Ngăn chặn việc đầu cơ, định giá bất hợp lý mặt hàng gạo
Trong bối cảnh thương mại lương thực toàn cầu diễn biến phức tạp đã và đang ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ và xuất khẩu gạo của Việt Nam, Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm soát nguồn cung, giá bán, ngăn chặn các hành vi vi phạm về đầu cơ, găm hàng, định giá bất hợp lý với mặt hàng gạo…
Ngăn chặn tình trạng đầu cơ
Bộ Công Thương vừa ban hành chỉ thị về tăng cường công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu gạo và bình ổn thị trường trong nước trong giai đoạn hiện nay.
Theo đó, Bộ Công Thương yêu cầu Tổng cục Quản lý thị trường chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tại địa phương tăng cường phối hợp với địa phương theo dõi sát tình hình giá gạo, kiểm tra, kiểm soát các cơ sở kinh doanh, đầu mối bán buôn, bán lẻ, các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các kho nhằm kiểm soát nguồn cung, giá bán. Ngăn chặn các hành vi vi phạm về niêm yết giá, đầu cơ, găm hàng, định giá bất hợp lý đối với mặt hàng gạo. Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh gạo không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Cục Xuất nhập khẩu khẩn trương hoàn thiện dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, trình Chính phủ trong quý III/2023 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Theo dõi tình hình sản xuất lúa gạo, diễn biến cung cầu, giá cả thị trường thóc, gạo nội địa. Tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ công tác điều hành xuất khẩu gạo trong tình hình mới.
Cục Xúc tiến thương mại bố trí kinh phí cho các chương trình xúc tiến thương mại gạo trong Chương trình cấp quốc gia về Xúc tiến thương mại hàng năm, tạo điều kiện để thương nhân khai thác hiệu quả lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà nước ta là thành viên nhằm đa dạng hóa, chiếm lĩnh các thị trường mới, tiềm năng và nâng cao sức cạnh tranh cho ngành hàng gạo Việt Nam.
Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm gạo của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam đến các nhà phân phối trong nước và ngoài nước.
Hỗ trợ ngành gạo tận dụng hiệu quả FTA
Yêu cầu Vụ Chính sách thương mại đa biên, cần tận dụng tiến trình rà soát các hiệp định đã được đưa vào thực thi để đề nghị các đối tác mở cửa thêm, gia tăng hạn ngạch thuế quan dành cho sản phẩm gạo của Việt Nam.
Xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ ngành gạo tận dụng hiệu quả các FTA. Kịp thời thông tin về những thuận lợi, khó khăn và các vấn đề cần lưu ý đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam vào các thị trường mà Việt Nam đã ký kết, tham gia các hiệp định song phương và đa phương.
Vụ Pháp chế, phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu trong công tác triển khai kiểm tra thi hành pháp luật về kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP.
Với Vụ Thị trường châu Á – châu Phi, Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, Bộ Công Thương yêu cầu theo dõi sát thông tin về tình hình thị trường, động thái cơ chế chính sách xuất khẩu, nhập khẩu khẩu gạo của nước sở tại.
Riêng đối với các thị trường sản xuất, xuất khẩu gạo như thị trường Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan, Campuchia, Mỹ… Thương vụ Việt Nam tại nước sở tại, tăng cường chủ động cập nhật tình hình mùa vụ sản xuất, giá gạo tiêu thụ tại thị trường sở tại, tình hình xuất khẩu và các động thái chính sách liên quan đến bối cảnh thị trường lương thực toàn cầu nhiều biến động…
Theo dõi tình hình thực hiện và kịp thời xúc tiến đàm phán gia hạn các Bản ghi nhớ về thương mại gạo đã ký. Tăng cường tìm kiếm cơ hội ký kết thỏa thuận về thương mại gạo với các thị trường mới, thị trường tiềm năng. Chủ trì theo dõi, hỗ trợ doanh nghiệp đầu mối được chỉ định thực hiện Bản hhi nhớ thương mại gạo và các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo khác tìm kiếm cơ hội để thúc đẩy xuất khẩu gạo tại các thị trường.
Chủ động phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu và các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm gạo của Việt Nam và năng lực xuất khẩu gạo của thương nhân Việt Nam. Đồng thời, triển khai các công tác phối hợp khác có liên quan nhằm kịp thời điều tiết, điều hành, xử lý vướng mắc, hỗ trợ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu gạo của thương nhân trong trường hợp cần thiết.
Trong khi đó, Vụ Thị trường trong nước được yêu cầu theo dõi sát tình hình thị trường, chủ động chỉ đạo Sở Công Thương địa phương có phương án chuẩn bị nguồn cung, bảo đảm chất lượng và cân đối cung cầu mặt hàng gạo tại thị trường trong nước. Đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của người dân, góp phần bình ổn giá gạo nói riêng và giá lương thực nói chung, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.
Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần đôn đốc các doanh nghiệp tham gia Chương trình Bình ổn thị trường trên địa bàn có phương án về nguồn hàng thóc, gạo để bảo đảm cung ứng cho thị trường từ nay đến cuối năm. Xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, trục lợi bất chính, đẩy giá thóc, gạo lên cao bất hợp lý, gây bất ổn thị trường trong nước.
Chỉ đạo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trên địa bàn duy trì lượng thóc, gạo dự trữ bình ổn thị trường theo quy định để sẵn sàng cung ứng ra thị trường khi cần thiết…
TIN LIÊN QUAN
-
Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo, Bộ Công Thương đưa ra loạt khuyến nghị
-
Giá gạo thế giới gần mức cao nhất trong 15 năm
-
Giá gạo xuất khẩu từ Việt Nam tăng đột biến, cao nhất trong hơn một thập kỷ
-
Căn cứ đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch
-
“Trùm hoa hậu” Sen Vàng: Có vốn của hoa hậu Đỗ Mỹ Linh, nợ thuế tăng gấp rưỡi
-
Lợi nhuận chuỗi bán lẻ dược phẩm 6 tháng đầu năm: An Khang hụt hơi, Long Châu thẳng tiến
Giá tiêu hôm nay 23/9: Duy trì ổn định
Giá tiêu hôm nay 23/9 trong nước tiếp tục ổn định.
Giá xăng dầu hôm nay (23/9): Dầu thô tăng trở lại
Giá dầu thế giới hôm nay (23/9) tăng trở lại khi thị trường lo ngại về nguồn cung dầu xuất phát từ lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu của Nga...
Giá cà phê hôm nay 23/9: Thị trường trong nước giảm nhẹ
Giá cà phê hôm nay 23/9 trong nước tiếp tục giảm nhẹ. Tương tự, giá Robusta và Arabica cũng xu hướng giảm.
Giá phân bón hôm nay 23/9: Chào giá Kali tại thị trường nội địa giảm
Cập nhật giá phân bón hôm nay 23/9
Giá heo hơi hôm nay 22/9: Đứng yên trên diện rộng
Giá heo hơi hôm nay 22/9 đứng yên trên diện rộng
Giá tiêu hôm nay 22/9: Doanh nghiệp Việt tăng cường nhập tích trữ
Giá tiêu hôm nay 22/9 tại thị trường trong nước tiếp tục chuỗi ngày ổn định.
Giá cà phê hôm nay 22/9: Thị trường trong nước điều chỉnh giảm
Giá cà phê hôm nay 22/9 trong nước quay đầu giảm.
Giá phân bón hôm nay 22/9: Nhu cầu tiêu thụ Ure ở mức thấp
Cập nhật giá phân bón hôm nay 22/9
Giá heo hơi hôm nay 21/9: Giảm rải rác
Giá heo hơi hôm nay 21/9 ghi nhận giảm rải rác 1.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 21/9: Xu hướng đi ngang
Giá tiêu hôm nay 21/9 tại thị trường trong nước có chuỗi ngày đi ngang.
Giá phân bón hôm nay 21/9: Giao dịch chậm
Cập nhật giá phân bón hôm nay 21/9
Giá cà phê hôm nay 21/9: Robusta và Arabica quay đầu giảm
Giá cà phê hôm nay 21/9, giá cà phê trong nước đứng yên trên thế giới Robusta và Arabica quay đầu giảm
Giá tiêu hôm nay 20/9: Tiếp tục chuỗi ngày đi ngang
Giá tiêu hôm nay ngày 20/9 trong nước tiếp tục chuỗi ngày đi ngang
Giá heo hơi hôm nay 20/9: Giảm nhẹ ở một vài tỉnh thành
Giá heo hơi hôm nay 20/9 giảm nhẹ 1.000 đồng ở một vài tỉnh thành.
Giá cà phê hôm nay 20/9: Robusta và Arabica diễn biến trái chiều
Giá cà phê hôm nay 20/9 trong nước giảm nhẹ 300 đồng/kg, Robusta và Arabica diễn biến trái chiều nhau.
Giá phân bón hôm nay 20/9: Nhu cầu tiêu thụ chậm
Cập nhật giá phân bón hôm nay 20/9
Xuất khẩu tôm sang Mỹ và Trung Quốc tiếp đà tăng
Tháng 8/2023, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 337 triệu USD, giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 8 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm...
Giá heo hơi hôm nay 19/9: Giảm rải rác
Giá heo hơi hôm nay 19/9 ghi nhận giảm rải rác 1.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 19/9: Tiếp tục đi ngang
Giá tiêu hôm nay 19/9 giá tiêu trong nước tiếp tục đi ngang ngày thứ hai liên tiếp, thế giới
Xem nhiều




