Vietsovpetro - Biểu tượng của tình hữu nghị tin cậy, bền vững
Hơn bốn thập kỷ qua, Liên doanh Vietsovpetro đã trở thành biểu tượng của tình hữu nghị, hợp tác bền chặt giữa hai dân tộc Việt - Nga, là đơn vị tiên phong trong ngành Dầu khí Việt Nam, sở hữu tiềm lực lớn mạnh về cơ sở vật chất hạ tầng, tài chính và nhân lực.
Hợp tác kinh tế hiệu quả, bền vững
Liên doanh Vietsovpetro thành lập năm 1981, là minh chứng cho sự tiếp nối tình hữu nghị giữa Việt Nam và Liên Xô (trước đây) cũng như Liên bang Nga (ngày nay). Đây là một trong những liên doanh đầu tiên trên thế giới được xây dựng dựa trên mô hình hợp tác quốc tế về dầu khí, không chỉ đánh dấu một bước tiến lớn trong khai thác dầu khí mà còn phản ánh sự hỗ trợ sâu sắc và niềm tin lẫn nhau giữa hai quốc gia.
Năm 2024, sau 43 năm hoạt động, Vietsovpetro đã khai thác được trên 250 triệu tấn dầu thô, thu gom và vận chuyển về bờ trên 39 tỷ mét khối khí tự nhiên, doanh thu bán dầu đạt trên 89 tỷ USD, nộp Ngân sách Nhà nước và lợi nhuận phía Việt Nam trên 57,2 tỷ USD. Liên doanh đã phát hiện 9 mỏ dầu, khí có giá trị thương mại và nhiều cấu tạo chứa dầu, trong đó đặc biệt mỏ Bạch Hổ là mỏ lớn nhất Việt Nam. Đã khoan hơn 650 giếng bao gồm hơn 75 giếng khoan tìm kiếm, thăm dò và 327 giếng khoan khai thác; xây dựng trên 70 công trình biển gồm các giàn khoan cố định, giàn đầu giếng, cụm giàn công nghệ trung tâm, giàn nén khí...; lắp đặt trên 850km đường ống kết nối tất cả các công trình nội mỏ, liên mỏ thành một hệ thống liên hoàn.
|
Hiện nay, Liên doanh, một trong những công ty dầu khí hiệu quả nhất trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đang tiếp tục là đơn vị dẫn đầu về khối lượng dầu được khai thác trên lãnh thổ Việt Nam.
Thông qua liên doanh, cả hai quốc gia không chỉ khai thác nguồn tài nguyên một cách hiệu quả mà còn khẳng định năng lực kỹ thuật và công nghệ trong ngành dầu khí. Vietsovpetro đã giúp Việt Nam tiếp cận và làm chủ nhiều công nghệ tiên tiến trong khai thác dầu khí, đặc biệt ở môi trường biển sâu. Các chuyên gia Nga đã đào tạo nhiều thế hệ kỹ sư dầu khí Việt Nam, góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao. Vietsovpetro ngày nay không chỉ tập trung vào dầu khí mà còn mở rộng sang lĩnh vực năng lượng tái tạo như điện gió ngoài khơi, một lĩnh vực quan trọng trong chuyển dịch năng lượng toàn cầu. Điều này phản ánh sự linh hoạt và tầm nhìn dài hạn của cả hai bên trong hợp tác chiến lược.
Sự biến động kinh tế, chính trị toàn cầu và nhu cầu chuyển đổi năng lượng đã đặt ra áp lực lớn. Tuy nhiên, nhờ vào sự hỗ trợ lẫn nhau, Vietsovpetro vẫn duy trì được sự ổn định và phát triển, sự hợp tác này có thể tiếp tục mở rộng không chỉ trong khai thác dầu khí mà còn ở các lĩnh vực mới như năng lượng tái tạo, công nghệ xanh và chuyển đổi số.
Liên doanh Vietsovpetro không chỉ là một dự án kinh tế mà còn là biểu tượng nâng cao vị thế của cả hai quốc gia trong khu vực và trên thế giới, là hình mẫu cho sự thành công của một liên doanh quốc tế, với tiềm năng lớn để chinh phục những tầm cao mới trong thời kỳ chuyển đổi năng lượng toàn cầu.
Cùng với những đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, tác động tích cực đến sự phát triển ngành khai thác dầu, công nghiệp năng lượng của Việt Nam, Vietsovpetro còn là biểu tượng của tình hữu nghị, mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, đối tác toàn diện chiến lược của hai chính phủ Việt Nam - Liên bang Nga.
Cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai
Những thành tựu kinh tế kỹ thuật nổi bật của Vietsovpetro mới chỉ là một phần của bức tranh hợp tác Việt Nam – Liên bang Nga. Phần còn lại là sự kết nối kỳ diệu của hai nền văn hóa Á - Âu, sợi dây gắn bó chặt chẽ những thế hệ người lao động từ Việt Nam đến Nga, từ bờ biển tới những giàn khoan xa khơi.
Ở Vietsovpetro đã thành hình trọn vẹn những chuẩn mực văn hóa rất tự hào và riêng có: “Đoàn kết hữu nghị - khát vọng - tin cậy - bền vững”. Văn hóa liên doanh đã tạo nên một tập thể lao động quốc tế hòa hợp: “Sáng tạo đổi mới - thích ứng linh hoạt - trách nhiệm - sẻ chia”.
Văn hóa Vietsovpetro là trái tim, là ngọn lửa và là niềm tự hào của những con người đang ngày đêm cống hiến cho một di sản bền bỉ hơn 43 năm qua, trở thành kim chỉ nam dẫn lối cho mọi hành động, là ánh sáng soi đường cho mỗi người lao động sống và làm việc, để giữ gìn ngọn lửa cho tương lai. Từ những người thợ máy đến nhân viên văn phòng, từ công trình biển đến trụ sở trên bờ, mỗi cá nhân đều mang trong mình một phần di sản ấy, tiếp nối hành trình không ngừng nghỉ để xây dựng một Vietsovpetro mạnh mẽ, sáng tạo và trường tồn. Ngọn lửa của khát vọng và tinh thần đoàn kết được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, khẳng định vị thế Vietsovpetro không chỉ là một doanh nghiệp dầu khí hàng đầu mà còn là biểu tượng của sự gắn bó, sáng tạo và phát triển bền vững.
|
Hành trình xây dựng Văn hóa Vietsovpetro không chỉ đơn thuần là sự tổng hợp những giá trị lịch sử mà còn là sự gắn kết của những trái tim đồng điệu, chung một khát vọng hướng tới tương lai. Một Vietsovpetro kiên cường, sáng tạo, nơi mà sự đoàn kết hữu nghị giữa hai dân tộc Việt - Nga trở thành sức mạnh đưa doanh nghiệp vươn xa. Những giá trị như “Đoàn kết hữu nghị”, “Khát vọng”, hay “Tin cậy bền vững” không chỉ là những từ ngữ mà còn là nguồn cảm hứng bất tận cho hàng ngàn con người đã và đang nỗ lực không ngừng nghỉ.
Văn hóa Vietsovpetro cũng không chỉ là những câu chuyện đầy tự hào ghi dấu bàn tay và trái tim của các thế hệ cán bộ, công nhân viên làm nên những thành tựu kinh tế kỹ thuật, mà còn là sự kết tinh của lòng yêu nghề, sự hy sinh và tinh thần cống hiến, là những nghĩa cử tri ân gửi đến các thế hệ trước, những người đã gieo mầm cho một tương lai tươi sáng, đồng thời truyền lửa nhiệt huyết cho thế hệ hôm nay và mai sau, như một nhịp cầu nối liền tri thức và kinh nghiệm, giúp mỗi người lao động thêm yêu nơi mình làm việc, thêm tự hào về tổ chức mình đang gắn bó.
Văn hóa Vietsovpetro chính là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của sự đoàn kết không biên giới giữa hai dân tộc Việt - Nga, là nguồn sinh lực nuôi dưỡng, giữ gìn và lan tỏa ngọn lửa khát vọng trong từng cán bộ, công nhân viên, vượt qua mọi giới hạn không gian và thời gian, dẫn dắt Vietsovpetro vươn lên tầm cao mới - trở thành công ty dầu khí và năng lượng hàng đầu khu vực Đông Nam Á, góp phần vào sự phát triển bền vững của Việt Nam.
Hơn bốn thập kỷ qua, Vietsovpetro đã trải qua nhiều biến động lớn, nhưng liên tục đạt được những thành tựu nổi bật. Đặc biệt, sự kiện khai thác dòng dầu công nghiệp đầu tiên vào ngày 26/6/1986 là bước ngoặt lịch sử, không chỉ đối với ngành dầu khí Việt Nam mà còn được ghi nhận trong các tài liệu dầu khí quốc tế. Một trong những thành tựu mang tính cách mạng của Vietsovpetro là phát hiện và khai thác dầu từ đá móng granite nứt nẻ - một loại thân dầu phi truyền thống. Phát hiện này không chỉ thay đổi quan điểm về tìm kiếm dầu khí ở Việt Nam mà còn gây tiếng vang trong ngành dầu khí quốc tế, tạo nên những ứng dụng công nghệ tiên tiến.
Bên cạnh hoạt động sản xuất, Vietsovpetro đã đào tạo một đội ngũ chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý và công nhân lành nghề, góp phần nâng cao năng lực nội tại của ngành dầu khí Việt Nam. Ngoài ra, sự tham gia tích cực vào xây dựng và bảo vệ các công trình quốc phòng như nhà giàn DK đã khẳng định vai trò chiến lược của Vietsovpetro trong bảo vệ chủ quyền biển đảo. Không chỉ đóng góp kinh tế, Vietsovpetro còn tham gia mạnh mẽ vào các chương trình từ thiện và phát triển hạ tầng xã hội, với tổng kinh phí lên tới 75 triệu USD. Đây là minh chứng cho trách nhiệm xã hội và cam kết phát triển bền vững của liên doanh.
Vietsovpetro là hình mẫu điển hình cho sự hợp tác quốc tế hiệu quả, nơi lợi ích kinh tế song hành cùng các giá trị khoa học, xã hội và chính trị. Thành tựu của liên doanh không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế mà còn làm sâu sắc thêm mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Nga. Trong tương lai, Vietsovpetro hứa hẹn tiếp tục là một động lực chính trong sự phát triển ngành dầu khí Việt Nam và khu vực.
Hiện nay, Vietsovpetro có cơ cấu tổ chức gồm Bộ máy điều hành và 18 đơn vị trực thuộc. Đội ngũ lao động gần 7000 cán bộ khoa học, kỹ thuật, quản lý và công nhân có trình độ chuyên môn cao. Vietsovpetro có đủ năng lực tự thực hiện hầu hết các công việc của mình, đồng thời còn có thể cung cấp dịch vụ cho các đối tác hoạt động trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và năng lượng.
TIN LIÊN QUAN
-
Petrovietnam là doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam
-
Những dấu ấn hợp tác quốc tế nổi bật của Petrovietnam năm 2024
-
Kết luận số 76-KL/TW thổi luồng sinh khí mới vào PETROVIETNAM
-
Tổng Giám đốc Lê Ngọc Sơn: Thỏa thuận hợp tác giữa Petrovietnam và Aramco là bước đi chiến lược của Tập đoàn
-
Eximbank "Bắc tiến", đưa thương hiệu phủ sóng toàn quốc
-
Thành phố Hồ Chí Minh: Giảm lãi suất cho công chức, viên chức vay mua nhà còn 3,2%/năm
-
Cổ phiếu QCG bất ngờ tăng trần
-
Phạt tới 500 triệu đồng nếu can thiệp trái pháp luật vào hoạt động ngân hàng
FLC GAB thay Chủ tịch Hội đồng quản trị
HĐQT FLC Gab vừa ban hành hàng loạt Nghị quyết liên quan đến vấn đề nhân sự cấp cao của doanh nghiệp.
Vì sao Trung Nam Group lỗ gần 8 tỷ đồng mỗi ngày
Năm 2023, Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam (Trung Nam Group) ghi nhận lợi nhuận sau thuế âm hơn 2.878 tỷ đồng. Trung bình mỗi ngày, công ty lỗ khoảng 7,9 tỷ đồng.
Bình Dương: Loạt doanh nghiệp BĐS đứng đầu danh sách nợ thuế hơn 100 tỷ đồng
Cục Thuế tỉnh Bình Dương vừa công khai danh sách 365 cá nhân và doanh nghiệp nợ thuế hơn 1.400 tỷ đồng. Trong đó, đứng đầu danh sách này...
Nhà và Đô thị Nam Hà Nội dừng phát hành 8,8 triệu cổ phiếu ra công chúng
Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Nam Hà Nội (mã chứng khoán NHA: HOSE) dừng kế hoạch chào bán hơn 8,8 triệu cổ phiếu.
Chủ đầu tư Palm City xin gia hạn tất toán 2.000 tỷ đồng trái phiếu thêm 24 tháng
Công ty TNHH Nam Rạch Chiếc chủ đầu tư dự án Palm City xin gia hạn tất toán 2 lô trái phiếu với tổng giá trị 2.000 tỷ đồng thêm 24 tháng.
Bất động sản An Gia (AGG) bị phạt gần 400 triệu đồng do không công bố thông tin, giao dịch 'chui'
Ngày 2/12, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước công bố xử phạt Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (mã chứng khoán AGG) tổng cộng gần 400 triệu đồng với hàng loạt sai phạm,vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán.
Hải Phát (HPX) muốn thoái vốn toàn bộ khỏi Hải Phát Land?
Hải Phát (HPX) quyết định thoái toàn bộ 18% cổ phần tại Hải Phát Land với giá trị đầu tư 127,8 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Đăng Trình giữ chức Tổng giám đốc PVOIL
Ngày 01/12/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Đoàn công tác của lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) do ông Lê Mạnh Hùng...
PV Power – hướng tới nguồn năng lượng sạch cho tương lai
Xu thế chuyển đổi sang năng lượng sạch đang ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ trên toàn cầu nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu...
Thủy điện Thác Mơ (TMP) chốt trả cổ tức năm 2024 bằng tiền với tỷ lệ 18%
CTCP Thủy điện Thác Mơ (mã chứng khoán: TMP) sẽ chốt danh sách trả cổ tức lần 1 năm 2024 cho cổ đông với tỷ lệ 18% bằng tiền mặt.
Petrolimex kỳ vọng lợi nhuận phục hồi trong quý IV/2024
Kết quả kinh doanh của Petrolimex dự kiến sẽ phục hồi trong quý IV/2024, nhờ giá xăng dầu phục hồi 6% - 7% từ đầu tháng 10, hỗ trợ lợi nhuận cho công ty.
CEO Thuduc House bất ngờ từ nhiệm sau 7 tháng, ban điều hành công ty đối mặt nguy cơ không còn ai
Ông Nguyễn Hải Long - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức (HoSE: mã chứng khoán TDH) mới đây đã gửi đơn xin từ nhiệm đến HĐQT công ty...
Vietsovpetro - Biểu tượng của tình hữu nghị tin cậy, bền vững
Hơn bốn thập kỷ qua, Liên doanh Vietsovpetro đã trở thành biểu tượng của tình hữu nghị, hợp tác bền chặt giữa hai dân tộc Việt - Nga, là đơn vị tiên phong...
Vi phạm thuế, Hà Đô 1 bị phạt hơn 1,5 tỷ đồng
Mới đây, Cục thuế Thành phố Hà Nội yêu cầu Công ty Cổ phần Hà Đô 1 (Hà Đô 1) nộp số tiền hơn 1,85 tỷ đồng, gồm tiền thuế truy thu, tiền phạt...
Dư nợ tài chính của doanh nghiệp bất động sản đang ra sao?
Diễn biến trái chiều về tình hình nợ vay tài chính của loạt doanh nghiệp bất động sản trong 9 tháng đầu năm 2024 kéo theo chi phí lãi vay cũng biến động.
Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) bảo lãnh vay vốn ngân hàng cho hai công ty con
Ngày 25/11/2024, HĐQT CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HOSE: PNJ) thông qua việc bảo lãnh cho 2 công ty con vay vốn ngân hàng.
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): chi trả hơn 745 tỷ đồng cổ tức bằng tiền trong tháng 12/2024
Tập đoàn Bảo Việt (BVH) công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2024 (soát xét) với hiệu quả kinh doanh toàn Tập đoàn tăng trưởng khả quan.
Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường: Nhiều ý kiến trái chiều
Đề xuất bổ sung nước giải khát có đường với hàm lượng từ 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với mức thuế suất là 10%...
Tập đoàn Hòa Phát: Lợi nhuận mảng nông nghiệp và bất động sản hiện ra sao?
Tại Tập đoàn Hòa Phát (mã: HPG), bên cạnh “nghề tay phải” là sản xuất kinh doanh thép, mảng bất động sản và nông nghiệp hiện là mảng kinh doanh chủ lực.