Thực trạng đầu tư vào năng lượng của doanh nghiệp tại Việt Nam
Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu, các doanh nghiệp tư nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình ngành năng lượng. Họ không chỉ góp phần giải quyết nhu cầu năng lượng ngày càng tăng mà còn tạo việc làm cho hàng nghìn người… Tuy nhiên, bên cạnh các cơ hội, doanh nghiệp ngành này cũng gặp không ít thách thức về cơ chế, chính sách.
Thực trạng phát triển năng lượng tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân vào ngành năng lượng tại Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ. Các doanh nghiệp tư nhân không chỉ tham gia vào các lĩnh vực năng lượng truyền thống như dầu khí, điện than, mà còn đang chuyển hướng mạnh mẽ vào năng lượng tái tạo, năng lượng mới nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tính đến cuối năm 2022, tổng công suất lắp đặt điện năng lượng tái tạo tại Việt Nam đã đạt khoảng 22.000 MW, chiếm 20% tổng công suất điện của cả nước. Trong đó, điện mặt trời chiếm 14.000 MW, điện gió đạt 10.000 MW. Trong khi đó, báo cáo của Cơ quan Năng lượng tái tạo Quốc tế (IRENA) cho thấy, đến năm 2023, Việt Nam ghi nhận 17 GW công suất điện mặt trời lắp đặt và dẫn đầu các quốc gia ASEAN về công suất lắp đặt điện mặt trời, thậm chí còn gần gấp đôi tổng công suất của các quốc gia trong khu vực ASEAN cộng lại. Đây là những con số ấn tượng cho thấy sự đóng góp mạnh mẽ của các doanh nghiệp tư nhân vào ngành năng lượng tái tạo.
Trong đó, có thể kể đến là Tập đoàn BIM Group, một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất tại Việt Nam, đã đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió. Tính đến năm 2023, BIM Group đã triển khai một số dự án điện gió lớn ở khu vực duyên hải miền Trung và miền Nam. Một trong những dự án nổi bật của BIM Group là Nhà máy điện gió Phú Quý với công suất lên đến 30 MW, dự kiến sẽ cung cấp điện cho hàng triệu hộ dân trong khu vực.

Hiện tại, các doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam đầu tư vào năng lượng theo nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào mô hình kinh doanh và chiến lược của từng doanh nghiệp. Một trong những cách thức phổ biến nhất là đầu tư trực tiếp vào các dự án xây dựng nhà máy điện tái tạo, từ điện mặt trời, điện gió cho đến điện sinh khối.
Trong đó, một trong những chiến lược đầu tư phổ biến của các doanh nghiệp tư nhân là xây dựng các nhà máy điện mặt trời quy mô lớn. Các doanh nghiệp như Trung Nam Group, Tập đoàn Sao Mai, Bamboo Capital, TTC Group, BIM Group, Vietracimex,... đã thực hiện hàng loạt dự án điện mặt trời tại các tỉnh miền Trung và miền Nam, nơi có điều kiện ánh sáng mạnh mẽ và ổn định. Ví dụ như Tập đoàn Trung Nam đã đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng vào các dự án điện mặt trời tại Ninh Thuận, với tổng công suất lên tới 1.000 MW.
Điện gió cũng được các doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ, đặc biệt là tại các vùng duyên hải và miền Trung- nơi có lưu lượng gió ổn định. Các doanh nghiệp dẫn đầu như Trung Nam Group, BIM Group,Công ty cổ phần Năng lượng Hacom Bạc Liêu, Công ty EAB (CHLB Đức), Tập đoàn CIP (Đan Mạch)... với các dự án lớn như Dự án điện gió Trung Nam được xây dựng tại Ninh Thuận với tổng số vốn đầu tư cho dự án này là 4000 tỷ đồng xây dựng trên vùng dự án 900 hecta có tổng công suất 151,95 MW; BIM Energy với nhà máy điện mặt trời với tổng đầu tư 7.000 tỉ đồng tại Ninh Thuận, với vốn đầu tư 3.110 tỉ đồng khi đi vào hoạt động, sản lượng khai thác dự kiến của nhà máy là khoảng 327 GWH/năm; Hay Công ty CP phát triển điện gió La Gàn, đơn vị phát triển dự án điện gió ngoài khơi với công suất 3,5 GW tại Bình Thuận. Tại dự án điện gió ngoài khơi La Gàn chủ đầu tư là tập đoàn CIP của Đan Mạch đã hợp tác với 4 nhà thầu lớn gồm Tập đoàn CS Wind, Công ty TNHH MTV dịch vụ cơ khí Hàng hải PTSC (PTSC M&C), Công ty cổ phần xây lắp dầu khí miền Nam (Alpha ECC) và Liên doanh Việt -Nga Vietsovpetro.
Cùng với đó, một xu hướng mới mà các doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam đang chú ý đến là năng lượng sinh khối. Công nghệ này giúp tận dụng nguồn nguyên liệu nông sản dư thừa như rơm rạ, cùi dừa, bã mía để sản xuất điện năng, vừa giảm ô nhiễm môi trường, vừa đáp ứng nhu cầu điện năng. Các doanh nghiệp như Tập đoàn Sao Mai hay Công ty Cổ phần Năng lượng Đầu tư Phát triển (IDI) đã bắt đầu phát triển các dự án điện sinh khối tại các khu vực nông thôn.
Bên cạnh các nhà máy năng lượng đang được đầu tư, xây dựng thì tại các khu công nghiệp hàng triệu USD cũng đang được các doanh nghiệp rót vào để sản xuất các sản phẩm phục vụ năng lượng tái tạo. Cụ thể, First Solar (Mỹ) đã rót 830 triệu USD vào hai nhà máy tại Củ Chi, TP.HCM, sản xuất mô-đun năng lượng mặt trời công nghệ màng mỏng.
JA Solar Investment (Hong Kong) đầu tư 589 triệu USD vào ba dự án tại KCN Quang Châu và KCN Việt Hàn (Bắc Giang), trong đó hai dự án đã đi vào hoạt động từ tháng 4/2023; Trina Solar (Trung Quốc) đang vận hành nhà máy 203 triệu USD tại Thái Nguyên từ tháng 8/2023, cung cấp giải pháp năng lượng cho nhiều dự án lớn như nhà máy điện mặt trời nổi Đầm Trà Ổ (51MW, Bình Định) và nhà máy điện mặt trời Vĩnh Long (49MW).
Hay VinFast & ON Energy (KTG Group) hợp tác phân phối hệ thống pin lưu trữ năng lượng VinFast Energy cho điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam.
Các dự án này đang góp phần thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng.
Chính sách phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam
Năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời và điện gió, đã trở thành một trong những ưu tiên lớn của chính phủ trong những năm gần đây. Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững và giảm phát thải khí nhà kính, Việt Nam đã triển khai nhiều chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Các chính sách này không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn tạo ra cơ hội kinh tế mới, thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp và tạo ra hàng triệu việc làm.
Chính phủ đã triển khai chính sách giá mua điện ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào năng lượng tái tạo. Cụ thể, vào năm 2017, Chính phủ ban hành Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời. Theo đó, giá mua điện mặt trời là 9,35 UScent/kWh (cho hệ thống điện mặt trời nối lưới quy mô lớn), và 7,09 UScent/kWh cho các dự án điện mặt trời áp mái.

Tương tự, đối với điện gió, Chính phủ ban hành Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg, quy định giá mua điện gió là 8,5 UScent/kWh cho các dự án lắp đặt trên bờ và 9,8 UScent/kWh cho các dự án lắp đặt ngoài khơi.
Đặc biệt, để thúc đẩy phát triển năng lượng, tạo thuận lợi cho khu vực tư nhân tham gia phát triển năng lượng, tháng 2/2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược Phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết nêu rõ: “Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng”.
Song song với đó là chính sách miễn giảm thuế cho các dự án năng lượng tái tạo, đặc biệt là các dự án điện mặt trời và điện gió cũng được hưởng nhiều ưu đãi. Theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP, các dự án sản xuất điện từ năng lượng tái tạo được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 4 năm đầu và giảm 50% thuế trong 9 năm tiếp theo. Chính sách này giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu triển khai dự án.
Cùng với đó, các doanh nghiệp đầu tư vào năng lượng tái tạo cũng nhận được sự hỗ trợ từ các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính quốc tế với các khoản vay dài hạn, lãi suất thấp. Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) là một trong những ngân hàng chủ chốt trong việc hỗ trợ các dự án năng lượng tái tạo thông qua các gói vay ưu đãi. Cụ thể, Agribank và VDB tài trợ vốn cho Nhà máy điện mặt trời Phong Điền , tỉnh Thừa Thiên Huế do Công ty Cổ phần Điện Gia Lai (GEC) làm chủ đầu tư, xây dựng trên diện tích 45 ha tại thôn Mỹ Hòa, xã Điền Lộc (huyện Phong Điền) với tổng mức đầu tư gần 700 tỷ đồng, công suất thiết kế 35 MW và sản lượng điện khoảng 50 triệu KWh/năm. Hay ngân hàng TMCP Quân đội (MB) cũng là đơn vị tiên phong cấp tín dụng dự án điện gió và điện mặt trời, khi thu xếp vốn cho 23 dự án điện mặt trời và điện gió với tổng quy mô lên đến hơn 60.000 tỷ đồng, giúp các chủ đầu tư tạo ra khoảng 2.800 MW điện năng lượng tái tạo, góp phần gia tăng nguồn năng lượng sạch đáp ứng nhu cầu tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.
Để các dự án năng lượng tái tạo có thể đi vào hoạt động hiệu quả, các doanh nghiệp tư nhân cũng chú trọng đến việc xây dựng mạng lưới cung ứng và đối tác. Ví dụ, nhiều doanh nghiệp đã hợp tác với các công ty quốc tế trong việc cung cấp thiết bị điện gió, điện mặt trời, hoặc hợp tác với các công ty xây dựng để triển khai các dự án.
Đơn cử như mô hình hợp tác công - tư (PPP), giúp các doanh nghiệp tư nhân giảm bớt rủi ro và tăng tính khả thi của các dự án. Một trong những dự án năng lượng tái tạo sử dụng mô hình PPP điển hình là dự án điện gió Hòa Bình tại tỉnh Bình Thuận, được thực hiện bởi sự hợp tác giữa các doanh nghiệp tư nhân và các đối tác quốc tế.
Những thách thức cho ngành năng lượng mới
Dù có nhiều tiềm năng, nhưng đầu tư vào năng lượng tại Việt Nam cũng đối mặt với không ít thách thức. Một trong những vấn đề lớn nhất là thiếu hụt cơ sở hạ tầng truyền tải điện, khiến cho việc kết nối điện năng từ các khu vực xa xôi tới các thành phố lớn gặp khó khăn. Theo thống kê, nhiều dự án điện gió và điện mặt trời gặp phải tình trạng không thể truyền tải hết sản lượng điện vào lưới điện quốc gia.
Ngoài ra, việc thay đổi chính sách bất ngờ cũng có thể khiến các doanh nghiệp tư nhân gặp rủi ro về mặt tài chính. Chính sách giá điện không ổn định, sự thay đổi trong các quy định về đất đai, hay những khó khăn trong việc cấp phép cũng khiến cho doanh nghiệp không thể triển khai các dự án một cách suôn sẻ.
Tuy nhiên, cùng với sự cải thiện hạ tầng và các chính sách khuyến khích mạnh mẽ từ Chính phủ, đặc biệt là quy hoạch điện VIII điều chỉnh sắp tới ngành năng lượng tái tạo tại Việt Nam hứa hẹn có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai. Các doanh nghiệp tư nhân sẽ tiếp tục đóng vai trò chủ lực trong việc cung cấp năng lượng bền vững cho nền kinh tế.
Doanh nghiệp tư nhân đã và đang đóng góp mạnh mẽ vào ngành năng lượng Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Các dự án năng lượng tái tạo không chỉ giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch mà còn tạo ra nhiều cơ hội việc làm và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, Chính phủ và các doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, hoàn thiện chính sách và tạo môi trường thuận lợi cho các dự án năng lượng tái tạo phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong những năm tới.
TIN LIÊN QUAN
Vụ sáp nhập dầu khí lớn nhất khu vực Biển Bắc nước Anh
NEO Energy và Repsol Resources UK đã đạt thỏa thuận sáp nhập chiến lược, tạo ra một trong những công ty dầu khí độc lập lớn nhất khu vực Biển Bắc của Anh với tên...
Tạp chí Sức khỏe Việt và Công ty CP Truyền thông Nhị Vân ký kết Biên bản Hợp tác toàn diện
Ngày 28/03/2025, Tạp chí Sức khỏe Việt và Công ty CP Truyền thông Nhị Vân (Nhị Vân Media) đã ký kết Biên bản Hợp tác toàn diện về việc phối hợp trong hoạt động...
VinFast Energy bắt tay ‘huyền thoại’ bóng đèn 65 năm tuổi, tham vọng thống trị thị trường năng lượng sạch?
Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông và VinFast Energy vừa ký kết thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển các giải pháp lưu trữ năng lượng tiên tiến.
Bảo hiểm số OPES tăng vốn điều lệ lên 1.900 tỷ đồng
Công ty Cổ phần Bảo hiểm OPES được Bộ Tài chính phê duyệt tăng vốn điều lệ từ 1.265 tỷ đồng lên 1.900 tỷ đồng.
Tập đoàn Hòa Phát đề xuất đầu tư dự án thép chất lượng cao tại Quảng Ngãi
Theo báo cáo, Thép Hòa Phát Dung Quất đề xuất triển khai một số dự án mới, nổi bật trong đó là dự án cán thép chất lượng cao với mục tiêu sản xuất các...
Khẳng định vị thế dẫn đầu, BIDV nhận trọn bộ giải thưởng danh giá từ The Asian Banker
Ngày 27/3/2025 tại Hà Nội, BIDV tiếp tục thiết lập cột mốc mới trên hành trình một thập kỷ dẫn đầu với cú đúp giải thưởng từ The Asian Banker: Ngân hàng có sản phẩm...
Rạng Đông hợp tác cùng VinFast Energy phát triển giải pháp năng lượng tái tạo và lưu trữ toàn diện
Ngày 26/3, Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông và VinFast Energy chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm thúc đẩy chuyển đổi năng lượng bền vững tại Việt Nam.
Siêu dự án đường sắt cao tốc 102.000 tỷ đồng của Vingroup: Dự kiến tốc độ lên tới 250km/h, công suất khủng hơn 30.000 khách/giờ
Vingroup đề xuất tuyến metro 102.000 tỷ đồng kết nối TP.HCM - Cần Giờ với tốc độ 250 km/h, gấp hơn hai lần các tuyến đang khai thác trong nước.
Siêu dự án tỷ USD của Bitexco tái khởi động: Hà Nội sắp có thêm hàng trăm căn hộ cao cấp
UBND TP. Hà Nội đã chấp thuận cho Công ty cổ phần Bitexco được tiếp tục thực hiện phần đất còn lại (khoảng 6,6ha) ở dự án The Manor Central Park.
Vinamilk (VNM) đạt doanh thu "khủng", đầu tư hàng nghìn tỷ đồng mở rộng quy mô
Không chỉ giữ vững thị phần trong nước, Vinamilk còn mở rộng trên thị trường quốc tế với doanh thu thuần thị trường nước ngoài tăng trưởng ấn tượng 12,6% so với cùng kỳ.
Siêu nhà máy ô tô công suất 120.000 xe/năm tại Quảng Ninh chuẩn bị khánh thành, tham vọng chinh phục thị trường quốc tế
Tập đoàn Thành Công (TC Group) sẽ khánh thành Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng vào ngày 26/3 tại KCN Việt Hưng, TP. Hạ Long. Đây là nhà máy ô tô đầu tiên...
Nông nghiệp BAF - Doanh nghiệp đứng sau "chung cư nuôi heo" đầu tiên Việt Nam báo lãi đậm
Bên cạnh việc củng cố hệ thống sản xuất, CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam cũng tích cực mở rộng quy mô với kế hoạch mua lại 10-12 công ty...
Dự án 206 triệu USD của Sao Mai Group cung cấp 210 MW điện ra thị trường
Sau nhiều lần điều chỉnh chủ trương đầu tư, và trải qua 4 giai đoạn đấu nối, nhà máy điện mặt trời Sao Mai (tỉnh An Giang) do Công ty cổ phần tập đoàn Sao...
Thaco, Hòa Phát, Viettel sẵn sàng làm chủ công nghệ đường sắt
Việt Nam đặt mục tiêu làm chủ ngành công nghiệp đường sắt, từ sản xuất ray, toa xe đến hệ thống tín hiệu. Hòa Phát, Thaco, Viettel và nhiều doanh nghiệp khác đã sẵn sàng.
Thực trạng đầu tư vào năng lượng của doanh nghiệp tại Việt Nam
Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu, các doanh nghiệp tư nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình ngành năng lượng. Họ không chỉ góp phần giải quyết...
AI đang thay đổi diện mạo ngành marketing tại Việt Nam như thế nào?
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang nhanh chóng định hình lại ngành marketing Việt Nam, mang lại mức độ hiệu quả, cá nhân hóa và đổi mới chưa từng có. Đó là nhận định...
Lộ diện “ông lớn” đứng sau thương hiệu Chagee Việt Nam
Chagee Việt Nam lao đao vì scandal “đường lưỡi bò” và thông tin sai lệch về lịch sử Việt Nam, danh tính "ông lớn" đứng sau thương hiệu này gây nhiều tò mò.
Báo lãi đậm trong năm 2024, ‘trùm’ chăn nuôi Dabaco đang làm ăn ra sao?
Năm 2024, tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) ghi nhận kết quả kinh doanh khởi sắc. Tuy nhiên, lĩnh vực bất động sản của tập đoàn lại có dấu hiệu chững lại...
Vinmec lập kỷ lục số 1 Việt Nam, chuỗi bệnh viện của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vừa lập kỳ tích
Mới đây, Indochina Research Vietnam công bố báo cáo về dịch vụ y tế cho người nước ngoài, xếp hạng Vinmec là hệ thống y tế số 1 tại Việt Nam.
Xem nhiều




