Nới room tín dụng: Động thái "bẻ khóa" tiền tệ tích cực nhưng chưa tạo thay đổi rõ rệt cho doanh nghiệp
Theo chuyên gia Savills Việt Nam, việc nới room tín dụng là động thái "bẻ khóa" tiền tệ tích cực nhưng không tạo nên những thay đổi rõ rệt cho các doanh nghiệp hay cải thiện tình trạng hạn chế về nguồn cung trên thị trường hiện nay.
Động thái "bẻ khóa" tiền tệ tích cực
Giới chuyên gia nhận định, trong nửa đầu năm nay, dòng vốn cho thị trường bất động sản bị thu hẹp từ nhiều phía như kiểm soát chặt nguồn vốn tín dụng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, sự suy giảm của thị trường trái phiếu.
Tuy nhiên, ngày 7/9 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã phát đi thông cáo cho biết đã thực hiện điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng (room) tín dụng năm 2022 đối với các tổ chức tín dụng có đề nghị và có thông báo gửi các tổ chức tín dụng này. Cụ thể, các ngân hàng đã thông báo điều chỉnh hạn mức room tín dụng như Sacombank 4%, Agribank 3,5%, MB 3,2%, Vietcombank 2,7%, TPBank 1,2%, SHB 3,2%, OCB 3,1%, VIB 3%...
Việc điều chỉnh room tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhận được sự quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp, nhà đầu tư và khách hàng của thị trường bất động sản. Các nhà đầu tư và doanh nghiệp mong đợi động thái này có thể sẽ mang lại thuận lợi cho thị trường bất động sản.
TS Sử Ngọc Khương - Giám đốc cao cấp bộ phận đầu tư Savills Việt Nam cho rằng, việc siết chặt tín dụng nhằm giúp Nhà nước có cơ hội chọn lựa và ưu tiên những doanh nghiệp, dự án có dòng tiền tốt ở các lĩnh vực khác nhau, tùy vào thời điểm và tình hình kinh tế. Ngoài ra, động thái này sẽ hạn chế việc vay tín dụng xấu, gây khó khăn cho các ngân hàng.
“Do đó, thông báo điều chỉnh room tín dụng mới nhất của Ngân hàng Nhà nước là một động thái "bẻ khóa" tiền tệ tích cực, giúp trực tiếp bơm nguồn tiền vào nền kinh tế hậu COVID-19, từ đó tiếp sức cho các lĩnh vực và ngành nghề bao gồm dịch vụ, sản xuất, kinh doanh và bất động sản”, TS Sử Ngọc Khương nhìn nhận.

Theo chuyên gia, Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tốc độ hồi phục và phát triển kinh tế mạnh nhất thế giới trong giai đoạn sau đại dịch, giúp quốc gia thu hút nhiều sự quan tâm và nguồn đầu tư nước ngoài. Việc Chính phủ mở lại các chuyến bay quốc tế từ tháng 10/2021 đã giúp các ngành kinh tế, đặc biệt là du lịch và khách sạn, được hưởng lợi lớn.
Yếu tố này đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam, nhất là trong bối cảnh cơ hội đầu tư tại quốc gia của họ ngày càng hạn chế, các khoản đầu tư cũng không có tính cạnh tranh cao như tại Việt Nam.
“Đây sẽ là cơ hội cho việc phát triển nguồn lực cho dòng vốn ngoại đầu tư trực tiếp (FDI) vào Việt Nam, bao gồm thị trường bất động sản. Đối với một đất nước với hơn 100 triệu dân như Việt Nam, một siêu đô thị với hơn 10 triệu dân như TP Hồ Chí Minh, các khoản đầu tư này rất quan trọng”, chuyên gia bình luận thêm.
Số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố mới đây cho thấy, trong 8 tháng đầu năm 2022 các nhà đầu tư nước ngoài đã rót vốn gần 16,8 tỷ USD vào Việt Nam.
Đáng chú ý, trong khi số vốn ngoại đầu tư trực tiếp (FDI) giảm gần 13% so với cùng kỳ năm trước thì dòng vốn FDI rót vào ngành kinh doanh bất động sản lại tăng vọt với hơn 3,3 tỷ USD, chiếm 19,9% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Tuy nhiên, vẫn còn đó những vướng mắc về hành lang pháp lý trong nhiều dự án bất động sản ở Việt Nam, gây do dự cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Cần thêm chính sách khơi thông nguồn vốn
Trong bối cảnh các quy định về tín dụng cho ngành bất động sản có nhiều thay đổi, chuyên gia Savills đánh giá việc kêu gọi vốn thông qua hình thức mua bán và sáp nhập (M&A) vẫn được các nhà đầu tư tin tưởng và tìm đến những đơn vị tư vấn M&A tiêu chuẩn quốc tế để được hỗ trợ kết nối với những đối tác phù hợp.
Nhận định về xu hướng M&A của các nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay, ông Sử Ngọc Khương cho rằng, đây là cơ hội lớn dành cho các doanh nghiệp trong nước. Việc liên kết giữa các nguồn lực tài chính khác nhau giúp cho doanh nghiệp cải thiện năng lực phát triển các dự án và thu hút nguồn khách hàng mới do các nhà đầu tư nước ngoài đem lại.

"Ngoài ra, đối với những công ty niêm yết, điều này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thu hút vốn nước ngoài trên sàn giao dịch chứng khoán. Các công ty quy mô nhỏ với năng lực tài chính thấp cần phải có chiến lược tái cấu trúc lại danh mục đầu tư, đảm bảo hoàn thiện các thủ tục pháp lý của dự án”, Giám đốc cấp cao bộ phận đầu tư Savills Việt Nam chia sẻ.
Theo chuyên gia, ngoài nguồn lực và tài chính thì các thủ tục cơ chế là vấn đề nan giải nhất trong việc phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam, không ít dự án còn vướng mắc vấn đề pháp lý. Vì vậy, việc nới room tín dụng và tăng nguồn lực sẽ không tạo nên những thay đổi rõ rệt cho các doanh nghiệp hay cải thiện tình trạng hạn chế về nguồn cung trên thị trường.
Do vậy, Chính phủ cần phải có những chính sách khai thông để bổ sung nguồn vốn nội lực và nguồn vốn vay cho doanh nghiệp, từ đó tăng tính liên kết, giúp thị trường bất động sản tận dụng được tiềm năng, đóng góp nhiều hơn nữa cho nền kinh tế.
TIN LIÊN QUAN
-
Cảnh giác với chiêu trò lừa chụp CCCD/CMND đề vay tín dụng đen
-
Thị trường bất động sản sẽ được “tiếp sức” khi hàng loạt ngân hàng được nới room tín dụng?
-
Tin ngân hàng nổi bật tuần qua: Một ngân hàng được tăng trưởng tín dụng tới 17,7% trong năm nay
-
15 ngân hàng được nới room tín dụng sau thời gian dài 'sốt ruột' chờ đợi
-
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng các ngân hàng có sự phân hóa mạnh
-
Doanh nghiệp sẽ phá sản nếu không nới room tín dụng
Đảng bộ BIDV tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Thực hiện Chỉ thị 45-CT/TW ngày 14/4/2025 của Bộ Chính trị, Kế hoạch 07-KH/ĐU ngày 29/4/2025 của Đảng ủy Chính phủ, trong hai ngày 18-19/5/2025 tại Hà Nội, Đảng bộ Ngân hàng TMCP Đầu tư...
Đề xuất NHNN được quyết cho vay đặc biệt không cần tài sản bảo đảm, lãi suất 0%
Sáng 20/5, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng. Một trong những nội dung...
Giá vàng trong nước biến động ngược chiều
Nhiều tín hiệu tích cực từ thuế quan và địa chính trị đang tạo ra áp lực cho đà tăng của vàng.
Điểm kinh doanh vàng miếng phải treo biển nhận diện
Các điểm kinh doanh vàng miếng phải treo bảng hiệu, niêm yết công khai giấy phép để người dân nhận diện là điểm mua bán vàng miếng hợp pháp.
Điểm tin ngân hàng ngày 20/5: Tỷ giá USD thế giới giảm mạnh, “chợ đen” quay đầu tăng
SHB chốt quyền nhận cổ tức tiền mặt năm 2024; Agribank Đà Nẵng đấu giá khoản nợ hơn 1.134 tỷ đồng liên quan dự án Central Coast; Yêu cầu các điểm mua bán vàng miếng...
Techcombank tiếp tục dẫn dắt ngành ngân hàng với nhiều top 1 toàn ngành
Techcombank công bố kết quả kinh doanh quý I với nhiều chỉ số ấn tượng. Cùng với chỉ số Sức khỏe thương hiệu giữ vị trí số 1 (theo NielsenIQ), Techcombank đã vươn lên đứng...
Lãi suất ngân hàng tuần mới tháng 5/2025: Tự sinh lãi đến 4,4% khi lưu tiền trong tài khoản Techcombank
Techcombank cho phép số tiền nhàn rỗi trong tài khoản thanh toán tự động được luân chuyển để sinh lời theo ngày, với lãi suất lên đến 4,4%/năm, vượt xa lãi suất tài khoản vãng...
Bưu điện TP. Hồ Chí Minh và PVcomBank tổ chức lễ triển khai gói hỗ trợ tài chính dành cho người lao động tham gia...
Ngày 17 tháng 5 năm 2025, tại TP. Hồ Chí Minh, Bưu điện TP. Hồ Chí Minh (HCM Post) phối hợp với Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) tổ chức Lễ triển khai...
Ngày 10/6, SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng tiền năm 2024
Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa thông báo về ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%. Theo Nghị quyết...
Điểm tin ngân hàng ngày 19/5: Nợ xấu ngân hàng tăng mạnh trong quý I/2025
Kinh doanh vàng miếng không phép có thể bị phạt tới 400 triệu đồng;Thanh toán số lên ngôi trong xu hướng toàn cầu hóa; Gói vay nhà ở xã hội ở Quảng Bình vẫn “đóng...
[Infographic] Diễn biến giá vàng tuần qua (12/5-18/5)
Tuần qua (12-18/5) giá vàng thế giới giảm mạnh từ 3.323 USD/ounce xuống 3.202 USD/ounce, đánh dấu tuần giảm thứ tư liên tiếp. Trong nước, vàng miếng SJC mất 3,5 triệu đồng, xuống 118,5 triệu.
Điểm tin ngân hàng ngày 17/5: Lãi suất huy động chạm đáy, liệu có sớm đảo chiều?
HDBank tung gói tín dụng 20.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp hạ tầng và công nghệ số; BAC A BANK thuộc Top 5 ngân hàng có giao dịch ngoại hối lớn nhất Việt Nam...
Sức hút từ “Gói vay mua nhà cho người trẻ” lớn nhất, tốt nhất thị trường
Trong bối cảnh nhu cầu sở hữu nhà để an cư lạc nghiệp ngày càng cấp thiết với thế hệ trẻ, đặc biệt tại các đô thị lớn, BIDV ra mắt gói vay mua nhà...
Điểm tin ngân hàng ngày 16/5: Tăng quyền xử lý nợ xấu, sửa quy định cho vay đặc biệt lãi suất 0%
Nhiều ngân hàng đua nhau chốt quyền trả cổ tức tiền mặt và cổ phiếu trong tháng 5; Xe khách Sài Gòn lãi sụt giảm, loạt cổ đông lớn đồng loạt thoái vốn; VietABank...
Đón hè rực rỡ cùng loạt ưu đãi hấp dẫn cho chủ thẻ quốc tế SHB
Nhằm đẩy mạnh hoạt động chi tiêu không dùng tiền mặt, giúp cuộc sống người dân tiện lợi hơn mỗi ngày, Ngân hàng SHB hợp tác cùng các thương hiệu nổi tiếng...
Triển khai chương trình trọng điểm của Chính phủ, HDBank mở gói vay ưu đãi 20.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp...
Thực hiện định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong chương trình tín dụng trọng điểm 500.000 tỷ đồng nhằm thúc đẩy đầu tư hạ tầng và công nghệ số...
Sinh lời tự động - Techcombank tối ưu lợi nhuận cho khách hàng bằng công nghệ tài chính thông minh
Tính đến tháng 5 năm 2025, hơn 3,5 triệu khách hàng đã kích hoạt tính năng “Sinh lời tự động” trên tài khoản Techcombank, theo thông tin từ báo chí và các nguồn chính thức của ngân hàng.
Nhu cầu chuyển tiền quốc tế tăng cao, chọn kênh nào để “lợi đơn lợi kép”
Đáp ứng nhu cầu chuyển tiền quốc tế ngày càng tăng, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) triển khai chương trình miễn 100% phí chuyển tiền quốc tế cho khách hàng cá nhân,...
PVcomBank và Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội ký kết hợp tác toàn diện
Ngày 14/5/2025, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) và Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) đã chính thức ký kết thỏa thuận....
Xem nhiều




