Thị trường ngày 28/01: Dầu giảm, giá cao su tăng tuần thứ 4 liên tiếp, đường lập đỉnh một tháng
Chốt phiên giao dịch ngày 27/01, giá dầu giảm do chốt lời và nguồn cung của Nga mạnh, vàng ổn định, cao su Nhật Bản có tuần tăng thứ 4 liên tiếp, cà phê tăng 9,7% trong tuần, đường thiết lập đỉnh một tháng.

Dầu giảm do chốt lời, nguồn cung của Nga mạnh
Giá dầu đảo ngược chiều tăng trước đó do các dấu hiệu cho thấy nguồn cung dầu mạnh mẽ của Nga bù cho số liệu kinh tế tăng trưởng tốt hơn dự kiến của Mỹ, lợi nhuận tinh chế sàn phẩm chưng cất mạnh và hy vọng sự phục hồi nhu cầu nhanh chóng tại Trung Quốc.
Chốt phiên cuối tuần, dầu Brent giảm 81 US cent hay 0,9% xuống 86,66 USD/thùng, chỉ tăng 3 US cent trong tuần này. Dầu thô WTI của Mỹ giảm 1,33 USD hay 1,6% xuống 79,68 USD/thùng, giảm 2% trong tuần. Cả hai loại dầu này tăng hơn 1 USD trước đó trong phiên.
Theo tính toán của Reuters và các thương nhân lượng dầu xuất từ các cảng Baltic của Nga có thể tăng 50% trong tháng này so với tháng liền trước, do người bán đang cố gắng đáp ứng nhu cầu tại Châu Á và hưởng lợi từ giá năng lượng toàn cầu đang tăng.
Việc chốt lãi trước khi nghỉ cuối tuần cũng có thể khiến giá giảm.
Các thành viên của OPEC+ sẽ nhóm họp vào tuần tới để đánh giá mức sản lượng dầu thô, với các nguồn tin từ tổ chức sản xuất này dự kiến chính sách sản lượng hiện nay không đổi.
Quyết định về lãi suất tiếp theo của Cục dự trữ Liên bang Mỹ sẽ được thực hiện tại cuộc họp vào ngày 31/1 và 1/2 trong bối cảnh lạm phát giảm và GDP trong quý 4/2022 tăng 2,9%, cao hơn dự kiến.
Tồn kho tại Cushing tăng 4,2 triệu thùng trong tuần này cũng gây áp lực lên thị trường.
Tại Trung Quốc, các trường hợp mắc bệnh trầm trọng do Covid-19 đã giảm 72% so với mức đỉnh đầu tháng này, trong khi số người tử vong hàng ngày tại bệnh viện đã giảm 79% so với mức đỉnh, cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang bình thường hóa và thúc đẩy dự đoán nhu cầu dầu phục hồi.
Vàng gần như ổn định
Giá vàng ổn định với chiều tăng bị hạn chế bởi USD mạnh lên, nhưng kim loại này vẫn thiết lập tuần tăng thứ 6 liên tiếp trước quyết định tăng lãi suất của Cục dự trữ Liên bang vào tuần tới.
Vàng giao ngay tăng 0,1% lên 1.931,61 USD/ounce, từ bỏ mức tăng trước đó trong phiên sau khi số liệu cho thấy chi tiêu tiêu dùng của Mỹ giảm trong tháng 12/2022, ngay cả khi chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân cốt lõi tăng 0,3% so với tháng trước. Vàng Mỹ kỳ hạn tháng 2 không đổi tại 1.930,2 USD/ounce, tính chung cả tuần giá vàng tăng 0,2%.
Thị trường vẫn tốt cho vàng do một cuộc suy thoái sẽ có xu hướng tăng giá và vàng có thể vẫn tăng giá trong một môi trường lãi suất tăng ít hơn.
Chỉ số USD tăng 0,1% khiến vàng ít thu hút với người mua bằng ngoại tệ khác.
Đồng giảm do USD mạnh lên
Giá đồng giảm bởi USD mạnh lên và tình trạng không rõ ràng về thời gian nhu cầu kim loại của Trung Quốc sẽ tăng sau khi quốc gia này dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt Covid-19.
Đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) giảm 0,8% xuống 9.258 USD/tấn. Đồng Comex của Mỹ giảm 1,3% xuống 4,21 USD/lb.
Giá đồng gần như ổn định trong tuần này khi các thị trường tại Trung Quốc đóng cửa nghỉ Tết Nguyên đán, nhưng đã tăng 12% trong năm nay.
Trong đầu phiên giao dịch giá đồng tăng nhẹ nhưng sau đó đảo chiều bởi chỉ số USD mạnh lên.
Tuy nhiên, bất kỳ sự điều chỉnh trong ngắn hạn nào cũng không có khả năng ngăn cản các nhà đầu tư lạc quan đặt cược việc mở cửa trở lại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ thúc đẩy hoạt động kinh tế và nhu cầu kim loại.
Tồn kho thấp cũng đang hỗ trợ thị trường này, dự trữ đồng của sàn LME giảm trong phiên xuống mức thấp nhất trong hơn 10 tháng.
Cao su Nhật Bản có tuần tăng thứ 4 liên tiếp
Giá cao su Nhật Bản có tuần tăng thứ 4 liên tiếp do triển vọng phục hồi kinh tế tại Trung Quốc đã thúc đẩy tâm lý nhu cầu, bất chấp giá giảm nhẹ trong phiên cuối tuần.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 7 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa giảm 0,5 JPY hay 0,2% xuống 235,5 JPY (1,81 USD)/kg. Trước đó trong phiên, hợp đồng này đã đạt 238,3 JPY, cao nhất kể từ ngày 11/10/2022. Tính chung cả tuần hợp đồng này tăng khoảng 3,2%.
Giá tiêu dùng cơ bản tại thủ đô Nhật Bản, một chỉ số hàng đầu về xu hướng trên toàn quốc, đã tăng 4,3% trong tháng 1 so với một năm trước, đánh dấu mức tăng một năm nhanh nhất trong gần 42 năm và khiến ngân hàng trung ương chịu áp lực phải loại bỏ dần các biện pháp kích thích kinh tế.
Đậu tương yếu, ngô tăng, lúa mì trái chiều
Giá đậu tương của Mỹ giảm do dự đoán mưa gần đây tại Argentina thúc đẩy triển vọng mùa màng từ nhà xuất khẩu Nam Mỹ chủ chốt này.
Lúa mì diễn biến trái chiều với lúa mì mềm đỏ vụ đông trên sàn giao dịch Chicago giảm do điều chỉnh sau khi ghi nhận mức tăng hàng tuần mạnh nhất trong 4 tuần.
Nhưng các hợp đồng lúa mì có nguồn cung protein cao vẫn tăng, được hỗ trợ bởi lo ngại về đợt lạnh tại khu vực đồng bằng của Mỹ gây thiệt hại cho mùa vụ và lo lắng xung đột Nga – Ukraine leo thang có thể dẫn tới gián đoạn nguồn cung từ các cảng Biển Đen.
Ngô tăng do hy vọng nhu cầu tăng.
Đậu tương CBOT kỳ hạn tháng 3 đóng cửa giảm 14 US cent xuống 15,09-1/2 USD/bushel.
Ngô CBOT giao tháng 3 tăng 1/2 US cent lên 6,83 USD/bushel và lúa mì kỳ hạn tháng 3 giảm 2-1/2 US cent xuống 7,5 USD/bushel. Lúa mì cứng đỏ vụ đông giao tháng 3 tăng 4-1/4 US cent lên 8,69 USD/bushel. Tính chung cả tuần, lúa mì mềm đỏ vụ đông tăng 1,1%, ngô tăng 1% trong khi đậu tương tăng 0,2%.
Đường thiết lập đỉnh một tháng
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3 đóng cửa tăng 0,28 US cent hay 1,4% lên 20,96 US cent/lb, đã đạt cao nhất một tháng tại 21,03 US cent trước đó trong phiên. Hợp đồng này tính chung cả tuần tăng 6,3%.
Giá đường tăng gần đây được thúc đẩy một phần bởi các quỹ mua vào, cùng với dự đoán giảm sản lượng đường tại Maharashtra, bang sản xuất hàng đầu của Ấn Độ, điều đó có thể hạn chế xuất khẩu từ nhà xuất khẩu lớn thứ hai thế giới này.
Việc thay đổi chính sách nhiên liệu của Brazil có thể cũng thúc đẩy sản lượng ethanol thay cho đường ở quốc gia trồng trọt hàng đầu thế giới này.
Đường trắng kỳ hạn tháng 3 tăng 7,4 USD hay 1,3% lên 562,4 USD/tấn, tăng 2,9% trong tuần này.
Cà phê tăng
Cà phê arabica kỳ hạn tháng 3 đóng cửa tăng 2,75 US cent hay 1,6% lên 1,699 USD/lb sau khi thiết lập mức cao nhất 3 tuần tại 1,7030 USD. Hợp đồng này ghi nhận tuần tăng 9,7%.
Các đại lý cho biết thị trường lấy lại đà tăng sau khi chạm mức thấp nhất 1,5 năm tại 1,4205 USD trong ngày 11/1, nhưng lo ngại vẫn còn về triển vọng nhu cầu.
Cà phê robusta kỳ hạn tháng 3 tăng 59 USD hay 3% lên 2.053 USD/tấn, trước đó đã đạt đỉnh 3 tháng tại 2.057 USD/tấn.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 28/1

TIN LIÊN QUAN
EU thay đổi mục tiêu lưu trữ khí đốt năm 2025
Các nhà ngoại giao EU tiết lộ với Reuters, các nước Liên minh châu Âu đang đàm phán thay đổi mục tiêu lưu trữ khí đốt trong tương lai của EU, nếu được chấp thuận...
Bộ Tài chính: Phần lớn hàng hóa Mỹ xuất sang Việt Nam chịu thuế 15% hoặc thấp hơn
Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, phần lớn mặt hàng Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam chỉ chịu mức thuế suất dưới 15%, thấp hơn nhiều mức 90% mà Chính phủ Mỹ đưa ra.
Tin Thị trường: Lượng dầu thô vận chuyển toàn cầu tăng trong tháng 3
Giá dầu hôm nay giảm mạnh sau thông báo của Tổng thống Mỹ; Giá khí tự nhiên tại Mỹ cũng giảm; trong khi lượng dầu thô vận chuyển toàn cầu tăng trước khi OPEC+ tăng...
Giá xăng RON95 tăng hơn 490 đồng/lít từ 15h ngày 3/4
Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ vào chiều nay (3/4).
Ông Trump đi nước cờ hiểm: Áp thuế với dầu thô Nga
Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp thuế bổ sung từ 25% đến 50% đối với những nước mua dầu thô Nga – một động thái táo bạo và có phần liều lĩnh, qua...
VPI dự báo giá xăng dầu tiếp tục tăng 0,3-1,9% trong kỳ điều hành ngày 3/4
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 3/4/2025, giá xăng dầu có thể tăng từ 0,3-1,9% nếu...
40 mỏ vàng vừa được phát hiện nằm ở những đâu?
Trong bối cảnh giá vàng liên tục phá kỷ lục, thông tin 40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn được phát hiện đã thu hút sự quan tâm, chú ý.
Cú "lật kèo" của ông Trump khiến OPEC+ mất kiểm soát giá dầu?
Sau khi chính quyền Hoa Kỳ thay đổi, OPEC+ đang mất đi khả năng kiểm soát giá dầu do nhu cầu toàn cầu yếu và nguồn cung dầu từ các nước ngoài OPEC ngày càng tăng.
Tết Hàn Thực 2025: Nhiều món bánh hương vị, tạo hình mới lạ ra mắt thị trường
Vào dịp 3/3 âm lịch năm nay, nhiều mâm lễ có tạo hình, màu sắc đẹp mắt được bán trên thị trường, với mức giá 90.000 đồng trở lên.
Phân tích thị trường dầu khí trong tháng 3/2025
Giá dầu đã tăng hơn 7% kể từ đầu tháng 3, do nguồn cung bị siết chặt và căng thẳng địa chính trị ảnh hưởng đến các khách hàng lớn. Tồn kho dầu thô Mỹ...
Sử dụng nguồn lực dầu khí như thế nào để chuyển đổi năng lượng?
Theo báo cáo mới của Offshore Energies UK, Vương quốc Anh phải khai thác nhiều dầu khí hơn để tránh phụ thuộc quá mức vào nguồn nhập khẩu trong quá trình chuyển đổi năng lượng.
Giá xăng tăng nhẹ hơn 300 đồng/lít
Thông tin từ Bộ Công Thương về điều hành giá xăng dầu cho biết, giá xăng dầu thế giới trong tuần qua liên tục tăng khiến giá xăng trong nước được điều chỉnh tăng 337...
Thị trường dầu thô 3 tháng đầu năm 2025 luôn chìm trong bất ổn và dự báo còn kéo dài
Thị trường dầu thô năm nay đang bị bao trùm bởi sự bất ổn do chính sách thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump và căng thẳng địa chính trị leo thang.
Quí 1/2025: Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu tăng mạnh mẽ
Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu đã có khởi đầu mạnh mẽ trong 3 tháng đầu năm 2025, theo báo cáo do Trưởng bộ phận Nghiên cứu Hàng hóa của Ngân hàng Standard Chartered,...
Vàng nhẫn áp sát 99 triệu đồng
Giá vàng đồng loạt tăng, theo đó, vàng SJC vượt ngưỡng 98 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn tiến về mốc 99 triệu đồng/lượng.
Các Big Oil đang sai lầm về năng lượng tái tạo?
Tỷ phú khai khoáng Andrew Forrest, nhà sáng lập kiêm chủ tịch điều hành Fortescue, cho rằng các tập đoàn dầu khí lớn (Big Oil) đang mắc sai lầm khi xem nhẹ năng lượng tái...
VPI dự báo giá xăng tiếp tục tăng 1,1 - 1,2% trong kỳ điều hành ngày 27/3
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 27/3/2025, giá xăng, dầu hỏa và dầu diesel có thể...
Giá dầu sắp có đợt tăng mạnh mẽ?
Lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran có thể khiến thị trường mất tới 1 triệu thùng/ngày, tạo áp lực tăng giá dầu thô. Căng thẳng địa chính trị tại Biển Đỏ và Trung...
Phân tích thị trường LNG toàn cầu tuần qua
Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại châu Á nhích nhẹ trong tuần qua, nhưng vẫn duy trì gần mức thấp nhất trong 3 tháng qua, do nguồn cung dồi dào và...
Xem nhiều




