoảng 200.000 tài xế.

Grab vẫn đang là thương hiệu được khách hàng sử dụng xe công nghệ ưa chuộng.
Thế nhưng, đến năm 2024, báo cáo “Mức độ phổ biến của ứng dụng gọi xe máy năm 2024” được Q&M công bố cho thấy Grab tuy vẫn là hãng xe được người Việt sử dụng nhiều nhất nhưng thị phần đang bị lấy đi bởi 2 hãng xe công nghệ thuần Việt là Be và Xanh SM, còn Gojek đã bị đẩy xuống vị trí thứ 4.
Cụ thể, 42% người Việt sẽ lựa chọn Grab khi muốn sử dụng dịch vụ di chuyển bằng xe máy. Đứng vị trí thứ hai và thứ ba lần lượt là Be và Xanh SM với tỷ lệ lần lượt là 32% và 19%, Gojek chỉ 7% người dùng sử dụng.
Về độ tuổi sử dụng, nhóm khách hàng lớn tuổi sẽ sử dụng Grab để di chuyển, trong khi đó nhóm khách Gen Z thì lại yêu thích các thương hiệu Việt Nam.
Cụ thể, ở nhóm 41 – 45 tuổi, 43% người dùng thường xuyên dùng Grab, tỷ lệ sử dụng thường xuyên Be và Xanh đều là 25%.
Nhóm khách hàng từ 31 – 40, Grab có tới 54% khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ, trong khi tỷ lệ này với hai ứng dụng gọi xe Be và Xanh SM là 22% và 16%.
Độ tuổi từ 24 – 30, 46% khách hàng thường xuyên sử dụng Grab; 43% thường xuyên dùng Be và 14% chọn Xanh SM.
Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Mordor Intelligence thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam năm 2023 có quy mô 727,73 triệu USD, trong đó Grab chiếm đến 58,68% thị phần, gấp 6,4 lần thị phần của Be. Tuy nhiên, Q&Me đánh giá Be có tỷ lệ giữ chân khách hàng cao nhất trong các hãng gọi xe công nghệ.
Như vậy, thị phần xe công nghệ Việt Nam đã được chia lại một cách nhanh chóng khi có sự tham gia mạnh mẽ của dòng xe điện Xanh SM – thương hiệu của người Việt. Còn Gojek, sau một thời gian dài “đốt tiền” để dành thị phần đã chính thức rời khỏi thị trường Việt Nam.
Chi gần 450 tỷ thâu tóm tòa nhà 19 tầng tại Hà Nội, SSI của "ông trùm" Nguyễn Duy Hưng gây sốc giới đầu tư
SSI vừa chi gần 447 tỷ đồng để sở hữu tòa nhà văn phòng cao 19 tầng tại Hà Nội, đánh dấu bước đi chiến lược quan trọng trong việc mở rộng...
Báo lãi quý 1 tăng trưởng hai chữ số: FPT Online trả cổ tức “khủng”, tỷ lệ 100% bằng tiền mặt
Với hơn 18 triệu cổ phiếu đang lưu hành, doanh nghiệp dự kiến chi hơn 184 tỷ đồng để thanh toán cổ tức cho cổ đông.
Quốc tế Sơn Hà (SHI) sắp phát hành hơn 8 triệu cổ phiếu tăng vốn, cơ hội lớn cho cổ đông hiện hữu?
SHI chuẩn bị phát hành cổ phiếu thưởng từ lợi nhuận chưa phân phối, giữa lúc lợi nhuận quý I/2025 tăng mạnh và cơ cấu tài chính được cải thiện rõ nét.
Thuduc House bất ngờ báo lãi, cổ phiếu TDH tăng mạnh 5 phiên liên tục
Với mức lãi sau thuế hơn 5,6 tỷ đồng trong quý 1/2025 – trái ngược với khoản lỗ cùng kỳ năm ngoái, Thuduc House (TDH) đang mang đến bất ngờ tích cực cho thị trường.
Đường Man - Doanh nghiệp từng làm nên tên tuổi đại gia Đường ‘bia’ tiếp tục thua lỗ
Công ty Cổ phần Đường Man – thành viên của Tập đoàn Hòa Bình (Hòa Bình Group) – từng được biết đến là đơn vị tiên phong trong sản xuất malt bia tại Việt Nam...
Nhà máy ray thép 14.000 tỷ của Hòa Phát có động thái mới: Tỷ phú Trần Đình Long ‘chốt đơn’ sản phẩm vào năm 2027
Hòa Phát ghi nhận quý khởi sắc đầu năm 2025 với doanh thu đạt gần 38.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế vượt 3.300 tỷ đồng tăng 16%...
Tập đoàn năng lượng Zarubezhneft (Nga) dự kiến xây nhà máy điện gió ngoài khơi ở Việt Nam
Thông tin này được công bố trong Tuyên bố chung trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Tổng Bí thư Tô Lâm.
BIM Group đổ 3.000 tỷ xây ‘siêu dự án’ tại Hạ Long, đại gia Đoàn Quốc Việt đang toan tính điều gì?
BIM Hạ Long, thành viên của Tập đoàn BIM Group, đang triển khai dự án “Tổ hợp công trình thương mại, dịch vụ và căn hộ lưu trú” tại trung tâm du lịch Hạ Long...
Vietnam Airlines họp ĐHĐCĐ bất thường ngày 15/5: Trình phương án tăng vốn, bàn thương vụ 50 máy bay thân hẹp
Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa công bố quyết định triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường vào chiều 15/5 tại Hà Nội....
Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) - Khẳng định thương hiệu Việt với thị trường quốc tế
PVCFC vừa được Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Lâm nghiệp Úc cấp Chứng chỉ Level One (Cấp độ 1) cho xuất khẩu phân bón hàng rời (Bulk In-Ship Fertiliser). Với bước tiến mới này,...
MCP: Vững tăng trưởng, quyết tâm dẫn đầu ngành bao bì kim loại Việt Nam
Bao bì Mỹ Châu (HOSE: MCP) – doanh nghiệp bao bì kim loại duy nhất niêm yết trên sàn HOSE báo lãi sau thuế năm 2024 vượt 35% kế hoạch và tăng tới 173% so...
Bức tranh trái chiều ngành xi măng Quý 1/2025: Bỉm Sơn, Hà Tiên thận trọng bám trụ, La Hiên bất ngờ lội ngược dòng
Trong khi các tên tuổi lớn như Bỉm Sơn (BCC), Hà Tiên (HT1) đang nỗ lực kiểm soát chi phí để thu hẹp thua lỗ, thì Xi măng La Hiên (CLH) lại gây bất ngờ...
Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ để PV Power phát triển bền vững
Trong bối cảnh ngành năng lượng đang chuyển dịch mạnh mẽ trước yêu cầu phát triển xanh và áp lực bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, Tổng công ty Điện lực Dầu khí...
Ông Phạm Hữu Quốc giữ chức Tổng giám đốc Bamboo Capital
Tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán và Luật Kinh tế tại Đại học Kinh tế TP.HCM, ông Phạm Hữu Quốc được đánh giá cao bởi nền tảng kiến thức chuyên sâu và tư duy phân tích sắc bén.
Trao quyền chủ động cho doanh nghiệp trong huy động và sử dụng dòng vốn nội bộ
Sáng ngày 13/5, trong phiên thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà (Đoàn đại biểu Quốc...
Bình Thuận "chốt hạ" cứ điểm sản xuất linh kiện ô tô hơn 2.000 tỷ, sẽ đón 1.000 lao động về làm việc
Với công suất dự kiến 12 triệu sản phẩm/năm, nhà máy mở ra cơ hội việc làm cho 1.000 lao động địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế bền vững.
VEFAC lãi đậm 15.000 tỷ đồng trong quý I/2025, cổ đông sắp nhận cổ tức tiền mặt tỷ lệ 435%
VEFAC đề xuất chia cổ tức tiền mặt “khủng” hơn 7.200 tỷ đồng, sau quý kinh doanh đầu năm 2025 tăng trưởng bùng nổ với lợi nhuận gấp hơn 160 lần cùng kỳ.
“Cởi trói” để doanh nghiệp nhà nước vươn mình trong kỷ nguyên mới
Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế sâu rộng, doanh nghiệp có vốn nhà nước cần một môi trường pháp lý thuận lợi hơn là ràng...
Công ty của ông Phạm Nhật Vượng chính thức ra mắt nền tảng giao đồ ăn “Xanh SM Ngon”
Không dừng lại ở taxi điện, Xanh SM tiếp tục mở rộng hệ sinh thái của mình với nền tảng giao đồ ăn Xanh SM Ngon, cạnh tranh với những cái tên lớn...
Xem nhiều




