Top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam 2023 là ai?
Sau khi trải qua năm 2022 cực kỳ khó khăn, thị trường chứng khoán đã khởi sắc trở lại trong năm 2023. Chỉ số VN-Index đóng cửa phiên giao dịch cuối năm 2023 tại 1.130 điểm, tăng 12,2% so với cuối năm 2022. Nhưng tổng tài sản của 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2023 lại giảm xuống.
Kể từ thời điểm cuối tháng 6 năm 2023 đến nay, bảng xếp hạng những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam có nhiều biến động, đặc biệt là trong top đầu. Vượt mặt tỷ phú Phạm Nhật Vượng, “cha đẻ” Thép Hòa Phát - ông Trần Đình Long vươn lên “dẫn đầu” thị trường chứng khoán với khối tài sản trên 38.500 tỷ đồng. Sau phiên giao dịch ngày 23 tháng 6, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát đã đạt 25.400 đồng/cổ, tăng 2,2% sau 4 phiên tăng liên tiếp. Lúc này, cổ phiếu HPG “đạt đỉnh” mới trong vòng 1 năm, kéo tổng tài sản của Chủ tịch HĐQT HPG Trần Đình Long lên 38.514 tỷ đồng, tương đương 1.516 triệu cổ phiếu.
Trước đó ông Phạm Nhật Vượng thường xuyên giữ vị trí cao nhất trong bảng xếp hạng người giàu trên sàn chứng khoán với giá trị tài sản duy trì trên trăm nghìn tỉ đồng. Tuy nhiên thời gian vừa qua ông Vượng đã phải sử dụng cổ phần để góp vốn thành lập công ty, do đó giá trị tài sản đã giảm đáng kể. Hồi tháng 3 năm 2023, ông Vượng đã sử dụng hơn 49 triệu cổ phiếu VIC để góp vốn vào Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh GSM.
Theo giá phiên giao dịch ngày 26 tháng 9 năm 2023, Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn FPT là ông Trương Gia Bình ghi nhận tổng tài sản tăng mạnh thêm khoảng 1.000 tỷ đồng, đạt mức 8.500 tỷ đồng nhờ giá cổ phiếu tăng thêm 1,1% lên 95.300 đồng/cp và ông cũng được chia cổ tức cũng như mua cổ phiếu ESOP. Với khối tài sản này, ông Trương Gia Bình vượt ông Hồ Xuân Năng (người hiện có khối tài sản 7.830 tỷ đồng) để lọt vào top 10 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Đây là lần đầu tiên sau 15 năm qua, ông Bình trở lại vị trí này. FPT từng là cổ phiếu mang lại sự giàu có cho rất nhiều người thời kỳ đầu trên thị trường chứng khoán (xem số liệu thống kê năm 2006). Thời điểm năm 2006, ông Trương Gia Bình từng là người giàu nhất sàn chứng khoán với khối tài sản trị giá 2.400 tỷ đồng. Sau 15 năm, cổ phiếu FPT một lần nữa gây "sốt".
Danh sách 10 người giàu nhất sàn chứng khoán năm 2023
1. Phạm Nhật Vượng
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng duy trì vị trí người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, ông Vượng có năm thứ 2 liên tiếp là người mất nhiều tiền nhất. Trong năm qua, tài sản của Chủ tịch Tập đoàn Vingroup đã giảm khoảng 21.900 tỷ đồng, xuống còn 92.800 tỷ đồng trong bối cảnh giá cổ phiếu VIC đi xuống.
Bên cạnh đó, lượng cổ phiếu VIC mà ông Vượng nắm giữ cũng giảm gần 51 triệu đơn vị sau khi ông Vượng dùng số cổ phiếu này để góp vốn thành lập hãng taxi điện GSM. Sự thành lập GSM đã giải quyết nhiều bài toán cho VinFast, như quảng bá xe điện tới người dân, tạo doanh thu, đồng thời góp phần thay đổi diện mạo thị trường taxi.
Sự kiện đáng chú ý nhất năm qua là VinFast của ông Vượng đã chính thức niêm yết thành công trên sàn Nasdaq Mỹ với định giá thời điểm hiện tại khoảng 20 tỷ USD.
2. Trần Đình Long
Giá cổ phiếu HPG của Hòa Phát năm qua đã tăng gấp rưỡi, qua đó đưa tỷ phú Trần Đình Long trở lại vị trí số 2 trên bảng xếp hạng người giàu với khối tài sản gần 42.000 tỷ đồng.
Trong năm qua, dù thị trường bất động sản vẫn chưa thực sự khởi sắc, nhưng tiêu thụ thép của Hòa Phát cho thấy những dấu hiệu tăng dần về cuối năm. Sau 11 tháng, công ty đã bán được 6 triệu tấn thép thô và sản lượng bán hàng các sản phẩm thép đạt 5,96 triệu tấn.
Hiện tại, Hòa Phát của ông Long đang tập trung triển khai dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 tại Quảng Ngãi với công suất thiết kế 5,6 triệu tấn thép cuộn cán nóng/năm. Dự kiến khi dự án hoàn thành vào đầu năm 2025, năng lực sản xuất thép thô hàng năm của Hòa Phát sẽ đạt trên 14 triệu tấn, tương đương top 30 doanh nghiệp thép lớn nhất thế giới.
3. Nguyễn Thị Phương Thảo
Tài sản của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo gần như không biến động trong năm 2023, vẫn ở mức gần 28.000 tỷ đồng.
Trong năm qua, ngành hàng không đã hồi phục mạnh trở lại, đặc biệt là thị trường quốc tế. Thống kê cho thấy Việt Nam đón 23,7 triệu lượt khách quốc tế sau 9 tháng, tăng trưởng gần 267%. Các hãng hàng không Việt Nam vận chuyển 11,5 triệu lượt khách, trong đó riêng Vietjet đóng góp hơn 51% với 5,9 triệu lượt khách.
Trong chuyến thăm chính thức của Tổng thống Hoa Kỳ đến Việt Nam, Vietjet đã ký kết thỏa thuận với Boeing về kế hoạch giao 200 tàu bay 737 MAX trị giá 25 tỷ USD trong 5 năm tới và thỏa thuận tài trợ tàu bay với tổng giá trị 550 triệu USD với Tập đoàn Carlyle.
4. Đỗ Anh Tuấn
Từ vị trí số 2 năm ngoái, tài sản ông Đỗ Anh Tuấn năm nay giảm khoảng 6.500 tỷ đồng, tụt xuống vị trí thứ 4. Tài sản ông Tuấn giảm chủ yếu do giá cổ phiếu KSF năm qua giảm 42% và giá cổ phiếu SSH giảm gần 10%.
5. Hồ Hùng Anh
Tài sản 2 tỷ phú Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang giảm tương ứng 7.600 tỷ đồng và 7.900 tỷ đồng trong năm 2023. Dù cổ phiếu TCB của Techcombank năm qua tăng giá, nhưng cổ phiếu MSN của Masan lại mất tới 28% giá trị. Việc tài sản giảm đã khiến ông Nguyễn Đăng Quang không còn nằm trong danh sách các tỷ phú đô la của Forbes, trong khi ông Hồ Hùng Anh vẫn được ghi nhận sở hữu khoảng 1,3 tỷ USD.
6. Nguyễn Đăng Quang
Theo báo cáo của Masan, công ty WinCommerce đã đạt biên EBIT hòa vốn trong Q3/2023 và trên đà gặt hái lợi nhuận trong thời gian tới, lần đầu tiên sau giai đoạn Covid-19. Masan vẫn tiếp tục mở rộng các siêu thị mini (WinMart+) và siêu thị (WinMart), đồng thời đang trong quá trình cải tạo các cửa hàng để cải thiện doanh thu.
7. Bùi Thành Nhơn
Tài sản ông Bùi Thành Nhơn tăng trở lại khoảng 2.000 tỷ đồng trong năm 2023 và giữ nguyên vị trí người giàu thứ 7.
Năm 2023, Novaland nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các bộ, ban, ngành nhằm tháo gỡ khó khăn cho các dự án. Công ty cũng có nhiều nỗ lực trong việc tái cấu trúc tài chính như mua lại trái phiếu trước hạn, gia hạn nợ trái phiếu, tìm nhà đầu tư chiến lược để phát hành cổ phiếu...
Về kết quả kinh doanh, chỉ trong nửa đầu năm 2023 Novaland ghi nhận lỗ gần 1.100 tỷ đồng. Tuy nhiên trong quý 3 công ty đã có lãi trở lại.
8. Vũ Thị Hiền
Tương tự với mức tăng của chồng là tỷ phú Trần Đình Long, tài sản của bà Vũ Thị Hiền năm 2023 tăng thêm 3.500 tỷ đồng, qua đó tăng 1 bậc trên bảng xếp hạng. Trong năm, ông Long và bà Hiền đã chuyển nhượng khoảng 43 triệu cổ phiếu 'lẻ' cho con trai là Trần Vũ Minh, để giữ lại số cổ phiếu 'tròn'. Theo đó, ông Long hiện sở hữu 1,5 tỷ cổ phiếu HPG còn bà Hiền sở hữu 400 triệu cổ phiếu.
9. Trương Gia Bình
Ông Trương Gia Bình từng là người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam ngay khi tập đoàn FPT lên sàn chứng khoán, và góp mặt trong top 10 cho đến năm 2008. Những năm sau đó, FPT phần nào sa sút và tài sản của ông Bình cũng tăng chậm hơn so với các tỷ phú khác.
Trải qua 14 năm, Chủ tịch Tập đoàn FPT đã trở lại top 10 với khối tài sản hơn 8.500 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2023.
Giá cổ phiếu FPT khởi sắc nhờ kết quả kinh doanh liên tục tăng trưởng 2 chữ số cả về doanh thu và lợi nhuận những năm gần đây sau khi quay về 'lõi' công nghệ. Mới đây nhất, FPT công bố đã đạt dấu mốc 1 tỷ USD doanh thu từ thị trường nước ngoài trong năm 2023. Lợi nhuận sau thuế của cả tập đoàn đạt gần 7.300 tỷ đồng sau 11 tháng, tăng hơn 18% so với cùng kỳ.
10. Nguyễn Văn Đạt
Xét về tỷ lệ biến động tài sản, ông Nguyễn Văn Đạt Chủ tịch Phát Đạt là người có tài sản tăng mạnh nhất top 10, với mức tăng hơn 100%. Sau chuỗi ngày bị bán tháo cuối năm 2022, cổ phiếu PDR đã hồi phục mạnh trong năm 2023.
Từng ngập trong nợ nần, cổ phiếu liên tục bị bán giải chấp nhưng chỉ sau 1 năm, Phát Đạt vừa công bố đã xóa sạch nợ trái phiếu. Đây là điều ấn tượng bởi hầu hết các doanh nghiệp bất động sản trên thị trường không mấy ai làm được việc này.
TIN LIÊN QUAN
-
Giá trị giao dịch cổ phiếu bình quân đạt 15.959 tỷ đồng
-
Nhận định thị trường chứng khoán (tuần 8-12/01/2024): Tiếp tục đà hồi phục
-
Tâm lý lo sợ bỏ lỡ cơ hội FOMO đã xuất hiện trở lại, tiền của nhà đầu tư đang đổ về đâu?
-
Vi phạm chứng khoán, EMG bị phạt hơn 157 triệu đồng
-
Vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán một doanh nghiệp BĐS bị xử phạt nặng
-
“Ngàn chiêu vạn mánh” lừa đảo trực tuyến Bài 8: Chèn link mã độc vào website có tên miền "chính chủ"
-
Đề nghị giữ lại quy định về Quỹ phát triển đất
-
Giải ngân đầu tư công ước đạt 73,5%
Thị trường chứng khoán ngày 21/11: Đà hồi phục tiếp diễn nhưng thanh khoản giảm mạnh
Phiên đáo hạn phái sinh ngày 21/11 đã diễn ra khá tích cực khi thị trường duy trì đà tăng và không có biến động bất ngờ vào cuối phiên...
ECB cảnh báo về bong bóng cổ phiếu AI
Theo Reuters đưa tin, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã đưa ra cảnh báo rằng bong bóng cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát nổ bất ngờ...
Nhận định chứng khoán ngày 21/11: Thị trường đã có tín hiệu phục hồi
Với những điểm tương đồng so với giai đoạn cuối năm 2016, kỳ vọng sau phiên đáo hạn phái sinh, thị trường sẽ bước vào chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ hơn....
Đình chỉ giao dịch cổ phiếu RDP của Rạng Đông Holding
Sau khi đưa vào diện hạn chế giao dịch, CTCP Rạng Đông Holding (mã chứng khoán RDP) tiếp tục vi phạm công bố thông tin dẫn đến việc HoSE ban hành quyết định đình...
Nhận định chứng khoán ngày 20/11: Rủi ro gia tăng, mốc hỗ trợ 1.200 điểm bị đe dọa?
Thị trường đang trải qua giai đoạn khó khăn, với áp lực bán tháo và mốc hỗ trợ 1.200 điểm của VN Index đang bị đe dọa. Trong bối cảnh đáo hạn phái sinh trùng...
Tin nhanh chứng khoán ngày 19/11: Lực bán gia tăng, VN Index giảm gần 12 điểm
Sau nhịp rung lắc kéo dài, áp lực bán mạnh tại loạt cổ phiếu lớn như FPT, CMG, khiến VN Index lao dốc về cuối phiên. Dòng tiền nội dè dặt cộng thêm...
Nhận định chứng khoán ngày 19/11: Kỳ vọng phục hồi sau phiên đáo hạn phái sinh
Phiên giao dịch ngày 19/11 được dự báo tiếp tục chịu áp lực giảm điểm, khi các yếu tố kỹ thuật vẫn cho thấy thị trường đang trong giai đoạn điều chỉnh. Tuy nhiên, kỳ vọng phục hồi hình chữ V sau đáo hạn phái sinh được đánh giá khá tích cực.
Tin nhanh chứng khoán ngày 18/11: Nhóm cơ bản hồi phục, VN Index rút chân tích cực
Áp lực bán mạnh trong phiên sáng đã đẩy chỉ số giảm sâu và rơi về gần vùng 1.200 điểm. Tuy nhiên, sự phục hồi của các nhóm cơ bản, dẫn đầu là chứng khoán...
Chứng khoán tuần mới (từ 18 đến 22/11): Chán nản là cơ hội?
Tuần giao dịch từ 11 đến 15/11 chứng kiến thị trường tiếp đà điều chỉnh mạnh khi giảm 34 điểm (tương đương 2,71%). Trên khắp các diễn đàn, nhà đầu tư đều tỏ...
Nhận định chứng khoán ngày 18/11: Liệu có lực hồi sau hai phiên giảm mạnh?
Sau hai phiên giảm mạnh cuối tuần, VN Index đánh mất mốc hỗ trợ quan trọng và đóng cửa tại mức thấp nhất tuần, 1.218,57 điểm. Các tín hiệu kỹ thuật cho thấy khả...
Tin nhanh chứng khoán ngày 15/11: Hoảng loạn xuất hiện, VN Index mất hơn 13 điểm
Thị trường vận động giảm điểm xuyên suốt phiên với áp lực bán mạnh khiến VN Index giảm hơn 13 điểm. Có đôi lúc tâm lý khủng hoảng...
Nhận định chứng khoán ngày 15/11: Chưa vội “bắt đáy”
Phiên giao dịch ngày 14/11 có diễn biến trái với mong đợi của các nhà đầu tư khi thị trường không duy trì được đà hồi phục xuất hiện từ cuối phiên trước đó....
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 14/11: Chờ dòng tiền xác nhận xu hướng
Sau khi giữ được mốc 1.246 điểm và trendline, VN Index có khả năng tiếp tục phục hồi, tuy nhiên cần dòng tiền mạnh để củng cố xu hướng tăng...
Tháng 10, chỉ số VN Index giảm 2,7%
Tính đến ngày 25/10/2024, chỉ số VN Index đạt 1.252,72 điểm, giảm 2,7% so với cuối tháng trước; tăng 10,9% so với cuối năm 2023.
Nhận định chứng khoán ngày 13/11: Xu hướng giảm chưa kết thúc
Thị trường không duy trì được đà hồi phục hình thành từ cuối phiên giao dịch trước đó và tiếp đà giảm điểm khi kết phiên giao dịch ngày 12/11. VN Index nhanh chóng...
Tin nhanh chứng khoán ngày 12/11: VN Index giảm phiên thứ 4 liên tiếp
Phiên giao dịch ngày 12/11, VN Index giảm hơn 5 điểm, là phiên giảm thứ 4 liên tiếp. Giao dịch khối ngoại kém tích cực khi bán ròng với giá trị 631 tỷ đồng trên toàn thị trường.
Nhận định chứng khoán ngày 12/11: Sẽ sớm tìm được điểm cân bằng quanh mốc 1.250 điểm
Phiên giao dịch ngày 11/11 ghi nhận sự nỗ lực của thị trường về cuối phiên trong việc thu hẹp đà giảm, giúp VN Index tìm lại mốc 1.250 điểm....
Tin nhanh chứng khoán ngày 11/11: Hồi phục mạnh nhờ dòng tiền bắt đáy
Mở đầu tuần, thị trường tiếp tục chìm trong sắc đỏ khi áp lực bán lan rộng, đặc biệt từ nhóm cổ phiếu trụ, VN Index có lúc rơi về sát mốc 1.240 điểm...
Chứng khoán tuần mới (từ 11/11 đến 15/11): Còn hy vọng “sóng” ăn tết?
Tuần giao dịch từ 4/11 đến 8/11 chứng kiến thị trường tiếp tục dao động trong biên hẹp cùng thanh khoản tương đương tuần trước. Giới chuyên gia kỳ vọng thời gian tới...