Vì sao Thế Giới Di Động (MWG) "khai tử" 200 nhà thuốc An Khang?
MWG đã cơ bản hoàn tất việc đóng các cửa hàng của chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh. Bên cạnh đó, sẽ đóng cửa thêm khoảng 200 nhà thuốc An Khang trong năm.
Sẽ đóng cửa thêm khoảng 200 nhà thuốc An Khang
Trong cuộc họp với nhà đầu tư mới đây của CTCP Đầu tư Thế giới Di Động (mã chứng khoán: MWG), ông Đoàn Văn Hiểu Em - CEO chuỗi Thegioididong.com đã chia sẻ về quá trình tái cấu trúc hệ thống nhà thuốc An Khang, tương tự như các chuỗi Bách Hóa Xanh và Điện Máy Xanh.
CEO Đoàn Văn Hiểu Em cho biết: "Chúng tôi đang tiến hành đánh giá từng nhà thuốc và sẽ đóng cửa những cơ sở không đạt hiệu quả về doanh thu và lợi nhuận". Vào cuối năm ngoái, chuỗi nhà thuốc An Khang có 527 điểm bán. Tuy nhiên, đến cuối quý II/2024, con số này đã giảm xuống còn 481, đồng nghĩa với việc đã có 46 nhà thuốc bị đóng cửa. Hiện tại, doanh thu trung bình của mỗi nhà thuốc là 500 triệu đồng/tháng.
Vị CEO cũng cho biết, số lượng nhà thuốc An Khang sẽ giảm xuống còn 300 vào cuối năm nay. Như vậy, gần 200 nhà thuốc nữa sẽ phải đóng cửa trong thời gian tới, nâng tổng số nhà thuốc bị "khai tử" trong năm lên hơn 200.
"Chúng tôi sẽ tập trung hoàn thiện mô hình kinh doanh với số lượng nhà thuốc còn lại và chỉ xem xét việc mở rộng khi các cửa hàng đã đạt điểm hòa vốn. Mỗi nhà thuốc cần đạt doanh thu 550 triệu đồng/tháng để hòa vốn" - CEO Đoàn Văn Hiểu Em nhấn mạnh.
Chuỗi nhà thuốc An Khang, tiền thân là nhà thuốc Phúc An Khang, được Thế Giới Di Động mua lại từ năm 2017. Tuy nhiên, phải đến năm 2021, công ty mới bắt đầu đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực dược phẩm và mở rộng nhanh chóng từ đầu năm 2022, khi mở đến 340 điểm bán mới chỉ trong nửa năm.
Lãnh đạo Thế Giới Di Động khi đó đã đặt mục tiêu mở 800 cửa hàng vào cuối năm 2022 và 2.000 cửa hàng vào cuối năm 2023.
Tuy nhiên, kế hoạch không đạt. Đến cuối năm 2023, chuỗi nhà thuốc An Khang chỉ tăng thêm 27 cửa hàng so với đầu năm, đạt tổng cộng 527 điểm bán. Doanh thu bình quân hàng tháng của mỗi cửa hàng đã cải thiện từ 280 triệu đồng hồi đầu năm 2023 lên 450 triệu đồng vào cuối năm.
Năm 2024, ban lãnh đạo công ty kỳ vọng chuỗi nhà thuốc sẽ đạt tăng trưởng doanh thu hai con số, gia tăng thị phần và đạt điểm hòa vốn trước cuối năm. Tuy nhiên, báo cáo cập nhật mới đây từ SSI Research, chuỗi nhà thuốc An Khang có thể phải đối mặt với khoản lỗ 339 tỷ đồng và 243 tỷ đồng trong năm 2024 và 2025.
Trong quý II/2024, chuỗi nhà thuốc An Khang đã báo lỗ sau thuế hơn 102 tỷ đồng, khiến mức lỗ từ đầu năm 2024 tăng lên hơn 172 tỷ đồng. Lũy kế từ năm 2016 đến nay, chuỗi nhà thuốc này đã lỗ gần 834 tỷ đồng.
Ngừng đóng cửa chuỗi Thế giới di động và Điện máy xanh
Cũng trong cuộc họp Thành viên HĐQT Đào Thế Vinh cho biết, MWG đã cơ bản hoàn tất việc đóng các cửa hàng Thế giới di động và Điện máy xanh vào cuối tháng 6/2024.
Theo tổng hợp, chỉ trong quý II/2024, MWG đã đóng 25 cửa hàng Thế Giới Di Động và 91 cửa hàng Điện Máy Xanh, tổng cộng 116 cửa hàng. So với mức đỉnh vào quý I/2023, với 1.188 cửa hàng Thế Giới Di Động và 2.291 cửa hàng Điện Máy Xanh, công ty đã đóng lần lượt 142 và 198 cửa hàng.
Số lượng nhân viên cũng giảm mạnh, từ 74.008 nhân sự vào cuối năm 2022, đến ngày 30/6/2024 chỉ còn 59.478 nhân sự, giảm 14.530 người.
Việc quyết định đóng shop của mình nằm trong chiến lược "giảm lượng, tăng chất", tối ưu chi phí thông qua tái cấu trúc, bao gồm: Đóng cửa các cửa hàng hoạt động không hiệu quả từ quý IV/2022 đến nay; Tinh gọn đội ngũ; và thay đổi chính sách lương và khoán, giúp nhân viên chủ động và năng động hơn.
Kết quả kinh doanh đang được cải thiện khi dù số cửa hàng giảm nhưng doanh thu vẫn tăng 15% so với cùng kỳ, tổng chi phí bán hàng giảm 3% so với cùng kỳ. Số lượng nhân viên giảm nhưng thu nhập bình quân lại tăng khi chất lượng được cải thiện.
Về việc sắp xếp nhân sự khi các cửa hàng bị đóng, lãnh đạo MWG cho biết không có kế hoạch tuyển mới nhân sự trước đó và ưu tiên tái sử dụng lại nhân sự của các shop đã đóng cửa.Nhìn lại nửa đầu năm, MWG ghi nhận doanh thu kế đạt 65.621 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.075 tỷ đồng, lần lượt tăng 16% và 5.200% so với nửa đầu năm 2023.
Đáng chú ý, dù số lượng nhân viên giảm, nhưng trong 6 tháng đầu năm 2024, MWG đã chi ra 4.760 tỷ đồng để trả lương người lao động, tăng gần 1.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Tính trung bình, mỗi nhân viên nhận mức lương khoảng 13,4 triệu đồng mỗi tháng.
Ngoài ra, tại mục chi phí phải trả ngắn hạn, MWG thuyết minh rằng gần 1.204 tỷ đồng là tiền thưởng cho nhân viên. Con số này tăng gần 80% so với cuối năm ngoái.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/8, cổ phiếu MWG tiếp đà hưng phần từ đầu năm, đạt mức 69.000 đồng/cp, cao nhất trong vòng gần 2 năm kể từ tháng 9/2022. Giá trị vốn hóa thị trường cũng theo đó vượt 100.000 tỷ đồng, tăng hơn 60% từ đầu năm và chỉ còn kém khoảng 12% so với mức đỉnh cao từng đạt được hồi giữa tháng 4/2022.
TIN LIÊN QUAN
-
Nhìn lại 6 năm của chuỗi nhà thuốc An Khang: Thay đổi kế hoạch liên tục, vẫn chưa thể thoát lỗ
-
'Lái' cổ phiếu GKM một nhà đầu tư bị phạt 1,5 tỷ đồng, cấm giao dịch 2 năm
-
Đề xuất thống nhất chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp
-
Điểm tin Xây dựng - bất động sản tuần qua: Sắp có hơn 200.000 căn nhà ở xã hội mới?
-
Chính sách mới tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nhà ở xã hội
-
Bất động sản nghỉ dưỡng chưa có dấu hiệu phục hồi
-
Nợ vay "phình to", các doanh nghiệp bất động sản đang trả lãi ra sao?
-
Lợi nhuận giảm 43% cùng kỳ, nợ vay tại REE lên đến gần chục nghìn tỷ
PVTrans lên kế hoạch lãi 1.200 tỷ đồng trong năm 2025
Theo kế hoạch, năm 2025 PVTrans đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 10.300 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.200 tỷ đồng, giảm lần lượt 14% và 33% so với ước tính năm 2024.
Vì sao Công ty Phát Linh bị phạt và truy thu thuế hơn 2,2 tỷ đồng?
Sau kết luận thanh tra, Cục Thuế thành phố Hà Nội yêu cầu Công ty Cổ phần Sản xuất Dịch vụ và Thương mại Phát Linh nộp tổng cộng 2 tỷ 242 triệu đồng,...
Loạt doanh nghiệp địa ốc kín tiếng vừa hút về hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu
Loạt doanh nghiệp địa ốc như Công ty CP Tư vấn và Kinh doanh Bất động sản TCO (TCO), Công ty CP DK ENC Việt Nam, Công ty TNHH Allgreen - Vượng Thành...
Hơn 443.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong năm 2024
Năm 2024, doanh nghiệp sơ cấp Việt Nam ghi nhận tổng giá trị phát hành trái phiếu đạt tới 443.000 tỷ đồng. Giá trị phát hành mới trong năm 2024 bật tăng mạnh...
VNG thành lập công ty con trong lĩnh vực lập trình
Công ty CP VNG (UPCOM: VNZ) vừa có thông báo quyết định thành lập công ty con gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Lợi nhuận hợp nhất của BIC năm 2024 đạt hơn 650 tỷ đồng
Vừa qua, tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh năm 2025 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC)...
Tại sao loạt lãnh đạo Phát Đạt ký bán cổ phiếu ESOP số lượng lớn?
Đại diện CTCP Phát triển Bất Động sản Phát Đạt (HoSE: mã chứng khoán PDR) vừa lên tiếng về việc 3/6 thành viên Ban tổng giám đốc đăng ký bán lượng lớn cổ phiếu.
7 thách thức của ngành Công Thương trong năm 2025
Năm 2024 ngành Công Thương đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, hoàn thành vượt mức các nhiệm vụ được giao, tuy nhiên phía trước vẫn còn nhiều thách thức lớn cần phải vượt qua.
TTC AgriS chốt quyền trả cổ tức 10%, lên kế hoạch phát hành 12 triệu trái phiếu
CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa (TTC AgriS - Mã: SBT) vừa công bố việc chốt danh sách cổ đông để thực hiện quyền nhận cổ tức cho hai niên độ 2022-2023 và 2023-2024...
Những doanh nghiệp đầu tiên lên kế hoạch kinh doanh năm 2025
Năm 2025, nhiều doanh nghiệp lên kế hoạch kinh doanh khá thận trọng song vẫn có nhiều đơn vị kỳ vọng lãi tăng đột biến.
Vì sao Chương Dương Corp bị xử phạt hơn 300 triệu đồng?
Ngày 31/12/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành Quyết định số 1474/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán...
Một doanh nghiệp đã mang hơn 12.000 suất khám bệnh miễn phí cho người dân trong năm 2024
Kết thúc chuỗi ngày hội “Sống Khỏe Mỗi Ngày”, Manulife đã mang đến tổng cộng hơn 12.000 suất khám bệnh miễn phí cho người dân...
17% doanh nghiệp nhà nước được phê duyệt tái cơ cấu
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa chủ trì Hội nghị giao ban của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình sắp xếp...
Hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp trong lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 182 cho phép hỗ trợ tối đa 50% chi phí đầu tư ban đầu cho các doanh nghiệp có dự án nghiên cứu và phát triển (R&D)...
Phát hiện loạt sai phạm tại Công ty Thép Nam Phát
Thanh tra tỉnh Hưng Yên chỉ ra nhiều vi phạm tại Công ty Thép Nam Phát liên quan đến môi trường và thuế.
Gas Petrolimex duy trì mục tiêu lợi nhuận đi ngang 138 tỷ đồng trong 2025
2025 là năm 3 Gas Petrolimex xây dựng kế hoạch lợi nhuận đi ngang và doanh thu tiếp tục tăng, cổ tức tối thiểu 10%/vốn điều lệ.
Doanh nghiệp bất động sản huy động nghìn tỷ từ kênh trái phiếu dịp cuối năm
Loạt doanh nghiệp bất động sản như Phú Thọ Land, các doanh nghiệp trong nhóm Tập đoàn TTC,... vừa phát hành trái phiếu thu về hàng nghìn tỷ đồng với lãi suất cao nhất...
Nam Long mua lại 1.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn sau khi chào bán thành công lô trái phiếu nghìn tỷ
Ngày 25/12 vừa qua, CTCP Đầu tư Nam Long (Mã: NLG) đã mua lại trước hạn toàn bộ hai lô trái phiếu tổng giá trị 1.000 tỷ đồng.
Bước chuyển mình chiến lược của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn
Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) là đơn vị quản lý vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất - công trình có tổng vốn đầu tư trên 3 tỷ USD, giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.