Nhiều doanh nghiệp địa ốc giảm trên 50% lợi nhuận
Sau một năm khó khăn chồng chất, doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp địa ốc sụt giảm.
Nội dung chính:
- 7 trên tổng số 82 doanh nghiệp báo lỗ trong năm 2022, có doanh nghiệp lỗ gần 200 tỷ đồng.
- Nhiều công ty, bao gồm cả công ty lớn, sụt giảm lợi nhuận trên 50%.
- Phần lớn các doanh nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng đều nhờ các mảng cho thuê hoặc tăng trưởng trên nền thấp của năm cũ.
Khảo sát báo cáo tài chính (BCTC) quý IV/2022 của 82 công ty bất động sản niêm yết cho thấy kết quả kinh doanh của phần lớn doanh nghiệp có xu hướng đi xuống trong năm 2022.
Lợi nhuận giảm sốc, nhiều doanh nghiệp thua lỗ
Kết thúc năm 2022, có 7 doanh nghiệp bất động sản báo lỗ, nhiều hơn năm 2021 với 6 công ty lỗ. Dù vậy, so với tổng mức lỗ của 6 doanh nghiệp năm 2021, mức lỗ của năm 2022 chỉ bằng khoảng ¾ do không còn khoản lỗ sâu - hơn 890 tỷ đồng của Thủ Đức House. Doanh nghiệp lỗ nặng nhất năm 2022 là FIDECO với gần 200 tỷ đồng.
Điểm chung trong kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp địa ốc năm nay là xu hướng sụt giảm lợi nhuận so với năm 2021. 55 trên tổng số 82 công ty sụt giảm lợi nhuận, không ít doanh nghiệp giảm trên 95% như Đầu tư LDG (giảm 97% so với mức 141 tỷ đồng của năm 2021), Tập đoàn Danh Khôi (giảm 97%, còn 6,3 tỷ đồng)...
Kể cả những doanh nghiệp báo lãi hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn tỷ đồng như Vinhomes (29.000 tỷ đồng), Novaland (2.293 tỷ đồng), Phát Đạt (1.170 tỷ đồng), Nhà Khang Điền (1.081), đều có lợi nhuận đi xuống. Kết quả giảm sút lợi nhuận năm 2022 chủ yếu do sự lao dốc trong quý IV - trong đó một số doanh nghiệp thậm chí báo lỗ trong quý cuối cùng của năm 2022.
Vinhomes dù giữ vị trí quán quân về doanh thu song mức 62.392 tỷ đồng trong năm nay vẫn thấp hơn 27% so với mức đạt được năm 2021. Sự sụt giảm về doanh thu trong khi chi phí tài chính tăng gần 60% đã khiến lợi nhuận của công ty giảm 26%. Tuy vậy, chỉ riêng lợi nhuận của Vinhomes trong năm 2022 đã cao hơn tổng lợi nhuận của 81 doanh nghiệp còn lại (chỉ ở mức 21.300 tỷ đồng).
Hay Novaland, so với mức đạt được năm 2021 là 3.455 tỷ đồng, năm nay lợi nhuận công ty đi lùi chỉ còn khoảng 2.293 tỷ đồng, tức giảm khoảng 34%.
Còn với với Nhà Khang Điền, so với năm 2021, doanh nghiệp giảm lợi nhuận 10% còn hơn 1.081 tỷ. Doanh thu và lợi nhuận có được chủ yếu nhờ các dự án như Classia, Clarita, Privia trong giai đoạn 2022 – 2024.
Hay tại CTCP Tập đoàn Đất Xanh, BCTC cho thấy doanh nghiệp lãi 469 tỷ đồng, giảm 70% so với năm 2021. Công ty cho biết tình hình khó khăn chung của thị trường bất động sản đã tác động đến kết quả kinh doanh. Cụ thể, doanh số bán hàng ở mảng dịch vụ sụt giảm trong khi công ty chưa kịp ghi nhận doanh thu - lợi nhuận từ các dự án do công ty làm chủ đầu tư và đã triển khai bán hàng thành công. Trong riêng quý IV/2022, Đất Xanh thua lỗ tới 460 tỷ đồng.
Một doanh nghiệp bất động sản lớn khác là Nhà Từ Liêm (mã chứng khoán NTL) cũng có lợi nhuận sụt giảm sâu. Trong năm 2022, công ty này lãi 109 tỷ đồng, chỉ bằng khoảng ½ so với lợi nhuận ghi nhận vào năm 2021. Theo lý giải của ban lãnh đạo doanh nghiệp, sự sụt giảm về lợi nhuận đến từ việc công ty chủ yếu ghi nhận doanh thu xây dựng tại một dự án là Khu đô thị mới Bắc QL32 (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) và chưa triển khai bán hàng tại dự án khác.
Tuy nhiên thực tế cho thấy, từ năm 2020 đến nay, kết quả kinh doanh của công ty này vốn đã phụ thuộc chủ yếu vào dự án Khu đô thị mới Bắc QL32.
28 doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận
Theo dữ liệu của FiinPro, chỉ 27 trong số 82 doanh nghiệp đã công bố báo cáo tài chính tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2022. Một số doanh nghiệp có mức tăng mạnh như Sonadezi Giang Điền (tăng 1,9 lần), Vincom Retail (tăng 2,1 lần), Địa ốc Hoàng Quân (tăng 4,3 lần), IDECO (tăng 4,5 lần), Thế kỷ 21 (tăng 5,8 lần), Thủ Đức House (từ lỗ gần 900 tỷ đồng lên lãi 30 tỷ đồng); Phát triển Đô thị và KCN Cao su Việt Nam (tăng 12 lần)...
Năm 2022, doanh thu thuần của Thủ Đức House giảm từ 487 tỷ đồng về 177 tỷ đồng. Tuy nhiên nhờ cắt giảm mạnh chi phí tài chính, công ty có lãi sau gần 2 năm thua lỗ.
Tại Địa ốc Hoàng Quân, dù doanh thu sụt giảm khoảng 7 tỷ đồng, xuống còn 340 tỷ đồng trong năm 2022 nhưng nhờ cắt giảm được các loại chi phí như bán hàng, quản lý doanh nghiệp, đặc biệt là chi phí tài chính, doanh nghiệp báo lãi hơn 18 tỷ đồng, gấp 4 lần so với năm 2021.
Với Vincom Retail, mức tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2022 được xem là tích cực trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường bất động sản. Tuy nhiên, 2021 là một năm khó khăn của lĩnh vực bán lẻ khi chịu ảnh hưởng lớn từ các đợt bùng phát dịch Covid-19. Do đó, dù tăng trưởng, mức lợi nhuận đạt được năm nay không chênh lệch đáng kể so với giai đoạn 2020.
Thế kỷ 21, IDECO hay Phát triển Đô thị và KCN Cao su Việt Nam gia tăng lợi nhuận nhờ các hoạt động cho thuê như cho thuê văn phòng, cho thuê cơ sở hạ tầng KCN và một hoạt động cung cấp dịch vụ khác. Hoạt động bán bất động sản của các công ty này không mang lại nguồn thu hoặc chỉ mang lại= một khoản không đáng kể.
Doanh nghiệp địa ốc có thể thoát khó vào cuối năm 2023, đầu 2024
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), thị trường bất động sản năm 2022 tắc nguồn vốn tín dụng, vốn trái phiếu và cả nguồn vốn huy động từ khách hàng nên nhiều doanh nghiệp bất động sản “đói vốn”. Nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng triển khai dự án, thanh toán hoa hồng cho các sàn giao dịch bằng sản phẩm bán, hoặc bán sản phẩm bất động sản, nhà ở với chiết khấu sâu, thậm chí đến 40% giá hợp đồng.
“Bức tranh kết quả kinh doanh của năm 2022 cơ bản đã được dự báo từ trước. Sự sụt giảm về doanh thu và lợi nhuận là điều dễ hiểu. Tuy nhiên ở góc nhìn lạc quan, trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, các doanh nghiệp vẫn cầm cự được và có lãi là một tín hiệu tích cực”, ông Đính nói.
Theo ông Lynch Phan, Founder của CTCP Take Profit Investment Holdings, xét riêng quý IV/2022, lợi nhuận của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết (đã công bố BCTC) giảm 41% so với cùng kỳ. Kết quả này phản ánh tình trạng khó khăn của thị trường khi hàng loạt chính sách về vốn, từ tín dụng đến trái phiếu, bị thắt chặt. Chuyên gia này cho rằng thị trường địa ốc vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức phía trước, ở kịch bản tươi sáng nhất, thị trường địa ốc sẽ được khơi thông vào khoảng quý III năm 2023.
“Nếu nói về triển vọng doanh nghiệp, tôi cho rằng 2023 vẫn là một năm khó khăn. Có lẽ phải đến quý IV năm 2023 hoặc đầu năm 2024, doanh nghiệp bất động sản thương mại mới có thể phục hồi”, ông Lynch chia sẻ.
Đồng quan điểm, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cũng cho rằng quý III và quý IV năm 2023, các vướng mắc về pháp lý, về nguồn vốn có khả năng được tháo gỡ và xử lý. Thêm vào đó, sức nóng, sức ép về lãi suất, về tỷ giá; những vướng mắc liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp sẽ được khơi thông trong nửa cuối năm. Ông dự báo nhiều khả năng thị trường sẽ ấm lên vào quý cuối năm 2023.
Tuy nhiên, ông Lực cũng cho rằng: “Từ nay đến khi thị trường phục hồi, sẽ có những doanh nghiệp trụ được và có những doanh nghiệp không còn trụ được, điều đó buộc phải chấp nhận”.
*Nhận định của ông Lynch Phan được đưa ra tại chương trình Thị trường chứng khoán đầu năm khi BCTC doanh nghiệp được công bố - Đi theo dòng tiền diễn ra ngày 2/1. Bạn đọc có thể xem toàn bộ chương trình tại đây:
Đại biểu Quốc hội băn khoăn khi mở rộng đất làm nhà ở thương mại
Ngày 21/11/2024, tại Hội trường Quốc hội, các đại biểu đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết thí điểm mở rộng việc sử dụng đất để thực hiện các dự án...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 22/11: Thanh tra toàn diện dự án sân golf và nghỉ dưỡng ở Bắc Giang
TP HCM triển khai kế hoạch xử lý các dự án tồn đọng, chậm tiến độ; Thanh Hóa có thêm khu công nghiệp hơn 1.000 tỷ đồng;...
Thống nhất chủ trương thực hiện đầu tư xây dựng các cầu lớn tại Hà Nội
UBND Thành phố Hà Nội vừa có thông báo số 532/TB-VP về tình hình triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng trên địa bàn Thành phố.
Thành phố Hồ Chí Minh: Đường Đồng Khởi tiếp tục lọt top nơi có giá thuê mặt bằng đắt đỏ nhất thế giới
Theo Cushman & Wakefield, năm 2024, đường Đồng Khởi tiếp tục lọt top điểm bán lẻ đắt nhất Việt Nam và xếp hạng 14 trên toàn cầu.
Giá chung cư tại Hà Nội sẽ tiếp tục khai phá đỉnh mới, dự báo giá 72 triệu đồng/m2 vào năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì) tăng 75% so với quý I/2022.
Bãi bỏ 28 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực đất đai từ ngày 1/1/2025
Ngày 20/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 20/2024/TT-BTNMT bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 21/11: Loạt sai phạm tại dự án khu dân cư Phước Long chưa được xử lý
Cần Thơ phê duyệt đầu tư dự án Aeon Mall trị giá 5.400 tỷ đồng; Tập đoàn QuickPack đầu tư 30 triệu EUR vào KCN của Đồng Tâm Group ở Long An;...
Dự án Aqua city của Novaland đã được tháo gỡ vướng mắc về pháp lý sau 2 năm
Ngày 19/11, Chủ tịch UBND Tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức đã ký Quyết định số 3479 chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung 1/10.000...
HoREA đề xuất nâng mức tổng chi phí lãi vay không vượt quá 50% tổng lợi nhuận thuần
Tại Công văn số 148/2024/CV-HoREA gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính, Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA)...
Đề xuất áp thuế suất thu nhập doanh nghiệp 6% đối với nhà đầu tư NƠXH cho thuê
Đây là đề xuất của Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) tại Văn bản số 147/2024/CV-HoREA gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung quy định...
Thị trường căn hộ Hà Nội: Từ “sốc giá” đến cơ hội trong chu kỳ tăng trưởng mới
Dù giá căn hộ sơ cấp trung bình trong quý 3/2024 đạt ngưỡng 72 triệu đồng/m2, nhưng đây chỉ là khởi đầu của một chu kỳ tăng trưởng mới, 2025 thị trường căn hộ...
Đất hết thời hạn sử dụng có được chuyển nhượng, tặng cho?
Cá nhân trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp nếu hết thời hạn thì tiếp tục được sử dụng mà không cần phải gia hạn; trường hợp có nhu cầu gia hạn thì thực hiện...
Thanh Oai (Hà Nội): Tiếp tục đấu giá đất, khởi điểm thấp 5,3 triệu đồng/m2
19 thửa đất tại xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai (Hà Nội) tiếp tục lên sàn với giá khởi điểm thấp chỉ 5,3 triệu đồng/m2.
Ngân hàng tiếp tục hạ giá hàng trăm tỷ đồng để rao bán dự án Kenton Node
Mới đây, hai ngân hàng MSB và BIDV tiếp tục ra thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên...
Ước nguyện cử tri - tình dân nghĩa Đảng trọn niềm tin Kỳ 2: Hóa giải nỗi lo thị trường bất động sản...
Trong bối cảnh cầu tăng, cung khan hiếm, thị trường bất động sản chứng kiến những biến động “vô lý” khiến người có nhu cầu thực khó “chạm tay” tới mơ ước...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 20/11: Huyện Thanh Oai (Hà Nội) tiếp tục đấu giá hàng chục lô đất
Lạng Sơn chấp thuận T&T Group nghiên cứu triển khai 2 dự án khu đô thị sinh thái; Bắc Giang quy định về điều kiện tách khu đất công thành dự án độc lập;...
Quy định về chi trả tiền bồi thường khi bị thu hồi đất
Việc chi trả tiền bồi thường khi bị Nhà nước thu hồi đất được quy định thế nào?
Tốc độ tăng giá chung cư tại Hà Nội vượt Thành phố Hồ Chí Minh
Tốc độ tăng giá trung bình của chung cư ở Hà Nội lên đến 70%, trong khi mức tăng của chung cư Thành phố Hồ Chí Minh có mức thấp hơn, đạt mức tăng 55%.
Ước nguyện cử tri - tình dân nghĩa Đảng trọn niềm tin Kỳ 1: Những công trình nghìn tỷ được “hồi sinh”
Kỳ 1: Những công trình nghìn tỷ được “hồi sinh”