VnFinance
Thứ tư, 25/05/2022, 22:23 PM

Doanh nghiệp thép: Đầu tư đi cùng nợ, từ vài tỷ đến hàng chục nghìn tỷ đồng

Kết thúc 3 tháng đầu năm 2022, phần lớn các doanh nghiệp thép đang niêm yết ghi nhận lợi nhuận lao dốc. Đồng thời đều đang phải gánh những khoản nợ cả nghìn tỷ...

Lợi nhuận tại doanh nghiệp thép xuống dốc

doanh-nghiep-thep-dau-tu-di-cung-no-vay-3

Kết thúc 3 tháng đầu năm 2022, doanh thu của các doanh nghiệp thép lớn như Hòa Phát, Hoa Sen, Pomina,… đều tăng trưởng  mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Giá thép và sản lượng tiêu thụ cùng đi lên là động lực thúc đẩy tăng trưởng doanh thu trong quý vừa qua.

Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tiêu thụ thép xây dựng toàn ngành trong quý I đạt xấp xỉ 3 triệu tấn, cao hơn 23% so với quý đầu năm 2021. Trong đó, sản lượng xuất khẩu đạt 460.000 tấn, tăng 55%. Tương tự, tiêu thụ tôn mạ và ống thép đi lên lần lượt 4% và 15%.

Giá thép xây dựng trên sàn London (CME) vào cuối tháng 3 là khoảng 942 USD/tấn, tăng 43% so với đầu năm 2021.

Doanh thu bán thép tăng cao nhưng giá vốn hàng bán còn đi lên mạnh hơn, dẫn tới lợi nhuận gộp của nhiều doanh nghiệp đi xuống. Nguyên nhân là vào quý I/2022, các doanh nghiệp thép không còn nguyên liệu tồn kho giá rẻ như năm ngoái. Lãi gộp sa sút đã kéo theo theo lãi sau thuế của nhiều doanh nghiệp tăng trưởng chậm, thậm chí là trượt dốc, thua lỗ.

Đơn cử như Tập đoàn Hòa Phát ghi nhận lãi sau thuế tăng 17% đạt 8.206 tỷ đồng nhưng lợi nhuận thuần lại giảm từ 22,5% quý 1 năm ngoái xuống còn 18,6% trong quý 1/2022, tương đương giảm gần 4%.

Trường hợp tại Tập đoàn Hoa Sen không chỉ ghi nhận lãi sau thuế quý 1/2022 giảm tới 77%, xuống còn vỏn vẹn 234 tỷ đồng. Lợi nhuận thuần cũng giảm từ 9,5% quý 1/2021 xuống còn 1,8% quý 1/2022, tương đương giảm gần 8% .

Lợi nhuận gộp sa sút, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng thêm lần lượt 279 tỷ và 99 tỷ so với cùng kỳ năm trước cũng là những nguyên nhân quan trọng khiến cho lãi thuần của Hoa Sen đi xuống. Các loại chi phí nói trên tăng mạnh khi Hoa Sen thúc đẩy việc mở rộng hệ thống siêu thị nội thất và vật liệu xây dựng Hoa Sen Home.

Ngoài hai ông lớn trên, phần lớn các doanh nghiệp thép đều ghi nhận lợi nhuận thuần và lợi nhuận sau thuế giảm so với cùng kỳ.

Cụ thể, Tổng Công ty Thép Việt Nam (TVN) lãi sau thuế giảm hơn 50% xuống còn 195 tỷ đồng, lợi nhuận thuần giảm từ 4,2% xuống còn 1,6%; Thép Tiến Lên (TLH) cũng ghi nhận lợi nhuận sau thuế giảm 28% còn 86 tỷ đồng, lợi nhuận thuần giảm từ 12% xuống còn 5%; CTCP Thép Pomina (POM) lãi sau thuế giảm 6% so với cùng kỳ, đạt 70 tỷ đồng. Đồng thời, biên lãi thuần cũng giảm từ 2,8% xuống 1,6%;…

doanh-nghiep-thep-dau-tu-di-cung-no-vay-1

Nợ vay tại doanh nghiệp thép vẫn tăng nhanh, gánh nặng lãi vay

Ngoài kết quả kinh doanh không mấy khởi sắc, 3 tháng đầu năm, hầu hết các doanh nghiệp thép đang niêm yết đều đang phải gánh những khoản nợ cả nghìn tỷ thậm chí vài chục nghìn tỷ đồng. Hệ số nợ (tỷ lệ nợ/tổng tài sản) ở mức khá cao, trung bình trên 50%.

Số nợ của các doanh nghiệp thép đặc biệt là hai “ông lớn” Hoa Sen và Hòa Phát đã tăng lên nhanh chóng trong thời gian qua. 

Cụ thể tại Tập đoàn Hòa Phát, tính đến 31/3/2022, nợ vay của Hòa Phát cán mốc gần 60.183 tỷ đồng, tương đương tăng thêm 2.970 tỷ đồng nợ vay chỉ trong 3 tháng đầu năm, chiếm khoảng 32% tổng tài sản của tập đoàn. Trong đó, nợ vay ngắn hạn tăng từ 43.748 tỷ lên 46.261 tỷ, dư nợ vay dài hạn tăng nhẹ lên 13.922 tỷ đồng.

doanh-nghiep-thep-dau-tu-di-cung-no-vay-2

Thực tế, để có được ‘cơ ngơi’ kỳ vọng, quy mô nợ vay tại Hòa Phát đã tăng rất mạnh trong vài năm gần đây. Tại đại hội cổ đông năm 2022 mới diễn ra ngày 24/5, Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long cho biết, hiện Hòa Phát là nhà sản xuất thép lớn nhất Đông Nam Á với công suất 8,5 triệu tấn mỗi năm nhưng vẫn không dừng lại mà đang triển khai dự án Dung Quất giai đoạn 2 với tổng mức đầu tư 85.000 tỷ đồng. Mục tiêu là nâng sản lượng lên 14,5 - 15 triệu tấn mỗi năm.

Chủ tịch tập đoàn cho biết, ban lãnh đạo hiện nay còn đang lên kế hoạch làm dự án sản xuất nhôm (alumin) ở tỉnh Đăk Nông và nhà máy thép "Dung Quất 3" – tức là một khu liên hợp sản xuất thép mới với công suất 6 triệu tấn/năm, có thể không đặt ở Dung Quất.

Riêng với dự án Dung Quất giai đoạn 2, Hòa Phát vay các ngân hàng 35.000 tỷ đồng, phần còn lại là vốn tự có của tập đoàn. Chủ tịch Trần Đình Long cho rằng nhu cầu vốn trong thời gian tới là rất lớn, ngay cả với tỷ lệ cổ tức tiền mặt 5% cũng e là hơi nhiều.

Thực tế, kể từ cuối năm 2018 đến nay, nợ phải trả cũng như nợ vay tài chính tăng đáng kể sau khi quyết định đầu tư Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất thời điểm tháng 02/2017.

Hiện tại, việc tăng vay nợ để đầu tư vào dự án mới, cộng với quy mô vay nợ lớn trước đó để phục vụ nhu cầu vốn lưu động đã đẩy tổng giá trị các khoản vay của Hòa Phát lên cao. Theo tính toán, quy mô nợ vay của Hòa Phát sẽ tiếp tục tăng khi dự án Dung Quất dần hoàn thiện và đi vào vận hành toàn bộ.

Tương tự tại Tập đoàn Hoa Sen, tại ngày 31/3/2022, tổng tài sản của Hoa Sen là 22.212 tỷ đồng, giảm 4.406 tỷ đồng so với ngày đầu niên độ (1/10/2021). Nợ phải trả giảm hơn 5.000 tỷ, đa phần do công ty cắt giảm các khoản phải trả ngắn hạn.

Trong đó, nợ vay dài hạn giảm đi 1.050 tỷ đồng nhưng nợ vay ngắn hạn tăng thêm tới 1.285 tỷ. Vì vậy, tổng nợ vay của Hoa Sen tại ngày cuối tháng 3 tăng thêm hơn 200 tỷ đồng so với ngày đầu tháng 10/2021, đồng thời cao hơn khoảng 1.100 tỷ so với ngày cuối năm ngoái, ghi nhận gần 7.071 tỷ đồng.

doanh-nghiep-thep-dau-tu-di-cung-no-vay

Tại ĐHĐCĐ thường niên diễn tháng 3/2022, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hoa Sen cho biết trong thời gian tới công ty sẽ không đầu tư sản xuất nữa mà mở rộng phân phối, đặc biệt tập trung vào hệ thống phân phối Hoa Sen Home. 

Nhằm thực hiện hoá bước chuyển đổi này, tập đoàn lên kế hoạch chuyển đổi công ty TNHH MTV thuộc HSG thành CTCP Nhựa Hoa Sen để tiếp nhận toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của mảng nhựa và thành lập mới CTCP Phân phối Vật liệu xây dựng và Nội thất Hoa Sen (gọi tắt là Hoa Sen Home) để tiếp nhận toàn bộ hoạt động kinh doanh của mảng phân phối, bán lẻ và Hoa Sen Home.

Dự kiến khi hai công ty trên đủ điều kiện theo quy định pháp luật, HĐQT sẽ tiếp tục trình ĐHĐCĐ vào các kỳ tiếp theo thông qua việc IPO và niêm yết hai công ty này trên thị trường chứng khoán.

Ngoài hai ông lớn ngành thép trên, CTCP Thép Nam Kim (mã: NKG) cũng đang ghi nhận hệ số nợ đạt 62% tại thời điểm 31/3/2022. Đáng nói, tổng nợ vay tại NKG tính đến 31/3/2022 tăng tới 38% so với đầu năm, lên hơn 5.277 tỷ đồng. Chi phí lãi vay cũng theo đó tiếp tục tăng tới 55% so với cùng kỳ, lên hơn 73,5 tỷ đồng.

Năm 2022, NKG sẽ triển khai xây dựng nhà máy có tổng mức đầu tư 4.500 tỷ đồng, công suất mạ 1,2 triệu tấn/năm. Điều này đồng nghĩa tổng công suất của NKG sau khi nhà máy mới đi vào hoạt động được nâng lên hơn gấp đôi (2.2 triệu tấn/năm). Đây là lần đầu tư mở rộng quy mô lớn đầu tiên của doanh nghiệp kể từ sau giai đoạn tái cấu trúc 2018-2020.

Dự án sẽ được chia làm 3 giai đoạn (công suất 400 ngàn tấn/giai đoạn). Trong đó, giai đoạn 1 dự kiến được đưa vào sản xuất trong năm 2024 và điểm rơi hoàn thành giai đoạn 3 sẽ vào khoảng năm 2027. Về nguồn vốn, Chủ tịch Hồ Minh Quang cho biết NKG sẽ trích từ nguồn khấu hao và lợi nhuận để lại các năm, đồng thời cân đối với nguồn vốn tín dụng.

Với kế hoạch lớn chắc chắn nợ vay tại NKG trong tương lai sẽ còn tăng mạnh nữa.

Hay tại CTCP Thép Pomina (POM), tính đến 31/3/2022 ghi nhận hệ số nợ lên mức 75%. Hơn nữa, tổng dư nợ vay tại doanh nghiệp thép này đang ở mức 8.730 tỷ đồng, chiếm tới 79% nợ phải trả và 59% tổng tài sản. Hiện tại, ngân hàng BIDV là chủ nợ ngắn hạn lớn nhất tại POM. Nợ vay tăng cao khiến chi phí lãi vay tăng tới 22%, lên hơn 106 tỷ đồng.

Thị trường thép khó khăn, giá thép sẽ đi xuống

Phát biểu tại đại hội cổ đông thường niên ngày 24/5, Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn Hoà Phát Trần Đình Long cho rằng ngành thép năm nay sẽ rất khó khăn, không còn thuận lợi như những năm trước do nhu cầu giảm trong khi nguồn cung không đổi. Điều này sẽ gây áp lực lên giá thép từ nay đến cuối năm.

Chính sách Zero Covid khiến nhu cầu thép của Trung Quốc giảm mạnh trong khi đây lại là thị trường tiêu thụ thép lớn nhất thế giới. Do đó, việc Trung Quốc phong toả khiến tổng cầu trên thế giới cũng suy giảm.

Bên cạnh đó, chi phí đầu vào tăng càng khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp thép bị co hẹp. Điển hình như căng thẳng Nga - Ukraine khiến giá than cốc tăng tới 200 USD/tấn.

Hiện tại, nguồn nguyên liệu có thể chủ động trong nước mới chỉ đáp ứng được 20 - 30% nhu cầu của các nhà máy thép. Do đó, giá thép trong nước neo khá chặt so với diễn biến của giá nguyên liệu thế giới.

Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), thường lệ, giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 5 là cao điểm của mùa xây dựng, kéo theo nhu cầu thép tăng lên. Tuy nhiên, năm nay quy luật ấy lại đảo ngược khi trong tháng 4, bán hàng thép xây dựng giảm sâu tới 39% so với tháng 3 và giảm 33,6% so với cùng kỳ năm 2021.


Bất ngờ thâu tóm gần 8,3 triệu cổ phiếu Phương Nam (PNC): Ông lớn văn phòng phẩm Thiên Long đạt đang toan tính gì?
Bất ngờ thâu tóm gần 8,3 triệu cổ phiếu Phương Nam (PNC): Ông lớn văn phòng phẩm Thiên Long đạt đang toan tính gì?
21/05/2025 Doanh nghiệp

Thương vụ chuyển nhượng cổ phần quy mô lớn giữa các cổ đông cá nhân của CTCP Văn hóa Phương Nam (PNC) và Công ty TNHH MTV Tân Lực Miền Nam...

Legamex - Doanh nghiệp may gần 40 năm tuổi bất ngờ thông báo tạm ngưng sản xuất sau 6 năm thua lỗ liên tiếp
Legamex - Doanh nghiệp may gần 40 năm tuổi bất ngờ thông báo tạm ngưng sản xuất sau 6 năm thua lỗ liên tiếp
21/05/2025 Doanh nghiệp

CTCP Giày da và May mặc Xuất khẩu (Legamex - mã CK: LGM) tiếp tục lỗ hơn 33 tỷ đồng trong năm 2024, khiến vốn chủ sở hữu âm gần 79 tỷ đồng....

Bắt tay Hòa Phát và CC1, ‘ông lớn’ kết cấu thép Đại Dũng đề xuất làm tổng thầu thi công tuyến Metro số 2
Bắt tay Hòa Phát và CC1, ‘ông lớn’ kết cấu thép Đại Dũng đề xuất làm tổng thầu thi công tuyến Metro số 2
21/05/2025 Doanh nghiệp

Liên danh DCH gồm ba “ông lớn” trong ngành xây dựng và công nghiệp chế tạo Việt Nam vừa đề xuất tham gia thi công các dự án đường sắt đô thị...

Chưa đầy 4 tháng, công ty logistics của tỷ phú Trần Bá Dương chính thức hoàn thành tuyến hàng hải...
Chưa đầy 4 tháng, công ty logistics của tỷ phú Trần Bá Dương chính thức hoàn thành tuyến hàng hải...
20/05/2025 Doanh nghiệp

Tuyến luồng mới dài 11km, rộng 110m và đạt độ sâu -9,3m, cho phép tiếp nhận tàu trọng tải đến 30.000 DWT. 

Báo lãi quý 1 tăng trưởng mạnh: Imexpharm mạnh tay rót 1.500 tỷ đồng xây đại bản doanh...
Báo lãi quý 1 tăng trưởng mạnh: Imexpharm mạnh tay rót 1.500 tỷ đồng xây đại bản doanh...
20/05/2025 Doanh nghiệp

Không chỉ khởi đầu năm 2025 bằng mức tăng trưởng lợi nhuận hai chữ số, Imexpharm còn nhanh chóng bước vào giai đoạn đầu tư lớn...

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng tốc ở quê nhà: Dự án nhà máy VinFast hơn 6.000 tỷ tại Hà Tĩnh nhận tin vui mới
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng tốc ở quê nhà: Dự án nhà máy VinFast hơn 6.000 tỷ tại Hà Tĩnh nhận tin vui mới
20/05/2025 Doanh nghiệp

Dự án đi vào hoạt động sẽ cung cấp ra thị trường các loại xe ô tô điện, xe máy điện, xe đạp điện, xe bán tải điện, xe bus điện, xe tự lái...

Hòa Phát đầu tư sản xuất ván sàn cao cấp, mở rộng dải sản phẩm
Hòa Phát đầu tư sản xuất ván sàn cao cấp, mở rộng dải sản phẩm
20/05/2025 Doanh nghiệp

Ván sàn sẽ là sản phẩm mới trong hệ sinh thái sản phẩm của Tập đoàn Hòa Phát. Trong chiến lược dài hạn, Hòa Phát dự kiến dành 20% công suất ván sàn phục vụ...

Vừa báo lãi gần 850 tỷ đồng, Kinh Bắc của ông Đặng Thành Tâm chi ‘khủng’ thâu tóm một trường Đại học ở TP. HCM
Vừa báo lãi gần 850 tỷ đồng, Kinh Bắc của ông Đặng Thành Tâm chi ‘khủng’ thâu tóm một trường Đại học ở TP. HCM
19/05/2025 Doanh nghiệp

Mới đây, Kinh Bắc bất ngờ lấn sân sang lĩnh vực giáo dục khi thâu tóm Trường Đại học Hùng Vương TP.HCM.

Chi gần 450 tỷ thâu tóm tòa nhà 19 tầng tại Hà Nội, SSI của 'ông trùm' Nguyễn Duy Hưng gây sốc giới đầu tư
Chi gần 450 tỷ thâu tóm tòa nhà 19 tầng tại Hà Nội, SSI của "ông trùm" Nguyễn Duy Hưng gây sốc giới đầu tư
17/05/2025 Doanh nghiệp

SSI vừa chi gần 447 tỷ đồng để sở hữu tòa nhà văn phòng cao 19 tầng tại Hà Nội, đánh dấu bước đi chiến lược quan trọng trong việc mở rộng...

Báo lãi quý 1 tăng trưởng hai chữ số:  FPT Online trả cổ tức “khủng”, tỷ lệ 100% bằng tiền mặt
Báo lãi quý 1 tăng trưởng hai chữ số: FPT Online trả cổ tức “khủng”, tỷ lệ 100% bằng tiền mặt
17/05/2025 Doanh nghiệp

Với hơn 18 triệu cổ phiếu đang lưu hành, doanh nghiệp dự kiến chi hơn 184 tỷ đồng để thanh toán cổ tức cho cổ đông.

Quốc tế Sơn Hà (SHI) sắp phát hành hơn 8 triệu cổ phiếu tăng vốn, cơ hội lớn cho cổ đông hiện hữu?
Quốc tế Sơn Hà (SHI) sắp phát hành hơn 8 triệu cổ phiếu tăng vốn, cơ hội lớn cho cổ đông hiện hữu?
16/05/2025 Doanh nghiệp

SHI chuẩn bị phát hành cổ phiếu thưởng từ lợi nhuận chưa phân phối, giữa lúc lợi nhuận quý I/2025 tăng mạnh và cơ cấu tài chính được cải thiện rõ nét.

Thuduc House bất ngờ báo lãi, cổ phiếu TDH tăng mạnh 5 phiên liên tục
Thuduc House bất ngờ báo lãi, cổ phiếu TDH tăng mạnh 5 phiên liên tục
16/05/2025 Doanh nghiệp

Với mức lãi sau thuế hơn 5,6 tỷ đồng trong quý 1/2025 – trái ngược với khoản lỗ cùng kỳ năm ngoái, Thuduc House (TDH) đang mang đến bất ngờ tích cực cho thị trường.

Đường Man - Doanh nghiệp từng làm nên tên tuổi đại gia Đường ‘bia’ tiếp tục thua lỗ
Đường Man - Doanh nghiệp từng làm nên tên tuổi đại gia Đường ‘bia’ tiếp tục thua lỗ
15/05/2025 Doanh nghiệp

Công ty Cổ phần Đường Man – thành viên của Tập đoàn Hòa Bình (Hòa Bình Group) – từng được biết đến là đơn vị tiên phong trong sản xuất malt bia tại Việt Nam...

Nhà máy ray thép 14.000 tỷ của Hòa Phát có động thái mới: Tỷ phú Trần Đình Long ‘chốt đơn’ sản phẩm vào năm 2027
Nhà máy ray thép 14.000 tỷ của Hòa Phát có động thái mới: Tỷ phú Trần Đình Long ‘chốt đơn’ sản phẩm vào năm 2027
15/05/2025 Doanh nghiệp

Hòa Phát ghi nhận quý khởi sắc đầu năm 2025 với doanh thu đạt gần 38.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế vượt 3.300 tỷ đồng tăng 16%...

Tập đoàn năng lượng Zarubezhneft (Nga) dự kiến xây nhà máy điện gió ngoài khơi ở Việt Nam
Tập đoàn năng lượng Zarubezhneft (Nga) dự kiến xây nhà máy điện gió ngoài khơi ở Việt Nam
15/05/2025 Doanh nghiệp

Thông tin này được công bố trong Tuyên bố chung trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Tổng Bí thư Tô Lâm.

BIM Group đổ 3.000 tỷ xây ‘siêu dự án’ tại Hạ Long, đại gia Đoàn Quốc Việt đang toan tính điều gì?
BIM Group đổ 3.000 tỷ xây ‘siêu dự án’ tại Hạ Long, đại gia Đoàn Quốc Việt đang toan tính điều gì?

BIM Hạ Long, thành viên của Tập đoàn BIM Group, đang triển khai dự án “Tổ hợp công trình thương mại, dịch vụ và căn hộ lưu trú” tại trung tâm du lịch Hạ Long...

Vietnam Airlines họp ĐHĐCĐ bất thường ngày 15/5: Trình phương án tăng vốn, bàn thương vụ 50 máy bay thân hẹp
Vietnam Airlines họp ĐHĐCĐ bất thường ngày 15/5: Trình phương án tăng vốn, bàn thương vụ 50 máy bay thân hẹp
14/05/2025 Doanh nghiệp

Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa công bố quyết định triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường vào chiều 15/5 tại Hà Nội....

Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) - Khẳng định thương hiệu Việt với thị trường quốc tế
Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) - Khẳng định thương hiệu Việt với thị trường quốc tế
14/05/2025 Doanh nghiệp

PVCFC vừa được Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Lâm nghiệp Úc cấp Chứng chỉ Level One (Cấp độ 1) cho xuất khẩu phân bón hàng rời (Bulk In-Ship Fertiliser). Với bước tiến mới này,...

MCP: Vững tăng trưởng, quyết tâm dẫn đầu ngành bao bì kim loại Việt Nam
MCP: Vững tăng trưởng, quyết tâm dẫn đầu ngành bao bì kim loại Việt Nam
14/05/2025 Doanh nghiệp

Bao bì Mỹ Châu (HOSE: MCP) – doanh nghiệp bao bì kim loại duy nhất niêm yết trên sàn HOSE báo lãi sau thuế năm 2024 vượt 35% kế hoạch và tăng tới 173% so...

VnFinance
vnfinance.vn
VnFinance
VnFinance
VnFinance