Thị trường ô tô 2020: Xe Việt ghi dấu ấn đậm nét
Bên cạnh những khó khăn do ngoại cảnh, thị trường ô tô Việt trong năm 2020 vẫn để lại những dấu ấn tích cực từ góc độ khách hàng. Trong đó nổi bật là chính sách giảm 50% phí trước bạ, chương trình ưu đãi nhiều chưa từng có, đặc biệt là việc hãng xe Việt vươn lên đứng đầu các phân khúc với doanh số vượt trội.

Hãng xe trẻ tuổi dẫn đầu các phân khúc
Năm 2020, thị trường ô tô Việt chứng kiến nhiều thăng trầm của hàng loạt thương hiệu xe hơi khi phải chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, đây cũng là năm ghi nhận sự đột phá về doanh số và khả năng "ứng biến" trước khó khăn của một số hãng xe, trong đó không thể không nhắc đến VinFast - thương hiệu ô tô Việt Nam.
Chỉ sau 18 tháng kể từ khi có xe thương mại, ba mẫu ô tô đầu tiên của VinFast đã vươn lên dẫn đầu các phân khúc. Vào những tháng cuối năm 2020, bảng xếp hạng những mẫu ô tô bán chạy nhất thị trường liên tục xướng tên VinFast cho vị trí "ngôi vương".
Tháng 11/2020, VinFast tự xô đổ kỷ lục số xe bán ra trong một tháng của chính mình với tổng cộng 4.040 xe. Từ số liệu tổng hợp báo cáo bán hàng của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và VinFast, lũy kế riêng 5 tháng tính từ đầu quý III (tháng 7 đến tháng 11) của hãng xe Việt đã đạt đến 14.417 xe - con số có thể xem là kỳ tích trong một thời gian ngắn với một thương hiệu mới như VinFast.
Trong đó, hai mẫu sedan Lux A2.0 và SUV Lux SA2.0 đều góp mặt trong danh sách những xe ăn khách nhất trên thị trường. Trong phân khúc hạng E, hai mẫu xe này có doanh số áp đảo nhờ yếu tố chất lượng và chính sách hỗ trợ giá mạnh tay từ hãng xe Việt.
Đặc biệt, mẫu xe VinFast Fadil duy trì vị trí số 1 ở phân khúc hạng A, chính thức được công nhận soán ngôi vương của Hyundai Grand i10 khi nhiều tháng liên tục áp đảo doanh số mẫu xe Hàn từng được coi là vua phân khúc. Các chuyên gia trong ngành nhận định, với chất lượng vượt trội so với các đối thủ cùng dòng xe đô thị đa dụng, vị thế số 1 của Fadil trong phân khúc A rất khó bị phá vỡ.
Đây có thể coi là điểm sáng nhất trên thị trường ô tô Việt trong năm 2020. Kỳ tích VinFast đạt được cũng là tín hiệu vui cho thấy ngành sản xuất ô tô Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển mới, khi ưu tiên lựa chọn của người tiêu dùng ngày càng thực chất hơn.
Ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được giảm 50% lệ phí trước bạ
Sau gần 3 tháng cân nhắc, ngày 28/6, Chính phủ đã thông qua phương án đề xuất của VAMA về việc giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước để tháo gỡ khó khăn do dịch bệnh gây ra, "giải cứu ngành ô tô" Việt Nam.
Cụ thể, theo Nghị định 70 được Chính phủ ban hành, xe ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước được giảm 50% lệ phí trước bạ quy định tại Nghị định số 20/2019/NĐ-CP đến hết năm 2020.
Chính sách này đã tiết kiệm cho người tiêu dùng một khoản khá lớn khi mua xe, doanh số bán xe trên thị trường nhờ vậy cũng tăng đáng kể. Đây được cho là một trong những chính sách vì người tiêu dùng thiết thực nhất khi doanh số bán hàng của nhiều thương hiệu tăng trưởng tốt. Đặc biệt, hãng VinFast còn mạnh tay tặng thêm khách hàng 50% phí trước bạ còn lại, kéo theo hàng loạt hãng xe nổi tiếng khác như Audi, BMW, Suzuki, Honda… cũng buộc phải nối bước để "lấy lòng" khách và không bị bỏ lại trong cuộc chiến giành thị phần.
Thị trường "dồi dào" thương hiệu, nhiều mẫu xe mới ra mắt
Sau khi dịch bệnh được kiểm soát tốt ở Việt Nam, nhiều thương hiệu bắt đầu tung ra những mẫu xe mới để thu hút người tiêu dùng. Chỉ trong 2 tháng (từ tháng 6 đến tháng 8), thị trường Việt Nam đã có hơn 10 mẫu ô tô mới ra mắt từ các thương hiệu Toyota, Hyundai, Mazda, Kia...
Trong đó, Toyota được đánh giá là hãng xe chăm chỉ nhất với ba dòng xe nâng cấp gồm Fortuner, Vios hay Hilux, bên cạnh 6 mẫu xe đã ra mắt trước đó. Kia, Hyundai hay Honda cũng không thua kém khi liên tục cho ra mắt các dòng xe mới cuối năm 2020 như Kia Morning 2021, Honda City thế hệ mới, Hyundai Accent 2021…
Bên cạnh đó, thị trường xe hơi Việt Nam năm nay càng trở nên sôi động hơn nhờ sự quay trở lại của nhiều thương hiệu lâu đời của châu Âu. Nổi bật là màn tái xuất của thương hiệu xe Anh quốc MG (Morris Garages) sau 8 năm vắng bóng và hãng xe Pháp khá quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt - Renault.
Các hãng tung nhiều ưu đãi lớn
Để kích thích nhu cầu tiêu dùng, cải thiện thị trường trong "năm Covid", nhiều thương hiệu xe tung ra các chính sách hỗ trợ, chương trình ưu đãi và khuyến mại hấp dẫn không chỉ ở phân khúc xe phổ thông mà cho cả phân khúc xe sang.
Các hãng xe như Hyundai, KIA, Toyota, Mazda hay các mẫu xe nhập khẩu của Isuzu, BMW, Volkswagen chọn cách truyền thống như giảm giá bán hay khuyến mại dịch vụ, trong khi VinFast tung ra các chương trình ưu đãi lớn trừ trực tiếp vào giá bán, giúp khách hàng tiết kiệm hàng chục tới cả trăm triệu đồng.
Đặc biệt mới đây, hãng xe Việt chi ra tới hơn 600 tỉ đồng quy đổi ra kì nghỉ trọn gói tại hệ thống nghỉ dưỡng 5 sao Vinpearl, tặng toàn bộ 30.000 khách hàng cũ và mới để cảm ơn đã đồng hành cùng VinFast trên con đường tới vị trí top đầu thị trường.
Trước đó, cuối tháng 7, VinFast cũng đã dành tặng tất cả chủ sở hữu xe các mã tri ân mua xe trị giá ưu đãi từ 80 đến 120 triệu đồng.
Theo giới chuyên gia, sự tích cực của thị trường xe Việt 2020 không chỉ nằm ở các điểm sáng đơn lẻ. "Tôi tin rằng các hãng xe, đặc biệt là các thương hiệu ngoại trên thị trường Việt Nam đã thấy được sự cần thiết của việc lấy khách hàng làm trung tâm.
Qua đó trong tương lai, người dùng sẽ được hưởng nhiều quyền lợi hơn khi mua xe", chuyên gia ô tô Lê Thọ Phú nhận định.
TIN LIÊN QUAN
Dự báo tồn kho dầu mỏ toàn cầu sẽ bật tăng trở lại
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo lượng dầu tồn kho toàn cầu sẽ tăng mạnh kể từ năm 2025, khi nhu cầu tiêu thụ giảm ở các nền kinh tế phát triển...
Mỏ Sư Tử Trắng: Nguồn khí chiến lược trong chuỗi cung ứng năng lượng
Sau hơn một thập kỷ đưa vào khai thác, mỏ Sư Tử Trắng đã trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng khí khu vực Đông Nam Bộ, góp phần bảo đảm...
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay quay đầu giảm
Giá dầu thế giới hôm nay lại bao phủ bởi sắc đỏ; Giá khí tự nhiên tại Mỹ cũng quay đầu giảm...
20 chủ đề lớn sẽ định hình ngành dầu khí năm 2025
Trong báo cáo mới nhất, công ty dữ liệu và phân tích hàng đầu GlobalData đã chỉ ra 20 chủ đề quan trọng được dự báo sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành dầu khí...
Nga dự báo mạnh mẽ trở lại thị trường dầu mỏ
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết, Nga đang hướng đến mục tiêu duy trì sản lượng dầu ổn định ở mức 10,8 triệu thùng/ngày trong những năm tới. Mục tiêu này được kỳ...
Goldman Sachs: Tổng thống Trump muốn giá dầu ở ngưỡng 40-50 USD
Các nhà phân tích của Goldman Sachs cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn giá dầu thô trong phạm vi 40 - 50 USD/thùng, sau khi phân tích các bài đăng trên mạng...
Đà phục hồi nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc: Lo hay mừng?
Những tháng đầu năm nay, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc có dấu hiệu tăng trở lại. Tuy nhiên, thay vì phản ánh nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu trong nước đang khởi sắc,...
Thị trường dầu mỏ đang chịu rủi ro gì?
Mỹ và Trung Quốc đã đồng ý cắt giảm phần lớn thuế quan sau các cuộc đàm phán tại Geneva, giúp giá dầu WTI phục hồi từ mức 55,40 USD/thùng. Tuy nhiên, xét về kỹ...
VPI dự báo giá xăng đảo chiều tăng 1,2 - 1,9% trong kỳ điều hành ngày 15/5
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 15/5/2025, giá xăng bán lẻ có thể đảo chiều tăng từ 1,2 - 1,9% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Goldman Sachs dự đoán việc tăng sản lượng của OPEC+
Các nhà phân tích tại Goldman Sachs cho rằng OPEC+ có khả năng sẽ tạm dừng việc tăng sản lượng dầu thêm nữa do tình hình kinh tế toàn cầu đang xấu đi.
Tiêu xanh Việt Nam tăng đột biến 1.300%, chợ bán 1,6 triệu đồng/kg
Tiêu xanh của Việt Nam vừa có giá xuất khẩu tăng đột biến 1.306%, cao gấp gần 4 lần so với hạt tiêu đen - loại vẫn được mệnh danh là ‘vàng đen’.
Giá dầu hôm nay (12/5): Dầu thô tăng trong phiên giao dịch đầu tuần
Giá dầu thế giới hôm nay (12/5) tăng trong phiên giao dịch đầu tuần sau thông tin cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã có tiến triển.
Phân tích diễn biến thị trường dầu mỏ thế giới tuần qua
Giá dầu thô tương lai đã vượt ngưỡng kháng cự quan trọng 60 USD/thùng, mở ra triển vọng hướng tới các mốc cao hơn như 63,06 USD và đường EMA 50 ngày tại 64,10 USD.
Chi phí khai thác dầu khí tại Mỹ ra sao sau chính sách thuế của ông Trump?
Các công ty khai thác dầu tại Mỹ được dự báo sẽ phải đối mặt với mức tăng chi phí khoan ở mức vừa phải trong năm 2025, chủ yếu do ảnh hưởng từ các...
Thuyết âm mưu về chính sách của OPEC+?
Theo báo cáo mới nhất của nhóm phân tích tại Ngân hàng Standard Chartered, do ông Paul Horsnell – Giám đốc bộ phận nghiên cứu hàng hóa – dẫn đầu, nhiều người đang cố gắng...
Thương vụ M&A khủng BP – Shell: Châu Âu sắp có đối thủ xứng tầm với Mỹ?
Nếu Shell thực sự tiến hành thâu tóm BP, đây có thể trở thành một trong những thương vụ lớn nhất lịch sử ngành năng lượng châu Âu.
Ngành công nghiệp LNG Mỹ đưa ra cảnh báo mới
Ngành công nghiệp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ cảnh báo chính quyền Trump rằng các quy định mới về vận chuyển có thể ảnh hưởng xấu đến ngành xuất khẩu trị giá...
Tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo để ứng phó biến đổi khí hậu đến năm 2030
Theo kế hoạch phát triển đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng theo hướng xanh, sạch và bền vững nhằm ứng phó hiệu...
Giá dầu hôm nay (9/5): Dầu thô tăng giá trong phiên
Giá dầu thế giới hôm nay (9/5) tăng khi thị trường được thúc đẩy bởi hy vọng về sự đột phá trong các cuộc đàm phán thương mại sắp tới giữa Mỹ và Trung Quốc,...
Xem nhiều




