Vì sao bộ 3 cổ phiếu thép HPG, HSG và NKG bất ngờ hút tiền mạnh?
Một phiên bất ngờ hút tiền mạnh chưa thể khẳng định bất kỳ xu hướng nào đối với cổ phiếu thép. Tuy nhiên, không thể phủ nhận các tín hiệu lạc quan đã bắt đầu xuất hiện nhiều hơn.

Thị trường chứng khoán đang trải qua một trong những giai đoạn giao dịch ảm đạm nhất trong khoảng hơn 2 năm trở lại đây. Giá trị khớp lệnh bình quân mỗi phiến thường xuyên dao động quanh mức 6-7.000 tỷ đồng, thấp nhất kể từ tháng 11/2020. Trong bối cảnh đó, nhóm cổ phiếu thép lại bất ngờ nổi lên hút tiền khá mạnh.
Phiên 7/3 vừa qua, bộ 3 HPG, HSG và NKG chễm chệ trên top các cổ phiếu có khối lượng khớp lệnh cũng như giá trị giao dịch lớn nhất sàn HoSE. Riêng về khối lượng giao dịch, cả 3 cổ phiếu thép đều khớp lệnh trên 24 triệu đơn vị, lớn hơn nhiều so với những cái tên xếp sau như SSI, NVL, HQC, VND, VPB, DXG...
>>> Loạt doanh nghiệp thép báo lỗ, giá cổ phiếu không mua nổi cốc trà đá

Không chỉ bỏ xa phần còn lại, tiền vào HPG, HSG, NKG còn vượt xa so với mức bình quân 20 phiên (1 tháng) của chính các cổ phiếu này. Tiền vào khỏe đẩy HPG (+3,4%), HSG (+4,9%), NKG (+6,5%) đều tăng mạnh trong phiên 7/3 sau một khoảng thời gian chững lại. So với đáy, HPG đã tăng hơn 70% trong khi HSG và NKG đều tăng bằng lần. Riêng NKG còn leo lên mức cao nhất trong vòng hơn 4 tháng kể từ cuối tháng 10 năm ngoái.

Trên thực tế, một phiên bất ngờ hút tiền mạnh chưa thể khẳng định bất kỳ xu hướng nào đối với ngành thép. Tuy nhiên, không thể phủ nhận các tín hiệu lạc quan đã bắt đầu xuất hiện nhiều hơn. Giá thép thanh tại thị trường Trung Quốc đã tăng 21% trong 4 tháng lên trên 4.200 CNY/tấn, cao nhất trong vòng hơn 8 tháng. Giá HRC thậm chí còn nóng hơn khi tăng gần gấp đôi lên 1.270 USD/tấn chỉ sau chưa đầy 3 tháng.
Cùng xu hướng, giá thép xây dựng tại thị trường trong nước cũng đã liên tục tăng từ đầu năm đến nay, với tổng mức tăng hơn 1 triệu đồng/tấn. Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho hay, giá thép liên tục tăng thời gian qua chủ yếu do giá nhập các loại nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thép như than, quặng sắt, thép phế, cuộn cán nóng... chưa có dấu hiệu dừng đà tăng.

Sau thời kỳ thê thảm, nhiều lãnh đạo của các doanh nghiệp thép đã có cái nhìn lạc quan hơn về triển vọng ngành và nhận định khó khăn nhất của ngành đã đi qua. Hòa Phát đánh giá “Ngành thép đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất và đang trên đà hồi phục. Công ty đã và đang theo dõi sát diễn biến thị trường để điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh một cách linh hoạt”.
Trong khi đó, lãnh đạo Thép Nam Kim (NKG) dù từ chối đưa nhận định cụ thể về ngành thép tuy nhiên vẫn nhấn mạnh “Chỉ biết giai đoạn khó khăn nhất 2 quý vừa rồi đã qua, khởi đầu năm 2023 dự ổn hơn”.
Thận trọng hơn, Hoa Sen đánh giá xuất khẩu thép 2023 vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn, khó lường trong bối cảnh ngày càng nhiều thách thức về cạnh tranh và rào cản thương mại. Bên cạnh đó, cạnh tranh gay gắt tại thị trường nội địa, các chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất, tỷ giá leo thang có thể ảnh hưởng tiêu cực tới nhu cầu và hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp trong ngành.
Thận trọng không thừa
Báo cáo mới nhất của VNDirect cho thấy, dù đã vận hành trở lại một/bốn lò cao tại Hải Dương từ 27/12/2022 nhưng sản lượng sản xuất của Hòa Phát vẫn ghi nhận mức thấp trong 2 tháng đầu năm 2023 với tổng sản lượng chỉ đạt 809.000 tấn, giảm 42% so với cùng kỳ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhu cầu kỳ vọng trong ngắn hạn đối với các sản phẩm thép vẫn thấp.
VNDirect kỳ vọng 3 lò cao còn lại sẽ bắt đầu hoạt động trở lại từ tháng 5/2023 và tăng dần hiệu suất hoạt động lên 90% kể từ tháng 9/2023. Do đó, sản lượng sản xuất thép thô của Hòa Phát năm 2023 sẽ đạt 7,16 triệu tấn, giảm 5% so với cùng kỳ. CTCK này cho rằng lợi nhuận ròng của Hòa Phát vẫn sẽ âm trong quý 1/2023 và cải thiện trong quý 3/2023.
Nhu cầu ảm đạm kéo dài của lĩnh vực xây dựng dân dụng nội địa sẽ tác động đáng kể đối với nhu cầu vật liệu xây dựng trong năm 2023. Do đó, mặc dù giải ngân đầu tư công được kỳ vọng sẽ tăng tốc trong những quý tới, dự báo tổng sản lượng tiêu thụ thép xây dựng của Việt Nam trong năm 2023 sẽ giảm 9,2% so với cùng kỳ xuống mức 9,5 triệu tấn.

Theo kế hoạch của ban lãnh đạo, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Hòa Phát năm 2023 sẽ lần lượt là 150.000 tỷ đồng và 8.000 tỷ đồng, tương ứng tăng 6,1% và giảm 5,7% so với cùng kỳ. VNDirect cho rằng kế hoạch kinh doanh năm 2023 đã được lập trên cơ sở thận trong của ban lãnh đạo công ty, đặc biệt trong bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào biến động và nhu cầu thép yếu như hiện nay.
Hoa Sen thậm chí còn lên 2 kịch bản kế hoạch kinh doanh cho niên độ 2022/23. Trong kịch bản thận trọng, doanh nghiệp ước tính đạt sản lượng thành phẩm đạt 1,4 triệu tấn, theo đó chỉ tiêu sản lượng tiêu thụ sẽ là 1,52 triệu tấn, giảm 16% so với thực hiện năm ngoái. Doanh thu kế hoạch là 34.000 tỷ đồng, giảm 32%. LNST chỉ đạt 100 tỷ đồng, “đi lùi” 60% so với niên độ trước.
Trong kịch bản tích cực, Hoa Sen đặt mục tiêu sản lượng 1,63 triệu tấn trong đó thành phẩm đạt 1,5 triệu tấn, doanh thu có thể lên mức 36.000 tỷ đồng, giảm 18% so với năm trước. LNST có thể đạt mức 300 tỷ đồng, tăng 20% so với niên độ trước.
Lạc quan hơn, VCBS dự phóng doanh thu thuần và LNST năm 2023 của Hòa Phát có thể đạt 112.800 tỷ và 9.271 tỷ đồng, tương ứng giảm 19% và tăng 9% so với năm 2022. Thép Nam Kim được kỳ vọng sẽ chuyển lỗ thành lãi 413 tỷ đồng dù doanh thu dự phóng giảm 15% xuống 19.577 tỷ đồng. Tương tự, VCBS ước tính Hoa Sen có thể lãi 494 tỷ đồng niên độ 2022/23, tăng đáng kể so với niên độ trước bất chấp doanh thu được dự báo giảm gần 29% xuống còn 29.339 tỷ đồng.
TIN LIÊN QUAN
-
"Vua thép" Trần Đình Long: Cà phê "bốc phét" mỗi trưa, không đi tiếp khách, chỉ ưa cơm nhà
-
Trái chiều mục tiêu kinh doanh năm 2023: Nhóm ngành bán lẻ và xây dựng tự tin, nhóm ngành thép và địa ốc dè dặt
-
Ngành thép còn khó khăn hết quý 1/2023, đầu tư công không hẳn là động lực lớn
-
Lợi nhuận âm, cổ phiếu thép Vicasa không được giao dịch ký quỹ
-
Lợi nhuận 2023 của Hoà Phát, Hoa Sen và Nam Kim được dự báo ra sao sau cơn "bĩ cực"?
-
Giá heo hơi liên tục giảm trong khi giá thức ăn chăn nuôi vẫn duy trì mức cao
-
Các ngân hàng đã "bơm" bao nhiêu tiền ra nền kinh tế từ đầu năm đến nay?
Cổ phiếu Nike, Adidas và Puma giảm mạnh sau khi Mỹ áp mức thuế quan mới
Cổ phiếu của Nike, Adidas và Puma giảm mạnh vào thứ Năm (3/4) sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump áp đặt một loạt mức thuế quan mới, bao gồm đối với Việt Nam,...
Nhận định phiên giao dịch ngày 04/4: Đà giảm vẫn chưa dừng lại
Dự báo trong phiên giao dịch ngày 4/4, VN Index có thể tiếp tục chịu áp lực bán mạnh, đặc biệt từ các lệnh margin call và hoạt động thanh lý tài khoản....
Tin nhanh chứng khoán ngày 3/4: Hoảng loạn cực độ sau tin áp thuế
Ngày 3/4 sẽ đi vào lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam như một trong những phiên giao dịch đen tối nhất khi VN Index lao dốc không phanh, giảm tới 87,99 điểm (-6,68%)...
Cổ phiếu ngành gỗ chao đảo sau đòn thuế 46% từ Mỹ: “Ông lớn” Phú Tài (PTB) công bố kết quả kinh doanh khả quan!
Ngay sau khi ông Donald Trump tuyên bố áp thuế đối ứng 46% với hàng hóa Việt Nam, nhóm doanh nghiệp xuất khẩu gỗ lao dốc mạnh trên sàn chứng khoán.
Nhận định phiên giao dịch ngày 03/4: Thị trường cần thêm thời gian tích lũy trước khi có đột phá
Thị trường hiện vẫn cần thêm thời gian để tích lũy trước khi có thể tạo ra đột phá mới. Các nhà đầu tư nên duy trì sự kiên nhẫn và linh hoạt....
VN-Index tăng trở lại, chuyên gia nhận định ra sao?
Theo đó, đợt tăng mạnh vừa qua “chưa được xác nhận” khiến VN-Index liên tục tăng giảm thất thường.
Nhận định phiên giao dịch ngày 02/4: VN Index đứng trước thử thách vượt kháng cự 1.324 điểm
Phiên giao dịch ngày 2/4 được dự báo sẽ là thử thách quan trọng đối với VN Index. Mặc dù có dấu hiệu phục hồi, nhưng thị trường vẫn cần thêm thời gian...
Nhận định phiên giao dịch ngày 01/4: VN Index kiểm định mốc 1.300 điểm, chờ phiên hồi kỹ thuật
Thị trường tiếp tục đối mặt với áp lực điều chỉnh, nhưng lực cầu ở vùng giá thấp đang giúp nhiều mã thu hẹp đà giảm trong phiên ATC. Dù VN Index mất điểm...
Chứng khoán tuần mới (từ 31/3 đến 4/4): Điều chỉnh là cơ hội?
Trong tuần giao dịch từ ngày 24 đến 28 tháng 3 năm 2025, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một nhịp điều chỉnh tương đối nhẹ sau chuỗi tăng điểm kéo dài suốt...
Nhận định phiên giao dịch ngày 31/3: VN Index có thể tiếp tục dao động trong biên độ 1.280-1.350 điểm
Sau chuỗi ngày giảm điểm liên tiếp, VN Index hiện đang tiến sát vùng hỗ trợ quan trọng 1.295-1.300 điểm trong bối cảnh áp lực bán từ khối ngoại vẫn chưa giảm nhiệt.
Bất động sản "ấm" lên, chuyên gia điểm danh cổ phiếu tiềm năng
Trước nhiều kỳ vọng tăng trưởng của thị trường chứng khoán 2025, bất động sản được cho là một trong những nhóm ngành có mức tăng trưởng cao so với mặt bằng chung.
Hàng loạt cổ phiếu giao dịch trên HNX không được phép ký quỹ
Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội (HNX) đã đưa ra thông báo bổ sung thêm một số mã cổ phiếu vào danh sách không đủ điều kiện để giao dịch ký quỹ (margin) từ ngày 27/3/2025.
Nhận định phiên giao dịch ngày 28/3: Chờ tín hiệu rõ ràng hơn
Sau phiên điều chỉnh nhẹ với thanh khoản thấp, thị trường chứng khoán đang đứng trước ngưỡng quyết định quan trọng. VN Index cần kiểm chứng lại vùng hỗ trợ 1.320-1.325 điểm...
Thương hiệu ống nhựa DEKKO bị xử phạt trong lĩnh vực chứng khoán
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty Cổ phần Tập đoàn DEKKO bị Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt 92,5 triệu đồng.
Nhận định phiên giao dịch ngày 27/3: Tích lũy trong vùng hỗ trợ tại MA20
Thị trường đối mặt với áp lực điều chỉnh khi VN Index mất đi thành quả phục hồi trước đó, có thể kiểm định lại ngưỡng hỗ trợ quan trọng tại MA20 (1.322 điểm)....
Nhận định phiên giao dịch ngày 26/3: VN Index có thể tiếp tục tích lũy quanh vùng 1.330 điểm
Chỉ số RSI giảm nhẹ về 63,84, duy trì vùng trung tính, trong khi Hot Money Index tăng lên 15,71 cho thấy dòng tiền đầu cơ vẫn mạnh. Dự báo phiên 26/3, VN Index...
Nhận định phiên giao dịch ngày 25/3: Kỳ vọng sự lan tỏa của dòng tiền
Thị trường đang trong giai đoạn tích lũy với áp lực bán vẫn hiện hữu, đặc biệt từ khối ngoại. Tuy nhiên, dòng tiền ngắn hạn vẫn xoay vòng tìm kiếm cơ hội...
Chứng khoán tuần mới (từ 24 đến 28/3): Nhịp điều chỉnh lành mạnh?
Tuần giao dịch từ 17/3 đến 21/3/2025 chứng kiến thị trường có sự chững lại sau chuỗi tăng kéo dài trước đó. Mặc dù có những phiên phục hồi và dòng tiền tìm đến một...
Nhận định phiên giao dịch ngày 24/3: Tiếp tục rung lắc, chờ tín hiệu cân bằng
Thị trường đã trải qua một tuần tích lũy sau nhịp tăng mạnh kể từ Tết Nguyên Đán, với 4 phiên giảm liên tiếp. Dù vậy, lực cầu ở vùng hỗ trợ MA20 (1.317 điểm)...
Xem nhiều




