Hà Nội nghiên cứu cho phép kinh doanh vỉa hè
Lòng đường, vỉa hè thực tế là gắn với sinh kế của người dân, phần nào đó là kinh tế đô thị. Cho nên, nguyên nhân sâu xa và lớn nhất của những khó khăn, bất cập hiện nay là thiếu quy hoạch. Từ thiếu quy hoạch dẫn đến thiếu công khai, minh bạch... , Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nêu rõ tại buổi giao ban trực tuyến với lãnh đạo quận, huyện, thị xã quý I 2023.
Cụ thể, tại buổi giao ban khi đề cập đến việc quản lý lòng đường, vỉa hè, ông Đinh Tiến Dũng đánh giá Ban chỉ đạo 197 (Ban chỉ đạo liên ngành do công an làm thường trực) đã ban hành kế hoạch, tổ chức lập lại trật tự đô thị, giành lại vỉa hè cho người đi bộ bước đầu đạt kết quả tích cực. Tuy nhiên, để hài hòa giữa đảm bảo trật tự đô thị, phát triển kinh tế xã hội và an sinh xã hội, các cơ quan cần nghiên cứu cách làm căn cơ, duy trì kết quả lâu dài, không "bắt cóc bỏ đĩa", lãng phí nguồn lực.
Nguyên nhân sâu xa của những bất cập trong quản lý lòng đường, vỉa hè hiện nay, theo ông Dũng là thiếu quy hoạch, thiếu công khai, minh bạch. Người dân dễ vi phạm trở lại khi thiếu sự giám sát của lực lượng chức năng. "Lòng đường, vỉa hè thực tế gắn với sinh kế của người dân và cũng phần nào là kinh tế đô thị", ông nói, giao UBND thành phố chỉ đạo các sở chuyên ngành nghiên cứu lập quy hoạch quản lý và sử dụng lòng đường, vỉa hè từng tuyến phố, từng khu vực.
Các quận nội đô được yêu cầu lấy ý kiến đơn vị liên quan và người dân để có sự đồng thuận trong thí điểm cho thuê mặt bằng ở những tuyến phố có đủ điều kiện hạ tầng. Ban Thường vụ Thành ủy sắp tới ra chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý lòng đường, hè đường.
![]() |
Giải pháp đầu tiên Bí thư Thành ủy Hà Nội chỉ đạo là phải quan tâm thực hiện ngay là lập quy hoạch thiết kế đô thị quản lý, sử dụng vỉa hè, lòng đường từng tuyến phố, tuyến đường, có tính tới các yếu tố thực tiễn trước mắt và lâu dài, phù hợp với đặc điểm của từng khu vực, từng địa bàn cụ thể như khu phố cổ, phố cũ và khu đô thị mới.
Bên cạnh đó, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cũng yêu cầu các đơn vị liên quan cũng cần nghiên cứu áp dụng các mô hình quản lý của các nước phát triển như cho phép kinh doanh vỉa hè, có thể tính cả giải pháp cho thuê thu phí theo giờ..., bố trí chỗ đỗ xe ở lòng đường ở những nơi phù hợp... Trên cơ sở đó, công bố công khai quy hoạch để lấy ý kiến người dân.
Sau khi có quy hoạch, có sự đồng thuận của người dân thì tiến hành "số hóa" để tổ chức thực hiện; trước mắt có thể thí điểm làm trước một số khu vực ngay trong năm nay, Bí thư Thành ủy Hà Nội chỉ đạo.
Báo cáo kết quả kiểm tra sau gần một tháng giành lại vỉa hè, Phó chủ tịch thành phố Dương Đức Tuấn cho biết các lực lượng đã xử lý gần 7.500 trường hợp vi phạm về trật tự đô thị (tăng khoảng 3.500 so với tháng trước), phạt hơn 9 tỷ đồng. Một số quận có kết quả xử lý cao như Hoàng Mai (1.500 trường hợp), Đống Đa (1.100), Hoàn Kiếm (650), thị xã Sơn Tây (140).
Hiện tình trạng chiếm dụng lòng đường, hè phố để kinh doanh, buôn bán, trông giữ phương tiện đã giảm dần; việc sắp xếp phương tiện cơ bản gọn gàng, đúng quy định. Các bục bệ, mái che, mái vẩy vi phạm hành lang giao thông, gây mất mỹ quan đô thị đã được người dân và lực lượng chức năng tháo dỡ. Trật tự xây dựng, vệ sinh môi trường được đảm bảo.
Tuy nhiên, ông Tuấn cũng chỉ ra vướng mắc hiện nay là hệ thống hạ tầng giao thông (đặc biệt là giao thông tĩnh) chưa đáp ứng nhu cầu thực tế nên một số hành vi vi phạm không được giải quyết triệt để (như dừng, đỗ ôtô, trông giữ phương tiện không phép). Ngoài ra, số hộ dân dựa vào lòng đường, vỉa hè mưu sinh lớn, có nhiều trường hợp kinh doanh trên hè phố từ rất lâu đã phản ứng khi bị giải tỏa.
Ông Tuấn cho biết thời gian tới, UBND thành phố sẽ rà soát, đánh giá để thống nhất danh mục tuyến phố cấm đỗ, để xe dưới lòng đường, trên hè phố. Các tiêu chí cụ thể để cho phép đỗ phương tiện dưới lòng đường, trên hè phố cũng được nghiên cứu, gồm: Bề rộng hè phố, tuyến phố không thuộc tuyến hành lang dẫn và bảo vệ đoàn, khu vực tổ chức sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa lớn; các phố không thuộc tuyến đường vành đai, trục chính xuyên tâm.
Thành phố cũng sẽ có quy định cụ thể về quản lý phương tiện ôtô dừng, đỗ trên hè phố; sửa đổi Quyết định 09 ngày 3/5/2018 quy định về quản lý, khai thác và bảo trì hệ thống đường đô thị trên địa bàn. Nội dung được bổ sung gồm: Quy định hè phố chỉ được phép dành một phần để sắp xếp xe đạp, xe máy; không sử dụng tạm thời một phần hè phố để trông giữ ôtô.
Theo Phó chủ tịch UBND thành phố, các quận, huyện được giao nghiên cứu phương án sắp xếp cho hộ kinh doanh trên hè phố, điểm trông giữ phương tiện, chợ tự phát, chợ cóc (sau khi giải tỏa) để đảm bảo trật tự đô thị và cuộc sống người dân; nghiên cứu tổ chức khu vực bán hàng rong hoặc định hướng nghề nghiệp cho người dân đang có nguồn thu nhập chính từ việc chiếm dụng hè phố, lòng đường để kinh doanh.
Các quận, huyện cũng phải sớm triển khai dự án bãi đỗ xe ngầm, nổi trên địa bàn để đảm bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông.
Kế hoạch lập lại trật tự đô thị của Ban Chỉ đạo 197 TP Hà Nội chia thành ba giai đoạn. Giai đoạn 1 đến hết ngày 28/2 với trọng tâm vận động người dân ký cam kết tự nguyện chấm dứt vi phạm lấn chiếm lòng lề đường. Giai đoạn 2 (1-31/3), Ban Chỉ đạo 197 sẽ tổng kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự đô thị, trong đó tăng cường xử lý hành vi lấn chiếm lòng đường, hè phố. Giai đoạn 3 (1/4-1/11), các lực lượng duy trì kiểm tra, không để vi phạm tái diễn.
Dự án Siêu cầu vượt sông Hồng hơn 15.000 tỷ đồng chuẩn bị bước vào giai đoạn triển khai
UBND TP Hà Nội mới phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên, với kinh phí dự kiến trên 15.000 tỷ đồng. Dự án này sẽ góp phần giảm tải cho các....
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 3/4: Thanh tra Chính phủ chỉ ra loạt sai phạm tại các dự án BĐS...
Quảng Nam đề nghị công an vào cuộc xử lý tình trạng bất động sản "sốt ảo"; Ban hành cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án tại 3 địa phương;...
Giá đất tại Vinhomes Đan Phượng đang ở đâu so với thị trường phía Tây Hà Nội?
Chủ đầu tư Vinhomes Wonder City phát triển đa dạng sản phẩm với nhiều mức diện tích và giá bán, đồng thời mở rộng tiện ích nội khu và áp dụng chính sách ưu đãi...
Hải Phòng: Chuyển đổi gần 500ha đất trồng lúa 2 vụ để làm KCN Tràng Duệ 3
Khu công nghiệp Tràng Duệ 3 do công ty Cổ phần khu công nghiệp Sài Gòn - Hải Phòng làm chủ đầu tư có tổng diện tích 652,73ha, trong đó dự án chuyển mục đích sử dụng 495,31ha đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên.
Chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025
Ngày 2/4, Tạp chí Trẻ em Việt Nam chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”....
“Át chủ bài” tiếp theo của Sun Group Hà Nam gọi tên các tòa căn hộ cận kề 3 đại công viên
Sau loạt “siêu phẩm” chiếm lĩnh thị trường BĐS miền Bắc vừa qua, Sun Group tiếp tục giới thiệu dòng căn hộ Park Residence tại Đô thị nghỉ dưỡng 1001 tiện ích Sun Urban City...
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 1/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 2/4: Hà Nội yêu cầu xử lý hơn 700 dự án chậm triển khai, lãng phí...
Hà Nội yêu cầu xử lý hơn 700 dự án chậm triển khai, lãng phí đất đai; Quảng Nam phát hiện nhiều sai phạm tại 5 dự án bất động sản; Đề xuất đầu tư...
Ecopark tại TP Vinh ra mắt phân khu mới Central Bay, sau khuyến mại giá còn bao nhiêu?
Phân khu Central Bay không chỉ mang đến không gian sống, làm việc và giải trí tích hợp, mà còn góp phần tạo dựng một cộng đồng hiện đại, tiện nghi và bền vững.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 1/4: Nhiều sai phạm tại Dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở...
Chủ đầu tư dự án The Esme Dĩ An nợ thuế, nợ trái phiếu hơn 2.500 tỷ đồng; Dự án Khu đô thị Hưng Yên chọn lại nhà đầu tư, tăng vốn gấp 10 lần...
Những khoảnh khắc ấn tượng tại lễ khởi công dự án Essensia Parkway
Lễ khởi công dự án Essensia Parkway đã diễn ra vào sáng ngày 31/03 với nhiều khoảnh khắc ấn tượng. Sự kiện đánh dấu sự xuất hiện của một dự án nhà ở thấp tầng...
Hé lộ loạt trải nghiệm mới đưa Cát Bà thành điểm đến bốn mùa
Với sự nâng cấp vượt bậc về hạ tầng giao thông, các sản phẩm du lịch độc đáo kéo dài trải nghiệm, đảo Cát Bà không chỉ khẳng định vị thế điểm đến bốn mùa...
HoREA đề xuất chính sách nhà ở đặc thù cho công chức, viên chức
Theo HoREA, lực lượng này đóng vai trò quan trọng trong bộ máy hành chính nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc sở hữu nhà ở, trong khi các chính sách hiện tại...
Đại gia bất động sản Dubai muốn đầu tư siêu dự án 2,6 tỷ USD tại Bình Thuận
Vị trí dự kiến triển khai dự án sẽ đặt tại khu vực phía Nam thành phố Phan Thiết kéo dài đến giáp ranh xã Thuận Quý - huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận...
'Siêu dự án' bất động sản nghìn tỷ của Hòa Phát tại Hưng Yên có diễn biến mới
Dự án Phân khu A - Khu đô thị phía Bắc QL5 (Khu đô thị Phố Nối), từng do công ty con của Hòa Phát làm chủ đầu tư, sẽ được đấu thầu lại.
Bất động sản xanh trở thành xu hướng mới tại các thành phố vệ tinh Hà Nội
Năm 2024 đánh dấu làn sóng mạnh mẽ của xu hướng sống xanh và đầu tư bền vững tại các thành phố vệ tinh quanh Hà Nội như Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà...
Thủ tướng yêu cầu gỡ vướng cho hơn 1.500 dự án trước ngày 30/5
Tại cuộc họp với Ban chỉ đạo về gỡ vướng cho các dự án ngày 30/3, Thủ tướng yêu cầu các thủ tục để xử lý cho các dự án phải cố gắng hoàn thành...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 31/3: Khu công nghiệp 2.000 tỷ đồng ở Thái Bình sắp đi vào hoạt động
Trình Thủ tướng chấp thuận thí điểm sử dụng cát biển san lấp KCN VSIP Cần Thơ; Điều chỉnh vốn đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành lên 109.717 tỷ đồng;...
Diễn biến mới của loạt dự án tỷ đô thuộc Vingroup đầu năm 2025
Loạt dự án tỷ đô của Vingroup trên cả nước liên tiếp có động thái mới vào đầu năm 2025, từ huy động vốn, phê duyệt quy hoạch, khởi công…
Xem nhiều




