Từ chuỗi cung ứng của Nike: Thiếu sót chưa dễ sửa...
Doanh nghiệp Việt không tham gia được vào chuỗi cung ứng, lương lao động còn thấp... là những vấn đề chưa thể sớm thay đổi.
Là một trong những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề của làn sóng đại dịch Covid-19 lần thứ tư, hồi tháng 7/2021, Nike - doanh nghiệp thời trang, giày dép của Mỹ đã thông báo tạm dừng sản xuất tại Việt Nam.
Công ty nghiên cứu BTIG của Phố Wall ước tính, Nike mất 40 triệu đôi giày mỗi tháng do ngừng sản xuất, tương đương tổng cộng 80 triệu đôi. Có tới 43% sản phẩm của Nike xuất xứ từ Việt Nam.
Trong báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh mới đây, Nike cho biết, việc tạm dừng các nhà máy ở Việt Nam và vấn đề chuỗi cung ứng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của doanh nghiệp, tuy nhiên đây là các yếu tố mang tính nhất thời và các nhà máy tại Việt Nam đang dần mở cửa trở lại.
Dữ liệu sản xuất của Nike cho thấy, tính đến hết tháng 8/2021, có 138 nhà sản xuất, cung ứng của công ty này đặt nhà máy tại Việt Nam. Đáng lưu ý, thống kê cho thấy, các nhà cung ứng chủ lực cho Nike đều là những doanh nghiệp FDI tên tuổi trong ngành may mặc, da giày tại Việt Nam, như Tae Kwang Vina Industrial, Chang Shin, Việt Nam Mộc Bài (Hàn Quốc); Gain Lucky (Trung Quốc), Woldon (Hong Kong, Trung Quốc); Pou Sung, Pou Chen, Dora Orient (Đài Loan, Trung Quốc)... Các nhà máy này có tổng cộng gần 484.000 lao động.
Theo PGS.TS Phạm Tất Thắng, nghiên cứu viên cao cấp Bộ Công thương, Việt Nam xuất khẩu giày dép hàng đầu thế giới nhưng doanh nghiệp Việt cho tới nay vẫn đứng ngoài chuỗi sản xuất của các doanh nghiệp hàng đầu như Nike. Đây là một trong những nhược điểm của nền kinh tế Việt Nam, xảy ra không chỉ trong chuỗi sản xuất của Nike mà với cả các doanh nghiệp FDI khác, trong các lĩnh vực, ngành nghề khác.
Chẳng hạn như Samsung, tập đoàn này nhiều lần mời chào, đánh tiếng tìm nhà cung ứng nhưng doanh nghiệp Việt không tham gia được, ngoại trừ phần bao bì. Mà phần bao bì không phải doanh nghiệp Việt làm được toàn bộ, chỉ là phần đơn giản mà thôi.
"Khi thu hút FDI đầu tư vào Việt Nam, chúng ta chưa kết nối được doanh nghiệp Việt Nam với phần đầu nguồn, dịch vụ trong quá trình sản xuất và hạ nguồn của các cơ sở sản xuất của FDI
Đây là khiếm khuyết của nền kinh tế, làm giảm đáng kể hiệu quả của việc tiếp nhận vốn FDI. Việt Nam đã ký kết các FTA, các hiệp định bảo hộ đầu tư. Nếu các doanh nghiệp của Việt Nam nhập khẩu được công nghệ tiên tiến, phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp FDI, tương thích với sản phẩm của họ thì lúc đó doanh nghiệp Việt mới kết nối được với đầu vào cũng như đầu ra của quá trình sản xuất của FDI", ông Thắng nói.
Vị chuyên gia khẳng định, Việt Nam đã nhìn ra vấn đề này và đang khuyến khích các doanh nghiệp trong nước thay đổi.
Trong lĩnh vực sản xuất lắp ráp ô tô, Thaco là một ví dụ. Với thị trường trong nước, Thaco cung cấp các sản phẩm như kính, nhíp, ghế, dây điện, máy lạnh, Audio, AVN, ống xả, moving parts, la phông trần, tappi sàn, tấm lót khoang hành lý, pallet nhựa xe đẩy hàng, sơn linh kiện nhựa, cản xe, khuôn, linh kiện cơ khí ô tô, cơ khí xây dựng, cơ khí nông nghiệp, thiết bị công nghiệp… cho các nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô của Thaco tại Khu công nghiệp Thaco Chu Lai và các công ty bên ngoài Thaco.
Thaco cũng trở thành nhà cung cấp linh kiện, thiết bị gốc (OEM) cấp 1 và cấp 2, xuất khẩu các sản phẩm như linh kiện composite, nhíp, cản xe, áo ghế, bọc cần số, khung ghế bằng vật liệu composite, thùng xe, bồn nhiên liệu, khuôn công nghiệp, xe đẩy hành lý sân bay, linh kiện cơ khí nông nghiệp… cho các đối tác Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản...
Tuy nhiên, PGS.TS Phạm Tất Thắng lưu ý, vẫn còn nhiều lĩnh vực khác như điện thoại thông minh, máy tính, dệt may, giày dép... đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư khác. Trong dệt may, ít ra Việt Nam cũng đã giải quyết được vấn đề về sợi, một phần về vải, thậm chí có thể xuất khẩu. Tuy nhiên, đòi hỏi trong quá trình sản xuất của lĩnh vực dệt may hết sức phức tạp, cần thay đổi theo thị trường, mà sự thay đổi, thích ứng này của doanh nghiệp Việt chưa làm được.
Một vấn đề khác được PGS.TS Phạm Tất Thắng chỉ ra khi nhìn vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI, đó là thu nhập của người lao động. FDI đầu tư vào Việt Nam góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nhưng mức lương họ được hưởng còn thấp.
"Một trong những yếu tố quan trọng để doanh nghiệp FDI chọn Việt Nam đầu tư, đó là giá nhân công rẻ.
Nếu lương người lao động không thấp liệu các doanh nghiệp FDI có chọn Việt Nam? Lương người lao động ở Việt Nam đang nhích lên, sức hấp dẫn của Việt Nam đối với doanh nghiệp FDI sẽ giảm đi.
Chúng ta luôn mong muốn lương của người lao động tăng lên, nhưng cao lên thì FDI đi tìm nơi khác, họ có thể sang Bangladesh, Campuchia, Indonesia... Do đó, bài toán lợi ích quốc gia, lợi ích người lao động và lợi ích nhà đầu tư phải hài hòa", PGS.TS Phạm Tất Thắng nêu rõ.
Liên quan đến khả năng để doanh nghiệp Việt Nam gia nhập vào chuỗi sản xuất toàn cầu, trong nhiều lần trao đổi với báo chí, lãnh đạo Hiệp hội Da giày Túi xách Việt Nam (Lefaso) thừa nhận đây là chuyện khó, nhưng không phải là quá khó. Vấn đề là khi vào chuỗi cung ứng toàn cầu đòi hỏi phải có sự kiên trì, chấp nhận rủi ro và cả vốn liếng đầu tư, nhất là có đội ngũ về quản lý, công nghệ, nhà máy sản xuất đủ lớn. Đã có nhiều công ty trong nước làm được, bằng cách đầu tư vốn và thuê quản lý nước ngoài.
Bên cạnh đó, để nâng cao phần giá trị gia tăng, các doanh nghiệp Việt cần cố gắng nhận đơn hàng trực tiếp, thay vì nhận qua trung gian từ Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kong như hiện nay. Doanh nghiệp Việt cần làm chủ chuỗi cung ứng và thoát dần ra khỏi gia công; phát triển sản phẩm, tham gia vào các khâu làm mẫu, thiết kế…
Cổ phiếu vừa lên sàn, Asia Group (AIG) muốn đổi ngành nghề kinh doanh
Vừa lên sàn, giá cổ phiếu AIG của Công ty CP Nguyên liệu Á Châu (Asia Group, mã: AIG) liên tục giảm, khiến vốn hóa giảm hàng nghìn tỷ đồng chỉ sau hơn...
Khải Hoàn Land dự kiến mua lại 60.000 trái phiếu giá trị 60 tỷ đồng
HĐQT Khải Hoàn Land phê duyệt phương án mua lại trước hạn 20% số lượng trái phiếu KHGH2123001, tương đương khối lượng 60.000 trái phiếu. KHG dự kiến mua lại...
Lãi ròng tăng mạnh, chủ chuỗi nhà hàng Lucky tại sân bay Taseco Airs tạm ứng cổ tức tỷ lệ 15%
Lợi nhuận ròng của Taseco đạt gần 39 tỷ đồng, mức cao nhất trong vòng 5 năm qua, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2023. Taseco Airs (AST) tạm ứng cổ tức 15% năm 2024.
Đô thị Kinh Bắc chào bán 250 triệu cổ phiếu giá rẻ
HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (HoSE: mã chứng khoán KBC) vừa thông qua quyết định chào bán 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương đương 32,57% số cổ phiếu đang lưu hành, thời gian phát hành từ quý I – quý III/2025.
Chứng khoán DNSE (DSE) dự chi 165 tỷ đồng trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông
Công ty cổ phần Chứng khoán DNSE (mã chứng khoán DSE) vừa thông qua quyết nghị tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt.
Chủ tịch DIC Corp Nguyễn Hùng Cường chưa thể nhận hết gần 21 triệu cổ phiếu thừa kế
Ông Nguyễn Hùng Cường, Chủ tịch HĐQT DIG đã nhận thừa kế 11.003.317 cổ phiếu DIG trong tổng đăng ký 20.753.317 cổ phiếu, tương ứng đạt 53% tổng đăng ký để nâng sở hữu từ 10,16%, lên 11,96% vốn điều lệ.
Loạt doanh nghiệp bất động sản ôm lượng hàng tồn kho “cao như núi”
Kết thúc 9 tháng năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản như Nam Long, Khang Điền... ghi nhận lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng...
Cần coi công nghiệp hỗ trợ là "linh hồn" của quá trình công nghiệp hóa
Mặc dù đóng vai trò then chốt trong công nghiệp chế tạo, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là trong bối cảnh...
Dược Lâm Đồng (Ladophar) bị xử phạt do không công bố thông tin theo quy định pháp luật
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định số 460/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán...
Ông Đậu Minh Thanh được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty HUD
Ngày 15/11, tại Hà Nội, Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị (HUD) tổ chức Hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty....
Meta lại đối diện với án phạt nghiêm trọng, con số khiến nhiều người giật mình
Thời gian qua, Meta liên tục đối mặt với những vụ kiện tụng tại châu Âu.
Thu nhập của lãnh đạo các doanh nghiệp bất động sản nghìn tỷ
Vào dịp công bố báo cáo tài chính, bên cạnh kết quả kinh doanh thì mức thu nhập của các lãnh đạo doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản nhận được không ít sự...
Bảo Việt (BVH) chốt trả cổ tức tỷ lệ hơn 10% bằng tiền mặt
Tập đoàn Bảo Việt (mã chứng khoán: BVH) sẽ chốt danh sách trả cổ tức năm 2023 cho cổ đông với tỷ lệ hơn 10% bằng tiền mặt.
Đèo Cả báo lãi 367 tỷ đồng, tiếp tục huy động vốn qua chào bán cổ phiếu
Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (Công ty Đèo Cả - Mã: HHV) công bố lợi nhuận sau thuế 367 tỷ đồng, đạt 91% chỉ tiêu cả năm...
Bức tranh tài chính 9 tháng đầu năm của Tập đoàn PC1
CTCP Tập đoàn PC1 (HoSE: PC1) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III và 9 tháng đầu năm 2024.
T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng và phát triển công nghiệp phụ trợ năng lượng
Với việc hợp tác cùng các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng của Trung Quốc để nghiên cứu đầu tư nhà máy sản xuất pin lưu trữ và phát triển...
Tích cực mở rộng quỹ đất, Taseco Land đang kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm?
Taseco Land ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan trong quý III/2024 với lợi nhuận tăng trưởng ấn tượng. Đồng thời, bức tranh tài chính cho thấy những chuyển biến đáng chú ý,...
Hơn 400 gian hàng tham gia Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền toàn quốc năm 2024
Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu toàn quốc năm 2024 quy tụ 425 gian hàng của hơn 300 tổ chức, doanh nghiệp về dược liệu…
Xây dựng Hòa Bình thoát lỗ ngoạn mục, khoản phải thu vượt 10.800 tỷ đồng
Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình lãi sau thuế hơn 12 tỷ đồng trong quý III/2024, trong khi cùng kỳ năm 2023 lỗ hơn 170 tỷ đồng. Khoản phải thu và trích lập dự phòng...