Lợi nhuận doanh nghiệp thép 'lao dốc' mạnh trong 6 tháng đầu năm 2022
Tính đến thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp thép đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2022 với lợi nhuận giảm sâu tới 93%...
Lợi nhuận doanh nghiệp thép 'lao dốc' mạnh
Theo báo cáo từ SSI Research, sản lượng tiêu thụ thép đã chững lại trong vài tháng gần đây, với sản lượng tiêu thụ thép thành phẩm trong nước trong tháng 4-5/2022 giảm khoảng 32% so với cùng kỳ.
Cùng với đó, giá thép cũng lao dốc nhanh chóng. Trong đó, giá thép xây dựng đã trải qua 9 lần giảm liên tiếp trong hơn 1 tháng qua xuống vùng 16 triệu đồng/tấn. Còn giá thép cuộn cán nóng (HRC) tại Việt Nam cũng lao dốc xuống 650 USD/tấn.
Do đó, 6 tháng đầu năm 2022, kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp thép không mấy khả quan.
Cụ thể, Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (Tisco, mã: TIS) mới đây công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2022. Trong kỳ, doanh thu thuần của công ty giảm 10% so với cùng kỳ còn 3.189 tỷ đồng. Giá vốn hàng bán ghi nhận gần 3.143 tỷ đồng, tăng gần 2% khiến lợi nhuận gộp của Tisco chỉ còn chưa tới 47 tỷ, bằng 1/10 cùng kỳ năm ngoái.
Trong kỳ chi phí tài chính (chủ yếu là lãi vay) và chi phí bán hàng đã ăn mòn hết lợi nhuận gộp song nhờ khoản hoàn nhập ở khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp và doanh thu tài chính đã giúp Tisco có lãi sau thuế gần 6 tỷ đồng trong quý 2, giảm 90% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xem thêm: Doanh nghiệp thép: Đầu tư đi cùng nợ, từ vài tỷ đến hàng chục nghìn tỷ đồng

Về kế hoạch kinh doanh 2022, Tisco đặt kế hoạch doanh thu năm 2022 đạt 20.105 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ nhưng chỉ tiêu lợi nhuận lại chỉ là 90 tỷ đồng, giảm 42% so với thực hiện 2021. Hết quý II, công ty mới đạt 16% mục tiêu doanh thu và 6,4% chỉ tiêu lợi nhuận năm.
Một điều cũng đáng ngại là lượng hàng tồn kho của Tisco tính đến cuối tháng 6/2022 tăng mạnh 43% so với đầu năm, ghi nhận hơn 2.000 tỷ đồng. Ở bên kia bảng cân đối, tính tới hết quý 2/2022, tổng nợ vay phải trả của Tisco là 4.518 tỷ đồng, gấp 2,23 lần vốn chủ sở hữu và chiếm gần 42% tổng nguồn vốn. 6 tháng đầu năm, Tisco tốn gần 58 tỷ đồng chi phí lãi vay.
Doanh nghiệp thép tiếp theo cũng ngậm ngùi báo lãi giảm mạnh là Công ty CP Thép Thủ Đức – VNSTEEL (mã: TDS).
Quý 2/2022, Thép Thủ Đức ghi nhận doanh thu thuần 358 tỷ đồng, lỗ ròng gần 2 tỷ đồng, giảm hơn 45% so với cùng kỳ, đồng thời lỗ gộp gần 2,5 tỷ đồng.
Theo lý giải từ công ty, giá đầu ra giảm liên tục từ đầu quý đến nay, cùng với đó là sự sụt giảm về lượng thép tiêu thụ.
Điều này khiến công ty ngừng sản xuất, giá thép tồn kho cao từ các tháng trước làm ảnh hưởng tới giá vốn. Tình cảnh này hoàn toàn trái ngược với giai đoạn quý II/2021 khi đứt gãy chuỗi cung ứng và nhu cầu mạnh tạo điều kiện cho giá thép bay cao.
Việc tiêu thụ chậm cũng ảnh hưởng tới dòng tiền, kèm theo việc siết tín dụng, lãi suất tăng cao so với cùng kỳ cũng làm chi phí tài chính, nhất là lãi vay, tăng mạnh. Trong kỳ, chi phí tài chính tăng vọt từ 85 triệu lên 2,7 tỷ đồng. Điểm tích cực là các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm.
Tương tự như Tisco, Thép Thủ Đức cũng nắm giữ lượng hàng tồn kho cao và đây không phải là hàng tồn giá rẻ. Tại cuối quý 2/2022, Thép Thủ Đức ghi nhận 498 tỷ đồng hàng tồn kho, trong đó dự phòng giảm giá khoảng 7,5 tỷ đồng. Ở bên kia bảng cân đối, nợ ngắn hạn của công ty cũng tăng từ 219 tỷ đồng lên 307 tỷ đồng.
Cùng hoàn cảnh, Công ty CP Đầu tư Thương mại SMC (mã: SMC) ghi nhận doanh thu thuần quý 2/2022 đạt 6.620 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lãi ròng lại giảm mạnh 90%, xuống mức 47 tỷ đồng.
Xem thêm: Hạ dự báo kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp thép Hòa Phát, Hoa Sen

Là công ty chuyên về thương mại thép, giá thép rớt sâu đã giáng đòn cực mạnh tới việc kinh doanh của SMC. Trong quý 2/2022, biên lợi nhuận của SMC chỉ còn 3,1%, trong khi cùng kỳ lên tới 11,6%.
Hơn nữa, chi phí tài chính trong kỳ tăng gần 9 lần, lên 110 tỷ đồng, trong đó chiếm một nửa là chi phí lãi vay. Đồng thời, chi phí bán hàng cũng tăng mạnh lên 56 tỷ đồng.
Tính chung 6 tháng đầu năm, SMC ghi nhận doanh thu hơn 13.000 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ. Trong khi đó, lãi ròng giảm 82%, xuống 127 tỷ đồng.
Năm 2022, SMC dự kiến mức doanh thu thuần hợp nhất đạt 20.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 300 tỷ đồng, giảm 6,1% và giảm 66,7% so với năm 2021.
Tương tự như hai doanh nghiệp thép trên, tại cuối quý 2/2022, SMC còn nắm giữ 3.372 tỷ đồng hàng tồn kho, trong khi đầu năm chỉ ở mức 2.544 tỷ đồng hồi đầu năm. Trong đó, SMC dự phòng giảm giá hàng tồn kho hơn 170 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp thép khác như Công ty CP Thép Mê Lin (mã: MEL), CTCP Gang thép Cao Bằng (mã: CBI) cũng đang ghi nhận tình trạng sụt giảm lợi nhuận.
Cụ thể, quý 2/2022 lợi nhuận sau thuế tại Thép Cao Bằng giảm tới 88% xuống còn 17,7 tỷ đồng. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, lãi sau thuế chỉ còn vỏn vẹn 43 tỷ đồng, tương đương giảm 80% so với cùng kỳ 2021.
Còn tại Thép Mê Lin, quý 2/2022 lãi sau thuế giảm tới 93% còn hơn 1,6 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm lãi giảm 68% còn vỏn vẹn hơn 12 tỷ đồng.
Điều gì sẽ diễn ra với doanh nghiệp thép trong 6 tháng còn lại năm 2022?
Trong báo cáo mới đây, VSA dự báo các doanh nghiệp thép trong nước sẽ tiếp tục đối mặt với những khó khăn, thách thức và những yếu tố bất ổn trong 6 tháng cuối năm 2022.
Mùa mưa - cơn ác mộng của ngành xây dựng và ngành thép, đang đến. Và mùa mưa cũng là một trong những yếu tố tạo nên tính chu kỳ cho ngành thép.
Thông thường, tiêu thụ thép trong giai đoạn từ tháng 7 - 9 khá trầm lắng do thời tiết mưa nhiều, ảnh hưởng đến tiến độ các công trình xây dựng. Năm nay, việc nhu cầu thép xây dựng vốn đang ở mức thấp lại cộng thêm tác động của thời tiết xấu được cho là sẽ tác động đến lớn đến tình hình tiêu thụ thép trong quý III.
Bên cạnh đó, tốc độ giải ngân đầu tư công cũng không được như kỳ vọng. Trước đó, hồi đầu năm VSA cho rằng việc Chính phủ thúc đẩy đầu tư công sẽ là một trong những động lực chính thúc đẩy ngành thép trong năm 2022. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính tỷ lệ ước giải ngân vốn kế hoạch 6 tháng đầu năm 2022 đạt 27,75% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, giảm so với cùng kỳ năm 2021 (29,02%).
Ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoà Phát nhận định: “Chưa có nhiệm kỳ nào Chính phủ cam kết đẩy mạnh đầu tư công như nhiệm kỳ này và đây được coi là cứu cánh đối với ngành thép và vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, tốc độ giải ngân tương đối chậm chạp”.
Hiện tại tỷ trọng thép xây dựng cho các công trình đầu tư công của Hoà Phát chiếm 40%. Ông Long cho biết Hoà Phát sẽ linh hoạt tỷ trọng, nếu thời gian tới đầu tư công tăng lên vầ sẽ nâng sản lượng của mặt hàng này.

Lạm phát và suy thoái kinh tế thế giới cũng là yếu tố rủi ro mà ngành thép đang phải đối mặt. Theo ông Long lạm phát khiến người tiêu dùng co tiêu dùng lại. Trong đó, xây dựng là một trong những khoản được cắt giảm đầu tiên bởi người dân vẫn phải ưu tiên nhu cầu ăn, mặc. Điều này tác động trực tiếp đến tình hình xuất khẩu của Hoà Phát và ngành thép nói chung.
Đồng thời, lạm phát cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp thép khi 60 - 70% nguyên liệu phụ thuộc vào nhập khẩu.
Bộ Công Thương dự báo trong năm 2022, Việt Nam phải nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu để sản xuất thép như quặng sắt cho các lò cao khoảng hơn 18 triệu tấn, thép phế khoảng 6-6,5 triệu tấn cho các lò điện, than mỡ luyện cốc khoảng 6,5 triệu tấn và điện cực graphite khoảng 10.000 tấn…
Trong khi đó, dự kiến giá quặng sắt, thép phế, quặng nguyên liệu thô và than mỡ luyện cốc… vẫn duy trì ở mức cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất thép và thị trường thép trong nước.
Một biến số lớn khác đến từ thị trường Trung Quốc - nơi tiêu thụ tới 60% lượng thép trên thế giới. Việc nước này vẫn theo đuổi chính sách Zero COVID khiến hoạt động xây dựng trong nước bị đình trệ và nhu cầu nhập khẩu thép cũng giảm theo.
Như vậy trong 6 tháng cuối năm vẫn còn khá nhiều lực cản đối với ngành thép.
Thực tế, người đứng đầu Tập đoàn Hoà Phát tỏ ra khá bi quan về triển vọng trong những tháng còn lại của năm: “Quý vị hãy đợi đến quý II, III, hết năm sẽ thấy kết quả kinh doanh của Hoà Phát thê thảm thế nào và mọi người cũng hiểu vì sao tôi thận trọng trong kế hoạch kinh doanh năm 2022. Ngành thép năm nay sẽ khó khăn, không còn thuận lợi như trước. Triển vọng từ nay đến cuối năm, giá thép có thể tiếp tục giảm".
TIN LIÊN QUAN
-
Doanh nghiệp thép đầu tiên báo lãi quý 2/2022 giảm sâu đến 90%
-
Giá cổ phiếu 'đứt phanh', kế hoạch huy động vốn qua cổ phiếu của doanh nghiệp thép liệu có thành?
-
Hạ dự báo kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp thép Hòa Phát, Hoa Sen
-
Doanh nghiệp thép: Đầu tư đi cùng nợ, từ vài tỷ đến hàng chục nghìn tỷ đồng
-
Thép Nam Kim trả cổ tức 2021 bằng tiền mặt và cổ phiếu
Vinamilk và chiến lược tăng trưởng hai con số
Trong khuôn khổ diễn đàn, bà Mai Kiều Liên, Tổng Giám đốc Vinamilk (HOSE: VNM), đã mang đến những góc nhìn sâu sắc về chiến lược tăng trưởng hai con số...
“Gà đẻ trứng vàng” của ông Johnathan Hạnh Nguyễn sắp chi gần 300 tỷ trả cổ tức
Năm 2025, doanh nghiệp này đặt mục tiêu tổng doanh thu thuần đạt 3.183 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 555 tỷ đồng...
Hòa Phát (HPG) vừa được chấp thuận dự án KCN vốn đầu tư gần 3.400 tỷ đồng
Dự án Khu công nghiệp này tại Hải Phòng, là dự án mới nhất của Hòa Phát trong lĩnh vực hạ tầng công nghiệp....
SaiGon Co.op và Vua Gạo bị cấm thầu vì cung cấp hàng kém chất lượng!?
Sau khi Cục 10, Bộ Công an có quyết định cấm thầu trong 3 năm đối với SaiGon Co.op và Vua Gạo vì cung cấp hàng hoá không đảm bảo chất lượng...
Thể thao gắn kết – Văn hóa tỏa sáng: Lễ khai mạc Giải bóng đá Công an, Cảnh sát các nước ASEAN mở rộng 2025
Sự kết hợp giữa tinh thần thể thao và nghệ thuật đỉnh cao trong Lễ khai mạc Giải bóng đá Công an, Cảnh sát các nước ASEAN mở rộng 2025...
Vượt đỉnh 1,1 triệu tấn: Thép cuộn cán nóng Hòa Phát (HPG) lập kỷ lục quý
Lần đầu tiên, sản lượng bán hàng thép cuộn cán nóng (HRC) của Hòa Phát vượt mốc 1,1 triệu tấn chỉ trong một quý, tăng 18% so với quý trước...
BAF Việt Nam rót 150 tỷ lập ‘cứ điểm mới’ tại Ninh Bình: Tăng tốc kế hoạch 13 trại, 2 nhà máy trong 2025
Trong năm 2025, BAF Việt Nam dự kiến sẽ tiến hành triển khai 13 trại/cụm trại mới, cùng 2 dự án nhà máy cám tại Bình Định và nhà máy chế biến thịt...
IDICO-CONAC gây bất ngờ khi hoàn thành 91% kế hoạch lợi nhuận chỉ sau 6 tháng
IDICO-CONAC đang bứt phá trên cả 3 lĩnh vực chủ lực gồm xây lắp, hạ tầng khu công nghiệp và bất động sản nhờ loạt dự án tăng tốc.
Ông lớn ngành xi măng VICEM báo lãi 34 tỷ đồng sau hai năm thua lỗ
Trong 6 tháng đầu năm 2025, thị phần xi măng trong nước của VICEM chiếm 27,41%, tăng 0,03% so với năm 2024 và tăng 0,76% so với cùng kỳ năm 2024....
Siêu dự án rộng 675ha hơn 11.000 tỷ đồng ở Thái Nguyên chính thức về tay Kinh Bắc
Dự án này không chỉ nối dài chuỗi quỹ đất vàng của KBC trong lĩnh vực phát triển KCN mà còn giúp “ông lớn” bất động sản KBC...
Lãi ròng quý 1 vọt 72%: GELEX rót 100 tỷ thành lập công ty đầu tư mới
Tiếp tục đẩy mạnh chiến lược tăng trưởng bài bản, GELEX chính thức thành lập Công ty mới, đóng vai trò sẽ hoạt động chính trong ngành hỗ trợ dịch vụ tài chính...
Vinaship (VNA) xin ý kiến bán tàu 27 tuổi: Cổ đông sắp nhận cổ tức tiền mặt trong tháng 10
Không chỉ chủ động cơ cấu đội tàu để tinh gọn vận hành, Vinaship vẫn đảm bảo chia cổ tức năm 2024 với tỷ lệ 6%. Trong bối cảnh lãi ròng quý I/2025 khiêm tốn...
Tập đoàn T&T Group đề xuất loạt dự án chiến lược tại TP.HCM
Chiều 4/7, Tập đoàn T&T Group và doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã có buổi làm việc với UBND TP.HCM nhằm đề xuất loạt giải pháp hợp tác đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
PV GAS: Vượt kế hoạch 6 tháng đầu năm 2025, tăng tốc cho giai đoạn cuối năm
Trong 6 tháng đầu năm 2025, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) – đơn vị thành viên chủ lực của Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam...
PVChem công bố và trao quyết định bổ nhiệm hai Phó Tổng Giám đốc
Sáng ngày 3/7/2025, Tổng công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí (PVChem) đã tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty đối với ông Vũ Chí Công và ông Nguyễn Kim Mạnh Hoàng.
"Ông lớn" xây dựng Coteccons chuẩn bị huy động 1.400 tỷ đồng từ trái phiếu
Sau khi “sạch nợ” trái phiếu, Coteccons trở lại đường đua huy động vốn với kế hoạch phát hành tối đa 1.400 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng.
6 tháng đầu năm 2025: BSR đạt doanh thu hơn 69.000 tỷ đồng, lợi nhuận vượt 93% kế hoạch
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã ghi nhận kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) khởi sắc trong 6 tháng đầu năm 2025.
Nghị định về đăng ký doanh nghiệp
Chính phủ ban hành Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
Vì sao Novaland (NVL) chưa thể thanh toán hơn 861 tỷ đồng nợ gốc và lãi trái phiếu?
Novaland (NVL) cho biết chưa thể thanh toán khoản nợ gốc và lãi nói trên là do doanh nghiệp chưa thu xếp được nguồn tiền....
Xem nhiều




