Người "anh em" cùng mẹ với FPT Long Châu: Giá trị sổ sách hơn 8 tỷ, được mua lại với giá 123 tỷ
Đó là một công ty con của ông ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (gọi tắt là FPT Retail), ngành nghề kinh doanh chính là dịch vụ kho bãi, được mở ra nhằm hoàn thiện hệ thống logistic của FPT Retail và đáp ứng cho hoạt động mở rộng của FPT Long Châu.

Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail - mã CK: FRT) là công ty liên kết của Tập đoàn FPT Việt Nam, được thành lập vào ngày 8/3/2012 với hai thương hiệu chính là FPT Shop và F.Studio By FPT – Đại lý được ủy quyền chính thức của Apple tại Việt Nam ở cấp độ cao cấp nhất.
FPT Retail có 2 công ty con. Một trong số đó là Công ty cổ phần Dược phẩm FPT Long Châu, đang "làm mưa gió" trong thị trường bán lẻ dược phẩm.
Công ty con thứ hai được FRT mua lại trong năm 2021 là Công ty cổ phần hữu nghị Việt Hàn, tuy ít được nhắc tới hơn, nhưng là một mảnh ghép quan trọng trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.
Cuối tháng 6/2021, HĐQT FPT Retail ban hành Nghị quyết thông qua chủ trương đầu tư hệ thống phân phối hàng hóa nhằm hoàn thiện hệ thống logistic của công ty. Nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về phân phối hàng hóa trong các năm tới khi FPT Long Châu mở rộng nhanh, đặc biệt ở khu vực miền Bắc và miền Trung, HĐQT phê duyệt phương án đầu tư xây dựng hệ thống phân phối hàng hóa với hạn mức đầu tư dự kiến dưới 200 tỷ đồng.
Địa điểm đầu tư là khu vực phía Bắc, ưu tiên lân cận khu vực trung tâm thành phố Hà Nội và HĐQT giao cho Tổng giám đốc lựa chọn hình thức đầu tư và thực hiện đầu tư.
Cái tên được chọn sau đó là Công ty cổ phần hữu nghị Việt Hàn, một doanh nghiệp được thành lập từ năm 1998, có trụ sở tại tổ 4, thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
Ngày 11/09/2021, Tổng Giám đốc FPT Retail đã quyết định mua công ty con là Công ty cổ phần hữu nghị Việt Hàn với tỷ lệ sở hữu là 99.975%. Hiện nay, ngành nghề kinh doanh chính của Việt Hàn thể hiện trên BCTC của FRT là dịch vụ kho bãi.
Tại thời điểm được FRT mua lại, vốn điều lệ của công ty Việt Hàn chỉ hơn 8,1 tỷ đồng nhưng FRT đã phải bỏ ra hơn 123 tỷ đồng để sở hữu 99.98% công ty này. Nếu so với tổng giá trị tài sản theo sổ sách của Việt Hàn, FRT đã phải trả một cái giá cao gấp hơn 15 lần.
BCTC FPT Retail cũng cho biết thêm, đến cuối 2021, FRT chưa xác định lại giá trị hợp lý của khoản đầu tư này (123 tỷ đầu tư vào Việt Hàn) để thuyết minh trên BCTC do cổ phiếu của công ty (Việt Hàn) chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán. Do đó, giá trị hợp lý của khoản đầu tư này có thể khác với giá trị ghi sổ.

Theo trình bày trên BCTC của FRT, tổng tài sản công ty Việt Hàn trên sổ sách tại thời điểm mua lại là 8,07 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là TSCĐ, chiếm tới 99%.
Tuy nhiên, giá trị TSCĐ hợp lý có thể xác định tại ngày mua của Việt Hàn được định giá là 123 tỷ đồng, gấp 15 lần giá trị sổ sách.
Vì vậy, tổng giá mua đã bao gồm lợi ích cổ đông không kiểm soát mà FRT phải trả là hơn 123 tỷ đồng.
Đến 30/09/2022, trong danh sách các giao dịch phát sinh với bên liên quan của FRT không thấy phát sinh giao dịch Mua - Bán với công ty Việt Hàn, chỉ có phát sinh số tiền cho vay và thu hồi khoản vay.
Dư nợ FRT cho vay Việt Hàn đến cuối quý III còn lại 65,1 tỷ đồng và giá trị khoản phải thu khác (với Việt Hàn) hơn 900 triệu đồng.
TIN LIÊN QUAN
Lilama chuẩn bị đấu giá toàn bộ cổ phần tại Thủy điện Hủa Na, thu về ít nhất 300 tỷ đồng
Trong lộ trình thu gọn đầu tư ngoài ngành, Lilama sẽ thoái toàn bộ 3,71% cổ phần tại Thủy điện Hủa Na. Ngoài ra, Lilama cũng lên kế hoạch thoái vốn tại loạt công ty...
Dự án Thịnh Liệt chiếm hơn 30% tổng tài sản, Licogi nỗ lực tháo gỡ khó khăn
Đặt kế hoạch kinh doanh đi lùi, Tổng công ty Licogi (mã LIC - UPCoM) kỳ vọng “đòn bẩy” từ dự án Thịnh Liệt để xoay chuyển tình thế trong năm 2025.
Dự thảo Nghị định 24 (sửa đổi): DOJI, PNJ, SJC và ngân hàng nào đủ sức sản xuất vàng miếng và nhập khẩu vàng?
Những thay đổi trong dự thảo Nghị định 24 được kỳ vọng sẽ không chỉ mở ra cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp và ngân hàng đủ năng lực, mà còn góp phần minh bạch hóa thị trường vàng.
Gói thầu Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn IV trị giá hơn 17.800 tỷ đồng chính thức có chủ
Cú bắt tay giữa hai nhà thầu tên tuổi từng ghi dấu ấn ở nhiều dự án lớn hứa hẹn sẽ tiếp tục tạo đột phá tại công trình trọng điểm phía Nam.
Bán cổ phần tại 2 dự án lớn giữa trung tâm TP.HCM, “đại gia” Singapore thu về hơn 4.800 tỷ đồng
Tập đoàn Keppel đang đẩy mạnh chiến lược tái cơ cấu danh mục tại Việt Nam với loạt thương vụ thoái vốn trị giá hàng nghìn tỷ đồng.
Con trai chủ tịch Phát Đạt bán hết cổ phiếu trước thềm đại hội cổ đông
Ông Nguyễn Tấn Danh – Phó Chủ tịch HĐQT, đồng thời là con trai Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Đạt – vừa đăng ký bán ra toàn bộ 3.397.652 (gần 3,4 triệu) cổ phiếu PDR...
Thua lỗ 12 quý liên tiếp, cổ phiếu "ông vua ngành thép" Pomina đi xuống "không phanh"
Từng là "ông vua ngành thép" một thời, Pomina tiếp tục ghi nhận lỗ ròng quý thứ 12 liên tiếp, nâng tổng lỗ lũy kế tính đến cuối quý I lên hơn 2.600 tỷ đồng.
Quản trị Doanh nghiệp: Mở khóa “ cơ hội”, thúc đẩy phát triển bền vững
G (Governance – Quản trị) trong ESG, tuy đứng cuối trong bộ ba tiêu chí nhưng lại chính là chìa khóa đảm bảo việc thực hiện các chiến lược về phát triển bền vững...
Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vì e dè "hơi nóng" thắt chặt chi tiêu
111,6 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 5 tháng đầu năm theo các hình thức khác nhau, tăng so với cùng kỳ 2024, dù con số quay trở lại thị trường ở...
PVN và công ty liên danh ký hợp đồng EPC dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn 4
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam - PVN) vừa ký kết hợp đồng EPC dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn 4.
Liên danh C47 trúng gói thầu thủy điện hơn 1.451 tỷ đồng, khởi đầu 2025 bứt phá với lợi nhuận tăng gấp 8 lần
Tham gia liên danh trúng gói thầu hơn 1.451 tỷ đồng tại Trị An, C47 tiếp tục khẳng định năng lực thi công các...
Tập đoàn Bamboo Capital tiếp tục kiện toàn ban điều hành
Ngày 06/06/2025, Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG) đã ban hành nghị quyết thông qua các quyết định liên quan đến công tác nhân sự...
VEC E thắng lớn, gói thầu cao tốc 103 tỷ đồng chính thức về tay
Với gói thầu vừa trúng, VEC E đã có thêm nguồn lực để hiện thực hóa kế hoạch tăng trưởng 3 chỉ tiêu chủ lực trong năm tới.
Khẳng định năng lực quản trị, PVCFC vào Top 5 doanh nghiệp niêm yết hàng đầu Việt Nam
Trong 6 tháng đầu năm 2025, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, mã DCM) đạt kết quả kinh doanh vượt kỳ vọng, cho thấy sự điều hành linh hoạt...
Thủy sản Việt và “cuộc hẹn” chuyển đổi Xanh
Hưởng ứng Ngày Đại dương Thế giới (8/6) và chiến dịch “Cùng hành động vì biển xanh”, ngày 7/6, tại TP Nha Trang, hơn 150 đại diện doanh nghiệp, nhà khoa học, cơ quan quản...
PVCFC được vinh danh Top 5 doanh nghiệp niêm yết Việt Nam có điểm quản trị cao nhất
Ngày 6/6, tại hội thảo “Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội nào cho các doanh nghiệp niêm yết và công ty đại chúng?”...
Doanh thu SCG tại Việt Nam chạm mốc 301 triệu USD, bí quyết nào giúp ‘đại gia’ Thái Lan thắng lớn?
Tập đoàn công nghiệp hàng đầu Thái Lan – SCG vừa ghi nhận nhiều kết quả tích cực trong quý I/2025, với Việt Nam tiếp tục là điểm sáng đóng góp lớn vào tăng trưởng.
Tiến sĩ Philipp Rösler – Nguyên Phó Thủ tướng Đức gia nhập Vietjet
Ngày 5/6, Vietjet chính thức thông qua bầu ông Philipp Rösler, Nguyên Phó Thủ tướng Đức vào Hội đồng quản trị công ty nhiệm kỳ 2022-2027.
HAGL dự kiến phát hành 210 triệu cổ phiếu, tham vọng lợi nhuận năm 2025 đạt hơn 1.100 tỷ đồng
Phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ và không mở rộng đầu tư mới, HAGL hướng đến hiệu quả vận hành và lợi nhuận bền vững trong năm 2025
Xem nhiều



