VnFinance
Thứ hai, 30/03/2020, 21:00 PM

GS. Đặng Hùng Võ: Doanh nghiệp bất động sản có thể kích hoạt điều khoản "bất khả kháng"

GS. Đặng Hùng Võ cho rằng hoàn toàn có thể kích hoạt "điều khoản bất khả kháng" trong các hợp đồng, bởi đại dịch đã và đang tác động trực tiếp đến hợp đồng giữa các doanh nghiệp hoặc giữa doanh nghiệp với cá nhân.

Trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã phải phá sản, số khác phải tạm ngừng hoạt động, và có doanh nghiệp phải phá vỡ một số điều khoản hợp đồng đã ký kết do tác động ngoại cảnh không mong muốn.

Lúc này, yếu tố pháp lý về "điều khoản bất khả kháng" trong các hợp đồng giao kết được chú ý, và nhiều câu hỏi đặt ra, rằng: Covid-19 có được coi là điều bất khả kháng và những doanh nghiệp đang gặp khó khăn do tác động của dịch bệnh này có thể kích hoạt "điều khoản bất khả kháng" trong hợp đồng để cùng nhau san sẻ khó khăn?


Chia sẻ với Reatimes về vấn đề này, GS.TSKH. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có những phân tích làm rõ hơn vấn đề.

PV: Thưa Giáo sư, với hàng loạt tác động gây thiệt hại lớn tới nền kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng, Covid-19 có được coi là một điều "bất khả kháng" vẫn được đề cập trong các hợp đồng giao kết?

GS. Đặng Hùng Võ: Theo tôi, hoàn toàn được, bởi tình trạng dịch bệnh như hiện nay được coi như bất khả kháng và có tác động trực tiếp đến hợp đồng giữa các doanh nghiệp hoặc giữa doanh nghiệp với cá nhân.

PV: Trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã nghĩ tới "điều khoản bất khả kháng và muốn sử dụng nó để hủy bỏ hoặc giãn thời hạn thực hiện một số điều khoản trong hợp đồng giao kết. Nhưng, có ý kiến cho rằng chưa đủ căn cứ để đưa Covid-19 thành yếu tố bất khả kháng, quan điểm của Giáo sư về vấn đề này như thế nào?

GS. Đặng Hùng Võ: Tất nhiên, hiểu với nhau thì chúng ta hiểu chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh là những hoàn cảnh bất khả kháng. Còn, về dịch bệnh Covid-19, hiện nay đây là vấn đề của toàn thế giới chứ không chỉ riêng Việt Nam. Do đó, 2 bên có thể tự hiểu với nhau rằng đây là trường hợp bất khả kháng.

Chúng ta có thể xem lại Bộ Luật Dân sự 2015 với các quy định về trường hợp bất khả kháng thông thường. Và có thể căn cứ theo bộ luật này để bàn thảo, đưa ra phương án hợp lý trong hoàn cảnh hiện nay, không cần thiết phải có văn bản quy định, cho phép thì mới kích hoạt điều khoản này.

Theo đó, khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rõ ràng: Sự kiện bất khả kháng là những sự kiện xảy ra ngoài ý chí của con người khiến chúng ta không thể lường trước và khắc phục được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết, khả năng cho phép.

Như vậy, một sự kiện được xem là sự kiện bất khả kháng khi đáp ứng các điều kiện sau: (1) Sự kiện xảy ra một cách khách quan hay gọi là sự kiện khách quan, tức sự kiện đó nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng; (2) Hậu quả của sự kiện không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng cho đến trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm; (3) Hậu quả của sự kiện đó không thể khắc phục được mặc dù áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Với những tác động của dịch bệnh Covid-19, tôi cho rằng 2 bên ký hợp đồng phải coi rằng đây là trường hợp bất khả kháng khiến một số việc không thực hiện được.

 
Hàng loạt doanh nghiệp phải đóng cửa, tạm ngừng hoạt động do tác động của dịch bệnh Covid-19

 

PV: Vậy theo ông nhóm ngành nào nên kích hoạt điều khoản này? Tất cả hay chỉ những ngành nghề chịu nhiều tác động?

GS. Đặng Hùng Võ: Tình trạng dịch bệnh hiện nay đang gây ra nhiều ảnh hưởng, doanh nghiệp có thể chỉ ra nó tác động trực tiếp vào điều khoản nào trong hợp đồng nào, thì lúc đó 2 bên thống nhất với nhau rằng điều khoản này sẽ phải chậm thực hiện, hoặc không thể thực hiện được theo đúng hạn định trong hợp đồng vì lý do Covid-19.

Điều này là tùy từng hợp đồng mà ta chỉ ra. Không thể xây dựng điều gì chung rồi phổ biến cho cả nước vì từng hợp đồng có điều khoản riêng, thì 2 bên ký hợp đồng ngồi với nhau và có thể thống nhất được.

PV: Bất động sản du lịch là một trong những nhóm ngành chịu nhiều tác động từ dịch bệnh, đặc biệt là condotel, sau sự đổ vỡ của Coccobay chưa kịp hồi phục thì lại phải hứng chịu "cơn bão" Covid-19. Liệu trong trường hợp này chủ đầu tư có thể kích hoạt "điều khoản bất khả kháng" đối với cam kết lợi nhuận condotel?

GS. Đặng Hùng Võ: Theo tôi là hoàn toàn được. Ví dụ với cam kết lợi nhuận, trước đó chủ đầu tư dự án cam kết trả tỷ lệ lợi nhuận là bao nhiêu cho nhà đầu tư thứ cấp, nhưng trong hoàn cảnh dịch bệnh diễn ra, thì có thể nêu ra nguyên nhân: Do bất khả kháng, trong một số tháng nhất định, chúng tôi không trả được lợi nhuận như cam kết vì không có khách hàng, không có doanh thu - điều đó là hoàn toàn được. Thậm chí mức lợi nhuận cam kết có thể đưa về bằng 0.

Tuy nhiên, cũng cần có lời hứa đến khi nào cam kết được thực hiện, ví dụ như 3 tháng sau khi tình trạng dịch bệnh Covid-19 đã được dập tắt, bởi cũng cần một khoảng thời gian nhất định để du lịch có thể khôi phục.

Chủ đầu tư có thể đình lại việc trả lợi nhuận trong một số tháng nhất định trong tình trạng như hiện nay, điều này hoàn toàn là đúng.

Để Covid-19 có thể được xem là sự kiện bất khả kháng, cần đáp ứng thêm các điều kiện: Bên có nghĩa vụ đã nỗ lực áp dụng mọi biện pháp cần thiết và trong khả năng cho phép để khắc phục tác động của Covid-19 tới việc thực hiện hợp đồng; và Covid-19 là nguyên nhân trực tiếp làm bên bị ảnh hưởng không thể thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng.

Bên cạnh đó, còn phụ thuộc vào từng loại hợp đồng đã ký kết, phạm vi nghĩa vụ phải thực hiện. Nếu Covid-19 không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ, thì Covid-19 sẽ không được xem xét là sự kiện bất khả kháng.

Trong trường hợp Covid-19 trở thành sự kiện bất khả kháng để miễn trừ trách nhiệm, các bên có thể đàm phán sửa đổi hợp đồng theo quy định tại Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015 do hoàn cảnh thay đổi. Bởi mục đích giao kết hợp đồng có đạt được hay không, không chỉ phụ thuộc vào việc tuân thủ hợp đồng, thực hiện nội dung của hợp đồng, mà còn bị chi phối bởi điều kiện, hoàn cảnh khách quan mang lại.

Trong trường hợp nhận thấy khi Covid-19 diễn biến phức tạp, nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên, thì các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hoặc chấm dứt hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được, một trong các bên có thể yêu cầu tòa án chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định, hoặc sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản

Luật sư Võ Trung Tín - Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam chia sẻ trên Sài Gòn Đầu tư



Theo Gia Minh/Reatimes

 

 

Link nguồn: http://reatimes.vn/doanh-nghiep-bat-dong-san-co-the-kich-hoat-dieu-khoan-bat-kha-khang-20200330163255574.html


Hình dung trung tâm kinh tế biển, đô thị thông minh Phú Quốc trong tương lai?
Hình dung trung tâm kinh tế biển, đô thị thông minh Phú Quốc trong tương lai?

Những công trình hạ tầng trăm nghìn tỷ được đầu tư cho APEC 2027 cùng cơ chế đặc khu sẽ mở ra không gian phát triển chưa từng có cho Phú Quốc...

'Nhà ở cần được nhìn nhận như một phần thiết yếu của hạ tầng quốc gia'
"Nhà ở cần được nhìn nhận như một phần thiết yếu của hạ tầng quốc gia"

Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh và giá nhà vượt xa thu nhập, các chuyên gia cho rằng đã đến lúc tái định vị nhà ở như một phần thiết yếu...

Giá vật liệu xây dựng tăng cao, chủ nhà và chủ thầu cùng 'méo mặt'
Giá vật liệu xây dựng tăng cao, chủ nhà và chủ thầu cùng "méo mặt"

"Giá tăng cao quá, xây nhà trong thời điểm này đến khổ" - đó là câu than thở chung của cả chủ nhà lẫn những chủ thầu xây dựng.

TPHCM: Giải quyết thông suốt các thủ tục nhà đất sau hợp nhất
TPHCM: Giải quyết thông suốt các thủ tục nhà đất sau hợp nhất

Cách thức hoạt động tại các phường, xã, trung tâm phục vụ hành chính công, nhất là những vấn đề về thủ tục xây dựng, nhà đất, hạ tầng đô thị...

Rà soát, đề xuất bổ sung nhu cầu sử dụng đất phục vụ điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất Quốc gia
Rà soát, đề xuất bổ sung nhu cầu sử dụng đất phục vụ điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất Quốc gia

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu khẩn trương rà soát, cập nhật và đề xuất bổ sung nhu cầu...

Hợp tác giữa Cảng HKQT Vân Đồn và Crystal Holidays: Thúc đẩy giao thương quốc tế tại Đặc khu kinh tế Vân Đồn
Hợp tác giữa Cảng HKQT Vân Đồn và Crystal Holidays: Thúc đẩy giao thương quốc tế tại Đặc khu kinh tế Vân Đồn

Lễ ký kết hợp tác giữa Cảng HKQT Vân Đồn và Crystal Holidays diễn ra vào ngày 07/7/2025 tại Vân Đồn (Quảng Ninh), đánh dấu mối quan hệ hợp tác...

Các địa phương hoàn thành kiểm kê đất đai trước ngày 20/8
Các địa phương hoàn thành kiểm kê đất đai trước ngày 20/8

Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu các tỉnh, thành phố hoàn tất kiểm kê đất đai sau khi sắp xếp đơn vị hành chính trước ngày 20/8/2025 để đảm bảo quản lý hiệu quả.

Gần 22.000 căn nhà đủ điều kiện mở bán tại Hà Nội trong nửa đầu năm 2025
Gần 22.000 căn nhà đủ điều kiện mở bán tại Hà Nội trong nửa đầu năm 2025

Số lượng căn hộ và nhà thấp tầng đủ điều kiện kinh doanh tại Hà Nội đã tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ, cho thấy tín hiệu phục hồi rõ nét của thị...

Nhà đầu tư miền Bắc “Nam tiến” tìm bến đỗ mới cho dòng tiền
Nhà đầu tư miền Bắc “Nam tiến” tìm bến đỗ mới cho dòng tiền

Sau giai đoạn “nóng” với mức giá tăng cao và nguồn cung eo hẹp, nhiều nhà đầu tư miền Bắc đang chuyển hướng tập trung vào các thị trường mới hấp dẫn hơn.

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 7/7: Đà Nẵng quy hoạch khu đô thị hơn 2.800ha quanh núi
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 7/7: Đà Nẵng quy hoạch khu đô thị hơn 2.800ha quanh núi

Ninh Bình thành lập cụm công nghiệp rộng gần 75ha; Hà Nội đề xuất 155 khu đất thí điểm nhà thương mại; Đà Nẵng quy hoạch khu đô thị hơn 2.800ha quanh núi…

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 5/7: Hải Phòng “trải thảm đỏ” kêu gọi đầu tư loạt dự án nghìn tỷ
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 5/7: Hải Phòng “trải thảm đỏ” kêu gọi đầu tư loạt dự án nghìn tỷ

Ninh Bình phê duyệt dự án khu nhà ở công vụ gần 211 tỷ đồng; Hải Phòng “trải thảm đỏ” kêu gọi đầu tư loạt dự án nghìn tỷ… là những tin tức xây dựng - bất động sản đáng chú ý.

Siêu dự án nghỉ dưỡng 20.000 tỷ đồng của FLC tại Quảng Bình được khởi động trở lại
Siêu dự án nghỉ dưỡng 20.000 tỷ đồng của FLC tại Quảng Bình được khởi động trở lại

Đại dự án nghỉ dưỡng ven biển FLC Quảng Bình có quy mô gần 2.000ha, tổng vốn đầu tư khoảng 20.000 tỷ đồng vừa có động thái mới sau thời gian dài gián đoạn.

Cơ hội nào cho thị trường bất động sản trong bối cảnh mới?
Cơ hội nào cho thị trường bất động sản trong bối cảnh mới?

Khi "điểm nghẽn của điểm nghẽn" được gỡ rối cùng quyết sách sáp nhập thành 34 tỉnh/thành, thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ có sự thay đổi lớn...

Từ 1/7, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đất đai không quá 3 ngày làm việc
Từ 1/7, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đất đai không quá 3 ngày làm việc

Từ 1/7, thời gian đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu không quá 17 ngày, thời gian cấp giấy chứng nhận không quá 3 ngày làm việc,...

Kiến trúc Blanca City: Vang vọng thanh âm của biển và lịch sử “Cap Saint Jacques” rực rỡ
Kiến trúc Blanca City: Vang vọng thanh âm của biển và lịch sử “Cap Saint Jacques” rực rỡ

Blanca City là một chương sống động trong hành trình tái định nghĩa đô thị nghỉ dưỡng ven biển Việt Nam – nơi nghệ thuật kiến trúc vượt ra khỏi những khối hình,...

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 3/7: Duyệt chủ trương đầu tư 2 khu đô thị 54.600 tỷ đồng
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 3/7: Duyệt chủ trương đầu tư 2 khu đô thị 54.600 tỷ đồng

Duyệt chủ trương đầu tư 2 khu đô thị 54.600 tỷ đồng ở khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi); Sun Group đề xuất làm đường ven sông và tuyến metro...

Siết cho thuê ngắn ngày trong chung cư: “Cửa mở” cho người mua ở thực
Siết cho thuê ngắn ngày trong chung cư: “Cửa mở” cho người mua ở thực

Việc siết lại hoạt động cho thuê lưu trú ngắn hạn tại các chung cư không chỉ hướng tới mục tiêu lập lại trật tự quản lý, mà còn mở ra một "khoảng trống đầu...

Người dưới 35 tuổi được vay mua nhà ở xã hội với lãi suất 5,9%
Người dưới 35 tuổi được vay mua nhà ở xã hội với lãi suất 5,9%

Từ nay đến hết năm 2025, người dưới 35 tuổi vay mua nhà ở xã hội sẽ được áp dụng mức lãi suất 5,9%/năm.

Từ ngày 1/7 chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, phường trực tiếp ký cấp sổ đỏ
Từ ngày 1/7 chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, phường trực tiếp ký cấp sổ đỏ

Từ ngày 1/7/2025, thẩm quyền giải quyết thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu cho cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam sẽ được thực hiện tại cấp xã.

VnFinance
vnfinance.vn
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance