Hà Nội: Đẩy mạnh các động lực tăng trưởng của nền kinh tế
Văn phòng Chính phủ vừa phát đi Thông báo số 195/TB-VPCP ngày 25/5/2023 kết luận của Thường trực Chính phủ tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội. Trong đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội đã quyết tâm cao, hành động quyết liệt; bám sát, nghiêm túc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các Nghị quyết, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố.
![]() |
Thông báo nêu: Thành phố Hà Nội có vai trò đặc biệt quan trọng, là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh chung của cả nước là khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ hội và thuận lợi, tác động trực tiếp tới các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội đã quyết tâm cao, hành động quyết liệt; bám sát, nghiêm túc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các Nghị quyết, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố; đã lãnh đạo, chỉ đạo thành công phòng, chống dịch COVID-19; tổ chức chuyển đổi thành công, hiệu quả phòng, chống dịch COVID-19 từ trạng thái phong tỏa, giãn cách xã hội sang trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, đẩy mạnh tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng, và đạt được những kết quả tương đối toàn diện, tích cực trên tất cả các lĩnh vực. Năm 2022, GRDP tăng trưởng 8,89%. Năm 2022, tổng thu ngân sách Nhà nước vượt gần 20% dự toán; giá trị nông nghiệp công nghệ cao đã chiếm tới 40% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp; GRDP năm 2022 đạt bình quân gần 142 triệu đồng/người (tăng hơn 18 triệu đồng so với năm 2020) bình quân tăng 7,07%/năm...
Thay mặt Chính phủ, Thường trực Chính phủ biểu dương, đánh giá cao nỗ lực và kết quả đạt được của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội đã góp phần cùng cả nước thực hiện được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn, phát triển văn hóa; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh; thúc đẩy đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Thành phố còn một số tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức cần khắc phục như: Chưa có đột phá lớn về phát triển kinh tế, nhất là phát triển bền vững theo chiều sâu; tăng trưởng thấp hơn so với mục tiêu đề ra; tình trạng ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông, quá tải về hạ tầng đô thị chưa được cải thiện rõ nét…
Phát triển Hà Nội toàn diện, nhanh, bền vững
Thường trực Chính phủ yêu cầu trong thời gian tới, Thành phố Hà Nội cần tiếp tục quán triệt, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, Thủ đô Hà Nội, Nghị quyết của Chính phủ và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII phát triển Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".
Thành phố Hà Nội cần nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí, tiềm năng, tầm quan trọng của Thành phố trong sự phát triển chung của cả nước "cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước". Đồng thời, nhận diện rõ các khó khăn, thách thức, tồn tại, hạn chế yếu kém, phát huy mạnh mẽ tinh thần tự lực, tự cường, truyền thống đoàn kết, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo để phát triển Hà Nội toàn diện, nhanh, bền vững, xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế của cả nước. Thủ đô phải là hình mẫu cho sự phát triển kinh tế - xã hội cả nước. Chú trọng sơ kết, tổng kết mô hình hay, cách làm tốt để nhân rộng, tạo sức lan tỏa cao. Khuyến khích, bảo vệ những người dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo vì lợi ích chung, tránh khuynh hướng trông chờ, ỷ lại và sợ trách nhiệm.
Hà Nội phấn đấu vượt mức các mục tiêu đề ra
Hà Nội cần chủ động nắm bắt tình hình, không để bị động, bất ngờ, nâng cao khả năng dự báo những tác động, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế Thành phố; phản ứng chính sách linh hoạt, kịp thời, hiệu quả. Đẩy mạnh các động lực tăng trưởng của nền kinh tế Thành phố (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng). Thực hiện nghiêm các Nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn, yếu kém của các thị trường (tiền tệ, tín dụng, bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp); triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về miễn, giảm, thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất; giảm lãi suất, cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định.
Đồng thời, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và 03 Chương trình mục tiêu quốc gia. Phấn đấu hoàn thành vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm 2023, tạo nền tảng vững chắc cho những năm tiếp theo. Huy động hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển, tăng cường hợp tác công tư, triển khai mô hình mới (lãnh đạo công, quản trị tư đối với một số mô hình và mô hình đầu tư công, quản lý tư, mô hình đầu tư tư, sử dụng công...).
Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính và thủ tục hành chính, trong đó tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm gắn với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi của các cấp và tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực. Xây dựng hệ thống cơ quan hành chính đoàn kết, thống nhất cao, liêm chính, dân chủ, hành động, hiệu quả, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại, trong sạch, tận tụy, vì Nhân dân phục vụ.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển Thủ đô, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp sớm hoàn thiện, trình Chính phủ cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), phân cấp, phân quyền tối đa, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển Thủ đô, qua đó cụ thể hóa các nội dung được quy định tại Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị, bảo đảm tổng quát, bao trùm, khả thi, hiệu quả.
Quy hoạch Thủ đô Hà Nội với tư duy đổi mới, tầm nhìn đột phá
Thành phố khẩn trương hoàn thành lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2045 và tầm nhìn đến năm 2065 với tư duy đổi mới, tầm nhìn đột phá, chiến lược, dài hạn, phát huy được mọi tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, đồng thời giải quyết được các mâu thuẫn, tồn tại, hạn chế. Tổ chức triển khai quy hoạch đô thị thật tốt, hiện đại và bản sắc, mở rộng không gian phát triển, phát huy tiềm năng, thế mạnh của Thành phố.
Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp chuyển đổi số quốc gia, triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; tăng cường triển khai dịch vụ công trực tuyến trên cổng dịch vụ công quốc gia.
Phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa
Hà Nội phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nghìn năm văn hiến và bảo vệ môi trường. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, giải quyết việc làm. Tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng nguồn nhân lực.
Bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất. Phòng, chống các loại dịch bệnh, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Chú trọng công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Coi trọng xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên. Tập trung xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, nhất là người đứng đầu, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
TIN LIÊN QUAN
-
Bất động sản công nghiệp nào ghi nhận nhu cầu cao trong 2023?
-
Vừa lên sàn vài tháng, “siêu cổ” VNZ của VNG đã bị hạn chế giao dịch vào thứ 6 hàng tuần
-
SHB hoàn tất chuyển nhượng 50% vốn điều lệ SHBFinance cho đối tác Krungsi
-
Lãi suất huy động trái phiếu Chính phủ tiếp tục xu hướng giảm
-
Phê duyệt giá tạm 19 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp
-
VNBA đề xuất tiếp tục điều tra, xử lý nghiêm đối tượng “tín dụng đen” bất hợp pháp
TP HCM báo cáo tiến độ gỡ vướng 36 dự án bất động sản
Mới đây, UBND TP HCM có báo cáo về kết quả thực hiện các yêu cầu và nêu một số đề xuất đối với Tổ công tác của Thủ tướng trong việc rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp.
Hà Nội yêu cầu tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp
UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 154/KH-UBND về việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý,...
Mức phạt khi xây nhà trên đất nông nghiệp
Xây nhà ở trên đất nông nghiệp chưa chuyển mục đích sử dụng là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị phạt tiền lên đến 500 triệu đồng và buộc khắc phục hậu...
Tin bất động sản ngày 29/5: Giá chung cư cao cấp sẽ không giảm
Thái Bình kêu gọi đầu tư dự án dân cư 164 tỉ đồng; Đà Lạt đề xuất giá khởi điểm đấu giá một số khu "đất vàng"; Bình Định sắp tìm nhà đầu tư...
Hải Phòng: Khởi công Khu nhà ở xã hội quy mô 2.538 căn hộ
Chiều 28/5, UBND thành phố Hải Phòng và Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn - Hải Phòng tổ chức Lễ khởi công Khu nhà ở xã hội...
Tin bất động sản tuần qua: Hải Phòng khởi công dự án nhà ở xã hội gần 8.000 tỉ đồng
Thu hồi đất 5 căn biệt thự di tích tại Khu nghỉ dưỡng cao cấp Bảo Đại; Hà Nội xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp;Gỡ khó cho các dự án bất động sản ở Bình Dương; Quảng Ngãi chấp thuận nhà đầu tư dự án khu đô thị 820 tỷ đồng…là những tin tức bất động sản đáng chú ý tuần qua.
Rủi ro khi mua đất nông nghiệp giá rẻ với lời hứa chuyển đổi thành đất thổ cư
Mua đất nông nghiệp giá rẻ để chuyển lên đất thổ cư với giá trị cao hơn là kênh đầu tư được nhiều người thực hiện. Tuy nhiên nhiều người băn khoăn...
Thủ tướng yêu cầu NHNN tạo điều kiện cho vay bất động sản
Thủ tướng yêu cầu NHNN VN tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay...; tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư dự án bất động sản, người mua nhà tiếp cận nguồn vốn tín dụng.
13 dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội sắp được mở bán
Mới đây, Hà Nội đã đưa ra danh sách những dự án nhà ở xã hội dự kiến khởi công và mở bán năm 2023.
Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh
Mới đây, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký ban hành Công điện 469/CĐ-TTg về tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Bình Thuận: Sẽ hoàn thành khoảng 9.800 căn nhà ở xã hội
Đây là mục tiêu đặt ra trong Kế hoạch thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội (NƠXH)...
Đất nền vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn và an toàn
Trong bối cảnh nhiều kênh đầu tư lên xuống thất thường, việc tìm kiếm cơ hội gia tăng lợi nhuận của giới đầu tư đang hướng về thị trường bất động sản, và đất nền vẫn được đánh giá là điểm hẹn sáng giá của dòng tiền. Bởi phân khúc đất nền đang có nhiều tín hiệu hồi phục rõ rệt.
Hậu Giang: Chấp thuận Công ty Hưng Phát là nhà đầu tư dự án Khu đô thị mới 2, thị trấn Mái Dầm
Ngày 26/5, UBND tỉnh Hậu Giang đã ban hành Quyết định số 892/QĐ-UBND chấp thuận nhà đầu tư là Công ty TNHH MTV Bất động sản Hưng Phát (Công ty Hưng Phát)...
Hà Nội: Đẩy mạnh các động lực tăng trưởng của nền kinh tế
Văn phòng Chính phủ vừa phát đi Thông báo số 195/TB-VPCP ngày 25/5/2023 kết luận của Thường trực Chính phủ tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội...
Tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản: Sẽ quyết liệt hơn nữa
Thời gian tới đây, các Bộ, ngành và địa phương phải coi việc quản lý và phát triển tốt thị trường bất động sản (BĐS) là nhiệm vụ cấp bách, cần tập trung giải quyết...
Tin bất động sản ngày 26/5: Khởi công dự án nhà ở xã hội gần 1.300 tỉ đồng tại Hà Nội
Đồng Nai duyệt phát triển 10.000 căn nhà ở công nhân, nhà ở xã hội; Hà Tĩnh huỷ kết quả nhà đầu tư trúng sơ tuyển siêu dự án khu đô thị hơn 23.000 tỷ...
Mức thu tiền bán hồ sơ cho người tham gia đấu giá nhà, đất từ 1 triệu đến 5 triệu đồng/hồ sơ
Bộ Tài chính đề xuất, mức thu tiền bán hồ sơ cho người tham gia đấu giá nhà, đất và công trình gắn liền với đất như sau: Diện tích đất từ 0,5ha trở xuống,...
Bất động sản công nghiệp nào ghi nhận nhu cầu cao trong 2023?
Theo ông Thomas Rooney - quản lý cấp cao, Bộ phận Dịch vụ Công nghiệp, Savills Hà Nội, nhà xưởng xây sẵn vẫn đang dẫn đầu về nhu cầu...
Thanh Hoá: Tăng cường quản lý giá vật liệu xây dựng
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa có Quyết định số 7114/UBND-CN về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát về giá, chống thất thu thuế trong hoạt động...