Siêu thủy điện vượt mặt Tam Hiệp, Trung Quốc gây lo ngại
Ấn Độ lo ngại đập thủy điện tại Trung Quốc có thể gây thảm họa cho môi trường trên sông Brahmaputra.
Truyền thông quốc tế đưa tin, Trung Quốc đang tiến tới việc thực hiện kế hoạch xây một con đập thủy điện mới nhằm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm (2021-2025) của nước này.
![]() |
Trung Quốc dự định xây siêu thủy điện gấp 3 lần đập Tam Hiệp. Ảnh minh họa |
Cụ thể, con đập mới dự kiến xây đập ở Tây Tạng, có khả năng tạo ra lượng điện lớn gấp 3 lần lượng điện từ đập Tam Hiệp.
Chính quyền Bắc Kinh chưa công bố chi tiết về đập mới ở Tây Tạng, nhưng báo chí Quốc Trung Quốc dự đoán con đập này có công suất tới 60 GW, có thể trở thành đập thủy điện lớn nhất trên thế giới, vượt qua đập Tam Hiệp, với công suất 22,5 GW.
Dự án xây đập mới đã được đề cập trong bản kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm (2021-2025) do chính phủ Trung Quốc công bố tại kỳ họp quốc hội thường niên.
Hồi tháng 11/2020, Phát biểu tại hội nghị kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Hiệp hội Kỹ thuật Thủy điện Trung Quốc, Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Điện lực Trung Quốc Yan Zhiyong thông báo Bắc Kinh sẽ khai thác thủy điện ở hạ lưu sông Yarlung Zangbao. Dòng Yarlung Zangbao khi chảy vào Ấn Độ là sông Brahmaputra.
Bắc Kinh có thể lập luận rằng dự án xây siêu đập ở Tây Tạng là giải pháp thân thiện với môi trường, thay thế nhiên liệu hóa thạch.
Với vị trí của nó trên dòng Yarlung Zangbao, siêu thủy điện mới có nguy cơ đối mặt sự phản đối kịch liệt từ các nhà hoạt động môi trường như khi đập Tam Hiệp được xây từ năm 1994-2012, đặc biệt là từ Ấn Độ. Con sông Yarlung Zangbao được đổi tên là Brahmaputra khi chảy vào Ấn Độ.
Theo báo cáo, việc khai thác tài nguyên thủy điện trên sông Brahmaputra có thể cung cấp 300 tỉ kWh điện không carbon mỗi năm cho Trung Quốc, chiếm khoảng 4% tổng nhu cầu của cả nước hồi năm ngoái.
Đề xuất xây dựng đập thủy điện trên sông Brahmaputra làm dấy lên mối quan ngại ở Ấn Độ và Bangladesh, các quốc gia ven sông vì nó đóng vai trò là nguồn cung cấp nước quan trọng. Tuy nhiên, Trung Quốc tìm cách hạ thấp mối quan ngại đó và tuyên bố họ sẽ lưu ý đến lợi ích của hai quốc gia này.
Reuters dẫn lời một quan chức Ấn Độ tiết lộ chính quyền New Delhi đang lên kế hoạch xây đập thủy điện của nước này trên sông Brahmaputra, nhằm tăng cường năng lực giữ nước và tìm cách để vô hiệu hóa ảnh hưởng của dự án Trung Quốc.
Chính phủ Ấn Độ nhiều lần chuyển tải quan điểm và mối quan tâm của mình tới nhà chức trách Trung Quốc, thúc giục họ đảm bảo lợi ích của các quốc gia hạ nguồn không bị tổn hại bởi bất kỳ hoạt động nào ở khu vực thượng nguồn.
Đập Tam Hiệp đã tạo ra một hồ chứa khổng lồ và khiến khoảng 1,4 triệu cư dân sơ tán. Một con đập khổng lồ gấp 3 lần Tam Hiệp có thể sẽ gây một tầm ảnh hưởng mang tính thảm họa cho khu vực lân cận.
Các khu vực xung quanh sông Yarlung Tsangpo có mật độ dân cư thấp hơn so với sông Dương Tử. Nhưng đã có tiền lệ cho việc di dời cư dân địa phương để nhường chỗ cho các dự án xây dựng đập trên sông Yarlung Tsangpo. Báo chí địa phương đưa tin, gần 2.000 người đã được di dời để xây dựng trạm thủy điện Yagen vào năm 2015.
![]() |
Con sông Yarlung Zangbao. |
Ông Brian Eyler, Giám đốc chương trình bền vững, nước và năng lượng tại Trung tâm Stimson, một tổ chức nghiên cứu ở Mỹ đánh giá, một con đập có kích cỡ siêu lớn có thể là một ý tưởng tồi. Đập lớn có thể cản trở sự di cư của các loài cá cũng như dòng chảy phù sa trong mùa lũ ở hạ nguồn.
Trong khi Trung Quốc đã thừa điện, nguồn điện tạo ra có thể sẽ được sử dụng để bù đắp hao tổn khi nước này chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch hơn.
Tempa Gyaltsen Zamlha, chuyên gia chính sách môi trường tại Viện Chính sách Tây Tạng có trụ sở tại Dharamshala, Ấn Độ, cho biết dự án này chứa đựng cả rủi ro sinh thái và chính trị.
"Chúng tôi có một di sản văn hóa Tây Tạng rất phong phú ở những khu vực đó, và bất kỳ công trình xây dựng đập nào cũng sẽ phá hủy sinh thái, nhấn chìm các phần của khu vực đó. Nhiều cư dân địa phương sẽ buộc phải rời bỏ mảnh đất của tổ tiên", ông nói, thêm rằng dự án sẽ khuyến khích lao động gốc Hán di cư, những người sẽ dần dần định cư lâu dài tại đây.
Ấn Độ cũng lo lắng về dự án này, khi các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc đang ở vị thế kiểm soát phần lớn nguồn cung cấp nước ở Nam Á.
"Chiến tranh nước là một phần quan trọng của chiến tranh vì chúng cho phép Trung Quốc tận dụng sức mạnh ở thượng nguồn đối với tài nguyên thiên nhiên thiết yếu nhất" - nhà khoa học chính trị Brahma Chellaney viết trên tờ Times of India.
TIN LIÊN QUAN
-
'Khó chồng khó' với các doanh nghiệp nước ngoài muốn làm ăn ở Trung Quốc
-
Triệu phú Shark Tank Kevin O'Leary: 'Tôi sẽ không mua Bitcoin nếu đồng tiền này được khai thác ở Trung Quốc!'
-
H&M, Nike và hàng loạt thương hiệu phương Tây "tiến thoái lưỡng nan" ở Trung Quốc
-
Chân dung Colin Huang - 'ông vua Internet' Trung Quốc
-
Chật vật bán nhà trong nhiều tháng, một thành phố ở Trung Quốc 'khổ sở' sau cơn sốt bất động sản
Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh
Tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Chính phủ nêu rõ quy định về hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh.
Từ 1/7, giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026
Thông tư quy định giảm lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phí xác minh giấy tờ,...
Các đối tượng không chịu thuế VAT
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng...
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...
Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...
Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
Sáng 17/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với 452/453 đại biểu có mặt bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.
Tiểu thương đồng loạt đóng quầy vì hiệu ứng "sợ sai"
Chưa bao giờ các khu chợ truyền thống - từng là biểu tượng sầm uất của buôn bán tiểu thương - lại lâm vào tình cảnh ảm đạm như thời gian gần đây....
Quốc hội chốt áp thuế suất ưu đãi 10% cho báo chí
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) quy định áp mức thuế suất ưu đãi 10% đối với thu nhập của các cơ quan báo chí.
Đáng lo ngại tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ
Trong 5 tháng đầu năm 2025, thị trường lao động Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với sự mở rộng về quy mô lực lượng lao động và cải thiện chất lượng...
Quy mô nền kinh tế AI tại Việt Nam dự kiến đạt 120 - 130 tỷ USD
Ngày 12/6, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia-NIC (Bộ Tài chính) phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Tập đoàn Tư vấn Boston Consulting Group (BCG)...
Người dân, doanh nghiệp tiếp tục dùng giấy tờ cũ sau sáp nhập
Sáng 12/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025, giảm số tỉnh, thành phố từ 63 xuống còn 34. Nghị quyết có...
Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vì e dè "hơi nóng" thắt chặt chi tiêu
111,6 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 5 tháng đầu năm theo các hình thức khác nhau, tăng so với cùng kỳ 2024...
Xem nhiều




