Hàng loạt cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) công bố quyết định ngày 17/9 đưa một loạt cổ phiếu vào diện cảnh báo do doanh nghiệp chậm công bố thông tin báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024.
Cụ thể, Công ty Cổ phần Tập đoàn Địa ốc No Va (Novaland - MCK: NVL) bị đưa vào diện cảnh báo từ ngày 23/9 vì đã chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024 quá 15 ngày.
Ngay trong ngày nhận quyết định, Novaland đã có công văn gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các sở giao dịch giải trình việc khắc phục tình trạng chứng khoán bị cảnh báo.
Công ty này cho biết, trong 6 tháng đầu năm nay, Novaland đã và đang triển khai cùng lúc nhiều kế hoạch, chương trình hoạt động khôi phục lại hoạt động kinh doanh như tái khởi động các dự án, hoàn thiện và bàn giao sản phẩm, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho cư dân, tái cấu trúc tài chính…
Do số lượng giao dịch, hồ sơ chứng từ tăng cao nên các thủ tục kiểm toán và thu thập, đánh giá thông tin liên quan để hoàn thành báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024 của đơn vị kiểm toán đòi hỏi nhiều thời gian hơn.
Công ty đã tích cực phối hợp cùng đơn vị kiểm toán là Công ty TNHH PwC Việt Nam nhằm hoàn tất và công bố thông tin. Với sự hỗ trợ của PwC Việt Nam, doanh nghiệp sẽ nỗ lực hoàn tất việc công bố báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024 trước ngày 28/9/2024.
Trong quý II vừa qua, doanh thu thuần của công ty đạt gần 1.550 tỷ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ. Lãi sau thuế đạt 945,5 tỷ đồng, cao hơn nhiều khoản lỗ 684 tỷ đồng của cùng kỳ năm ngoái và khoản lỗ 600 tỷ đồng của quý I/2024.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, Novaland ghi nhận doanh thu thuần 2.247 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng đạt 345 tỷ đồng, tăng mạnh so cùng kỳ.
Novaland được thành lập vào ngày 18/9/1992 với tên gọi ban đầu là Công ty TNHH Thương mại Thành Nhơn. Đến tháng 12/2016, công ty chính thức được niêm yết và giao dịch trên HoSE với mã NVL. Tập đoàn Novaland có hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê, triển khai các dự án nhà ở và dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng. Ghi nhận NVL sáng 18/9 có giá 11.450 đồng/cổ phiếu.
Tương tự, cổ phiếu RDP của Công ty Cổ phần Rạng Đông Holding (Rạng Đông Holding) bị đưa vào diện cảnh báo từ ngày 23/9. Lý do cổ phiếu RDP bị đưa vào diện cảnh báo do tiếp tục chậm công bố báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024.
Tại quý II/2024, doanh thu thuần của Rạng Đông Holding giảm 68,24% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp giảm 98,1% so với cùng kỳ, thêm vào đó, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 76,2%, chi phí bán hàng tăng 1,2%. Dẫn tới lợi nhuận sau thuế âm 61,8 tỷ đồng, giảm gần 1.130% so với năm trước.
Thách thức của Rạng Đông Holding là vô cùng lớn khi lợi nhuận sau thuế của cổ đông Công ty mẹ tính đến quý II/2024 âm 60,6 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm 266,4 tỷ đồng.
Rạng Đông Holding, tiền thân là Liên hiệp các xí nghiệp Cao su Viễn Đông, được thành lập vào những năm đầu của thập niên 60 thế kỉ XX. Công ty được cổ phần hóa năm 2005, là một trong các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành sản xuất nhựa, đặc biệt là PVC và tấm lợp tại Việt Nam. Công ty chiếm khoảng 65% thị phần sản phẩm tấm lợp PVC, 55% thị phần sản phẩm màng mỏng PVC, 35% thị phần PE. Mở cửa phiên giao dịch ngày 18/9, RDP có giá 2.400 đồng/cổ phiếu.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai (MCK: DLG) cũng bị đưa vào diện bị cảnh báo với lý do tương tự hai công ty trên.
Trước đó, ngày 30/8, Đức Long Gia Lai đã thông báo xin hoãn công bố báo cáo tài chính riêng và hợp nhất soát xét 2024.
DLG đã kinh doanh thua lỗ liên tục trong 2 năm 2022, 2023. Tuy nhiên, tình hình đã có sự khởi sắc tại quý II/2024, doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp đạt 594,7 tỷ đồng, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi nhuận sau thuế đạt 45,4 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ.
Hầu hết các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của Đức Long Gia Lai đều tăng trưởng hai con số so với cùng kỳ năm 2023. Bên cạnh đó, việc tiết giảm chi phí, thu hồi dần công nợ của đối tác và khách hàng là các nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận quý II/2024 tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2023.
Trong năm 2024, Đức Long Gia Lai tiếp tục kiên định tái cấu trúc toàn diện: Thoái vốn tại các công ty và dự án kém hiệu quả, thu hồi triệt để nợ của đối tác và khách hàng, xử lý trả hết nợ ngân hàng từ năm 2024-2026 nhằm đảm bảo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục, ổn định và tăng trưởng bền vững.
Trong vụ bị Công ty Cổ phần Lilam 45.3 kiện phá sản lần 2, Đức Long Gia Lai đã được Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành quyết định ngày 5/8 không mở thủ tục phá sản, khẳng định doanh nghiệp không mất khả năng thanh toán nợ.
Tập đoàn Đức Long Gia Lai, tiền thân là Xí nghiệp tư doanh Đức Long, được thành lập năm 1995. Hiện 5 lĩnh vực trọng tâm của DLG gồm: cơ sở hạ tầng, bất động sản, năng lượng, sản xuất linh kiện điện tử, nông nghiệp, xây dựng dân dụng - cầu đường và công nghiệp. Tại phiên giao dịch sáng 18/9, giá cổ phiếu DLG còn 1.660 đồng/cổ phiếu.
TIN LIÊN QUAN
-
Cổ phiếu ITA của Tân Tạo rơi vào diện đình chỉ giao dịch
-
Cổ phiếu Apple giảm 2,8% khi nhu cầu tiêu thụ iPhone 16 chậm chạp
-
Tân Chủ tịch HĐQT Điện Tây Bắc đăng ký mua 1,5 triệu cổ phiếu để tăng tỷ lệ sở hữu
-
8 tháng, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 7,1 triệu tỷ đồng
-
Hướng dẫn chi tiết về giải quyết tranh chấp đất đai khi không có “sổ đỏ”
-
Thiên Long (TLG) miễn nhiệm cùng lúc 4 phó tổng giám đốc
-
Thời hạn chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là bao lâu?
Quỹ ngoại liên tục bán ra cổ phiếu Dabaco Việt Nam (DBC)
Pyn Elite Fund - quỹ ngoại đến từ Phần Lan báo cáo đã bán khớp lệnh qua sàn 1,1 triệu cổ phiếu DBC của CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam trong phiên ngày 7/11...
Thị trường chứng khoán ngày 22/11: Đà tăng chững lại, dòng tiền thận trọng
Thị trường có sự chững lại sau 2 phiên tăng điểm mạnh liên tiếp. Nhà đầu tư tỏ ra thận trọng hơn khi dòng tiền vào thị trường khá hạn chế,...
Ái nữ nhà tỷ phú Nguyễn Đăng Quang chỉ mua 85% lượng cổ phiếu MSN đã đăng ký
Đăng ký mua 10 triệu cổ phần, song bà Nguyễn Yến Linh, ái nữ nhà tỷ phú Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan, chỉ mua được gần 8,5 triệu do không đạt được thỏa thuận.
Chứng khoán MB chuẩn bị phát hành gần 26 triệu cổ phiếu MBS
Đây là đợt chào bán hơn 25.7 triệu cp, tương đương 7.404% vốn điều lệ, nhằm bổ sung nguồn lực cho các hoạt động kinh doanh.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 22/11: Tiếp tục xu hướng tăng
Thị trường chứng khoán trong nước duy trì đà hồi phục tích cực trong phiên giao dịch ngày 21/11 giúp VN Index có thêm 12 điểm, áp sát mốc tâm lý 1.230...
Thị trường chứng khoán ngày 21/11: Đà hồi phục tiếp diễn nhưng thanh khoản giảm mạnh
Phiên đáo hạn phái sinh ngày 21/11 đã diễn ra khá tích cực khi thị trường duy trì đà tăng và không có biến động bất ngờ vào cuối phiên...
ECB cảnh báo về bong bóng cổ phiếu AI
Theo Reuters đưa tin, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã đưa ra cảnh báo rằng bong bóng cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát nổ bất ngờ...
Nhận định chứng khoán ngày 21/11: Thị trường đã có tín hiệu phục hồi
Với những điểm tương đồng so với giai đoạn cuối năm 2016, kỳ vọng sau phiên đáo hạn phái sinh, thị trường sẽ bước vào chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ hơn....
Đình chỉ giao dịch cổ phiếu RDP của Rạng Đông Holding
Sau khi đưa vào diện hạn chế giao dịch, CTCP Rạng Đông Holding (mã chứng khoán RDP) tiếp tục vi phạm công bố thông tin dẫn đến việc HoSE ban hành quyết định đình...
Nhận định chứng khoán ngày 20/11: Rủi ro gia tăng, mốc hỗ trợ 1.200 điểm bị đe dọa?
Thị trường đang trải qua giai đoạn khó khăn, với áp lực bán tháo và mốc hỗ trợ 1.200 điểm của VN Index đang bị đe dọa. Trong bối cảnh đáo hạn phái sinh trùng...
Tin nhanh chứng khoán ngày 19/11: Lực bán gia tăng, VN Index giảm gần 12 điểm
Sau nhịp rung lắc kéo dài, áp lực bán mạnh tại loạt cổ phiếu lớn như FPT, CMG, khiến VN Index lao dốc về cuối phiên. Dòng tiền nội dè dặt cộng thêm...
Nhận định chứng khoán ngày 19/11: Kỳ vọng phục hồi sau phiên đáo hạn phái sinh
Phiên giao dịch ngày 19/11 được dự báo tiếp tục chịu áp lực giảm điểm, khi các yếu tố kỹ thuật vẫn cho thấy thị trường đang trong giai đoạn điều chỉnh. Tuy nhiên, kỳ vọng phục hồi hình chữ V sau đáo hạn phái sinh được đánh giá khá tích cực.
Tin nhanh chứng khoán ngày 18/11: Nhóm cơ bản hồi phục, VN Index rút chân tích cực
Áp lực bán mạnh trong phiên sáng đã đẩy chỉ số giảm sâu và rơi về gần vùng 1.200 điểm. Tuy nhiên, sự phục hồi của các nhóm cơ bản, dẫn đầu là chứng khoán...
Chứng khoán tuần mới (từ 18 đến 22/11): Chán nản là cơ hội?
Tuần giao dịch từ 11 đến 15/11 chứng kiến thị trường tiếp đà điều chỉnh mạnh khi giảm 34 điểm (tương đương 2,71%). Trên khắp các diễn đàn, nhà đầu tư đều tỏ...
Nhận định chứng khoán ngày 18/11: Liệu có lực hồi sau hai phiên giảm mạnh?
Sau hai phiên giảm mạnh cuối tuần, VN Index đánh mất mốc hỗ trợ quan trọng và đóng cửa tại mức thấp nhất tuần, 1.218,57 điểm. Các tín hiệu kỹ thuật cho thấy khả...
Tin nhanh chứng khoán ngày 15/11: Hoảng loạn xuất hiện, VN Index mất hơn 13 điểm
Thị trường vận động giảm điểm xuyên suốt phiên với áp lực bán mạnh khiến VN Index giảm hơn 13 điểm. Có đôi lúc tâm lý khủng hoảng...
Nhận định chứng khoán ngày 15/11: Chưa vội “bắt đáy”
Phiên giao dịch ngày 14/11 có diễn biến trái với mong đợi của các nhà đầu tư khi thị trường không duy trì được đà hồi phục xuất hiện từ cuối phiên trước đó....
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 14/11: Chờ dòng tiền xác nhận xu hướng
Sau khi giữ được mốc 1.246 điểm và trendline, VN Index có khả năng tiếp tục phục hồi, tuy nhiên cần dòng tiền mạnh để củng cố xu hướng tăng...
Tháng 10, chỉ số VN Index giảm 2,7%
Tính đến ngày 25/10/2024, chỉ số VN Index đạt 1.252,72 điểm, giảm 2,7% so với cuối tháng trước; tăng 10,9% so với cuối năm 2023.