Trung Quốc sẽ làm gì tiếp theo trong cuộc chiến thương mại với Mỹ?
Loạt đáp trả đầu tiên trong cuộc đối đầu thương mại mới giữa Trung Quốc và Mỹ đã chính thức diễn ra vào thứ Hai tuần này, khi Trung Quốc áp thuế lên gần 14 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.
Các mức thuế này – bao gồm 15% đối với than và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), 10% đối với dầu thô, máy móc nông nghiệp và một số loại xe – có hiệu lực chưa đầy một tuần sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp mức thuế 10% lên hàng trăm tỷ USD hàng hóa Trung Quốc xuất sang Mỹ mỗi năm.
Trước đó, giới quan sát kỳ vọng một cuộc điện đàm giữa ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể giúp hạ nhiệt căng thẳng, tránh leo thang thành một cuộc chiến thương mại quy mô lớn. Nhưng cuộc gọi này đã không diễn ra.

Giờ đây, câu hỏi đặt ra là bước đi tiếp theo của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ như thế nào? Và liệu hai bên có sẵn sàng làm rạn nứt mối quan hệ thương mại vốn đã gắn kết chặt chẽ?
Dù đã khai hỏa đợt tấn công đầu tiên, cả Washington và Bắc Kinh dường như vẫn để ngỏ cơ hội đàm phán.
Vẫn còn cơ hội cho một thỏa thuận?
“Bắc Kinh đã có phản ứng khá kiềm chế trước loạt thuế mới của ông Trump. Một phần vì tác động đến Trung Quốc không quá lớn, và một phần vì ông Tập muốn giữ cơ hội thương lượng với ông Trump”, Andy Rothman, CEO của nhóm tư vấn Sinology, nhận định.
Theo tính toán của CNN dựa trên dữ liệu hải quan Trung Quốc năm 2024, các mức thuế mới của Bắc Kinh ảnh hưởng đến khoảng 13,86 tỷ USD hàng hóa từ Mỹ – chiếm chưa đến 9% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc.
Năm ngoái, Trung Quốc xuất khẩu hơn 524 tỷ USD hàng hóa sang Mỹ, trong khi nhập khẩu từ Mỹ hơn 163 tỷ USD.
Bên cạnh đó, tuần trước Bắc Kinh cũng tuyên bố kiểm soát xuất khẩu một số nguyên liệu thô quan trọng trong lĩnh vực quốc phòng và công nghệ xanh, đồng thời đưa ra các biện pháp nhắm vào một số công ty Mỹ.
Trong khi đó, mức thuế mới của ông Trump vẫn tương đối nhẹ so với mức 60% mà ông từng đe dọa áp lên hàng hóa Trung Quốc khi tranh cử. Các mức thuế này chỉ bổ sung vào loạt thuế đã áp lên hàng trăm tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trước đó.
Tổng thống Mỹ đã nhiều lần nhấn mạnh mục tiêu cân bằng sân chơi kinh tế với Trung Quốc và cho biết ông sẵn sàng đàm phán. Tháng trước, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos (Thụy Sĩ), ông Trump tuyên bố rằng Mỹ “luôn có thiện cảm” với Trung Quốc và mong muốn “hợp tác tốt với Trung Quốc”.
Ông Trump đang chơi chiến thuật, nhưng muốn gì từ Trung Quốc?
“Có vẻ như ông Trump đang có ý định đàm phán, sử dụng thuế quan làm công cụ thương lượng. Nhưng hiện vẫn chưa rõ ông ấy muốn gì từ ông Tập Cận Bình, và sẵn sàng nhượng bộ đến mức nào”, ông Rothman đánh giá.
Trong khi đó, giới quan sát chính trị Trung Quốc cho rằng các quan chức Bắc Kinh có thể đang cảm thấy nhẹ nhõm trước cách tiếp cận của chính quyền Trump cũng như phạm vi ảnh hưởng còn hạn chế của các biện pháp mới.
“Họ đã chuẩn bị tinh thần cho mức thuế 60% và một cuộc “chia tay” toàn diện giữa hai nền kinh tế, nhưng đến nay, kịch bản tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra”, Suisheng Zhao, Giám đốc Trung tâm Hợp tác Mỹ - Trung tại Đại học Denver, nhận xét.
Thời hạn ngày 1/4 đang đến gần – Bắc Kinh sẽ đối phó thế nào?
Một cột mốc quan trọng khác đang treo lơ lửng trên các cuộc đàm phán: Ngày 1/4. Đó là thời hạn mà Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu các quan chức của mình hoàn tất cuộc điều tra về quan hệ kinh tế Mỹ - Trung, có thể dẫn đến những biện pháp mạnh tay hơn nữa.
Giờ đây, các quan chức Bắc Kinh sẽ tập trung vào việc kiểm soát chặt chẽ thông điệp mà họ gửi đến chính quyền Trump – cả trong hoạt động ngoại giao lẫn các biện pháp thương mại – nhằm tránh đẩy căng thẳng lên thành một cuộc chiến thương mại toàn diện.
Họ cũng có thể sẽ tận dụng mọi cơ hội để khai thác mối quan hệ cá nhân giữa ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm thuyết phục nhà lãnh đạo Mỹ không tiếp tục siết chặt các biện pháp trừng phạt đối với nền kinh tế Trung Quốc – điều mà nhiều nhà kinh tế và chuyên gia cho rằng cũng sẽ gây thiệt hại lớn cho chính nền kinh tế Mỹ.
Điều này có nghĩa là Bắc Kinh có thể sẵn sàng đón tiếp Tổng thống Mỹ để tổ chức các cuộc gặp trực tiếp tại Trung Quốc – một kịch bản mà các nguồn tin của CNN tháng trước cho biết ông Trump cũng đang cân nhắc.
“Lãnh đạo Trung Quốc không muốn thấy căng thẳng leo thang. Trung Quốc không có nhiều lợi thế như Mỹ, vì vậy họ phải tận dụng mọi cơ hội để xoa dịu ông Trump”, Zhao Suisheng, Giám đốc Trung tâm Hợp tác Mỹ - Trung tại Đại học Denver, nhận định.
Trừng phạt hay nhượng bộ?
Dù Bắc Kinh có thể đang tìm cách tránh một cuộc chiến thương mại toàn diện, không có gì phải nghi ngờ rằng họ cũng đã chuẩn bị kỹ càng cho các phương án dự phòng – bao gồm cả các biện pháp đáp trả nếu ông Trump tiếp tục leo thang căng thẳng.
“Các động thái thương mại của ông Trump sẽ buộc Bắc Kinh phải phản ứng, nhưng lần này có thể sẽ có chọn lọc hơn, thay vì kiểu “ăn miếng trả miếng” toàn diện như những gì đã xảy ra trong giai đoạn 2018-2019 khi cuộc chiến thương mại nổ ra”, Nick Marro, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á tại Economist Intelligence Unit, nhận định.
Bắc Kinh sẽ cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích khi quyết định có tiếp tục áp đặt kiểm soát đối với các mặt hàng này hay không, đồng thời đánh giá khả năng áp thêm thuế quan mới. Trong khi đó, nền kinh tế Trung Quốc cũng đang gặp nhiều khó khăn với tăng trưởng chững lại, tình trạng giảm phát kéo dài và nhu cầu tiêu dùng yếu.
Các chuyên gia nhận định so với nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, Trung Quốc giờ đây đã có sự chuẩn bị tốt hơn trước những căng thẳng thương mại. Các doanh nghiệp nước này đã chủ động đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, trong khi Bắc Kinh cũng đang tích cực củng cố và cải thiện quan hệ với các đối tác thương mại khác – điều này càng trở thành lợi thế khi ông Trump gây căng thẳng với các đồng minh và đối tác của Mỹ.
Tuy nhiên, câu hỏi lớn hơn là Bắc Kinh sẽ sẵn sàng nhượng bộ điều gì – và có thể nhượng bộ đến mức nào – trong mọi cuộc đàm phán thương mại với Washington.
Nh.Thạch/AFP
Hà Nội: Dự kiến tên gọi và phương án sắp xếp các phường mới ở 12 quận
Ngày 19/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ký công văn gửi các quận, huyện về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã để thực hiện lấy ý kiến nhân dân...
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Tạo hành lang pháp lý cho chuyển đổi xanh
Sáng 19/4, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) của Quốc hội đã tổ chức phiên họp thẩm tra sơ bộ Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số...
Phó Thủ tướng chỉ đạo không để trục lợi, làm giá, đầu cơ trên thị trường vàng
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3332/VPCP-KTTH ngày 18/4/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Trong hệ sinh thái xanh, công nghệ xanh có vai trò quyết định
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam đã cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và là một trong những quốc gia đầu tiên xây dựng Kế hoạch hành...
Thuế đối ứng Hoa Kỳ: phải nhìn nhận trong nguy có cơ
Quyết định tăng thuế nhập khẩu các ngành hàng sang Hoa Kỳ tới 46% của Tổng thống Hoa Kỳ, công bố hồi đầu tháng 4, đang trở thành mối lo ngại toàn cầu. Tuy nhiên,...
5 địa phương dẫn đầu cả nước về tăng trưởng kinh tế trong quý I/2025
Cục Thống kê cho biết, trong quý I/2025 có 43 địa phương có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng của cả nước, trong đó phải kể đến 5 địa phương dẫn đầu về tăng...
Du khách tấp nập tới TPHCM dịp lễ 30/4, tour lịch sử hứa hẹn "hút khách"
Nhiều người dân ở khắp các tỉnh, thành trên cả nước đã có kế hoạch đến TPHCM xem các hoạt động kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Trong khi đó, các đơn vị...
Thuế đối ứng của Mỹ: Thách thức mới cho xuất khẩu Việt Nam và thị trường chứng khoán
Chính sách thuế nhập khẩu đối ứng (reciprocal tariffs) của Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa có hiệu lực vào ngày 9/4 đang tạo ra những chấn động đối với thương mại toàn cầu.
Hoa Kỳ tạm dừng áp thuế đối ứng với hơn 75 quốc gia trong 90 ngày
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thông báo tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày với hơn 75 quốc gia đối tác thương mại không trả đũa; riêng đối với Trung Quốc,...
Thuế đối ứng của Mỹ chính thức có hiệu lực
Hàng hóa nhập khẩu từ các nước vào Mỹ bắt đầu chịu mức thuế mới từ hôm nay, theo đúng kế hoạch của Tổng thống Donald Trump.
Vì sao CPI quý I/2025 tăng 3,22%?
Theo Cục Thống kê, trong quý I/2025, giá hàng hóa và dịch vụ trên thị trường nhìn chung không có biến động bất thường, lạm phát trong tầm kiểm soát. Bình quân quý I/2025, CPI...
Thủ tướng: Đề xuất cấp có thẩm quyền tiếp tục giảm thuế VAT trong 2025 và 2026
Đề xuất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% sẽ có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế, người dân và hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, hạ...
"Đòn thuế" của Tổng thống Mỹ: Thế giới rúng động, người tiêu dùng lo chi tiêu tăng
Những dòng thuế mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố lập tức làm rung chuyển các nền kinh tế lớn và thổi bùng căng thẳng thương mại toàn cầu...
7 giải pháp hỗ trợ xuất khẩu, ứng phó với chính sách thuế quan của các nước
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3 diễn ra chiều 6/4, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành liên quan đã làm rõ nhiều nội dung về phản ứng của Việt Nam...
Trung Quốc áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ
Trung Quốc hôm thứ Sáu (4/4) cho biết sẽ áp thuế đáp trả 34% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ kể từ ngày 10/4/2025.
Chính phủ đề nghị Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế để đàm phán
Chính phủ Việt Nam đề nghị phía Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế đối ứng đối với hàng hóa Việt Nam từ 1-3 tháng để đàm phán, với tinh thần đảm bảo công bằng...
Quý I/2025: Doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 9,4% so với cùng kỳ
Thông tin này được Bộ Công Thương chia sẻ tại họp báo thường kỳ quý I/2025, diễn ra chiều 4/4 ở Hà Nội.
Thuế quan mới của ông Trump phủ bóng lên các nền kinh tế châu Á
Cuộc chiến thương mại leo thang dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thách thức các nền kinh tế châu Á, dù lớn hay nhỏ, giữa kỳ vọng khu vực này tiếp tục dẫn...
Bộ Tài chính: Phần lớn hàng hóa Mỹ xuất sang Việt Nam chịu thuế 15% hoặc thấp hơn
Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, phần lớn mặt hàng Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam chỉ chịu mức thuế suất dưới 15%, thấp hơn nhiều mức 90% mà Chính phủ Mỹ đưa ra.
Xem nhiều




