VnFinance
Thứ tư, 29/11/2023, 01:31 AM

Xử lý nợ xấu: Khó sẽ chồng khó!

Theo dự kiến đến tháng 5/2024, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) mới được Quốc hội thông qua. Như vậy, điều này đồng nghĩa với việc xử lý nợ xấu sẽ đối mặt với khoảng trống pháp lý trong ít nhất nửa năm bởi Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu sẽ hết hiệu lực vào ngày 31/12/2023. Nếu quá trình luật hóa một số nội dung của Nghị quyết 42 diễn ra chậm, thì ngân hàng và các tổ chức tín dụng càng thêm khó khăn khi xử lý nợ xấu.

Xử lý nợ xấu khó sẽ chồng khó
Ảnh minh họa
 

Tình hình nợ xấu đáng lo ngại

Tại phiên thảo luận tổ về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 trong Chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị) thẳng thắn nhìn nhận, vấn đề cần lưu ý là nợ xấu đang cao và sẽ tiếp tục gia tăng, phản ánh sức khỏe thực của nền kinh tế.

Tính đến cuối tháng 7/2023, tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 3,56%, cao hơn mức 2,0% cuối năm 2022 và mức 1,69% cuối năm 2020.

Tỷ lệ nợ xấu nội bảng cộng với nợ bán cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC) chưa xử lý và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng là 6,16% so với tổng dư nợ tín dụng.

Theo đại biểu, nếu loại trừ các ngân hàng đang bị kiểm soát đặc biệt tỷ lệ này là 2,86%. Đáng quan ngại, nếu cập nhật tới ngày 31/8, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống tiếp tục tăng lên mức gần 8%, mà nguyên nhân chính là do nợ xấu của một ngân hàng đang bị kiểm soát đặc biệt tăng vọt.

"Con số này sẽ tiếp tục tăng nữa, đặc biệt khi các khoản nợ xấu tiềm ẩn theo quy định tại Thông tư 01/2020/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) và Thông tư 02/2023/TT-NHNN hết hạn khoanh, giãn, hoãn. Điều này lý giải một phần tại sao tín dụng ngân hàng 9 tháng năm nay tăng chậm", đại biểu Hà Sỹ Đồng nhận định.

Xử lý nợ xấu: Khó sẽ chồng khó!
Ảnh: NĐTT
 

Thống kê của VNDirect, tỷ lệ nợ xấu (NPL) của 25 ngân hàng niêm yết lớn nhất tiếp tục duy trì xu hướng tăng lên 2,24% tại cuối quý III/2023 - mức cao nhất kể từ năm 2017.

Báo cáo tài chính quý III/2023 của các ngân hàng niêm yết cho thấy, tỷ lệ nợ xấu cũng như tổng nợ xấu mới hình thành đang ở mức cao nhất trong 5 năm gần đây. Riêng nợ xấu tuyệt đối của 27 ngân hàng niêm yết hiện tăng tới 61% so với đầu năm.

Thực tế cho thấy, mặc dù các ngân hàng "dồn tâm dồn lực" để xử lý nợ xấu nhưng từ đầu năm đến nay, công tác thu hồi, xử lý nợ xấu gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân được chỉ ra là do thị trường bất động sản ảm đạm, giao dịch sụt giảm, giá trị tài sản đảm bảo giảm sâu.

Như LPBank ghi nhận chất lượng tài sản giảm so với quý trước với nợ xấu tăng hơn gấp đôi lên 7,36 nghìn tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ nợ xấu tăng từ mức 1,46% hồi đầu năm lên 2,79%, mức cao nhất trong 5 năm qua.

Còn ở PGBank, nợ xấu đến cuối tháng 9 đã tăng lên mức 796 tỷ đồng. Mức tăng mạnh nhất là nợ nhóm 3 từ 62 tỷ đồng hồi đầu năm lên hơn 176 tỷ đồng vào cuối quý III/2023. Đáng chú ý, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) ở mức 436 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng gần 55% tổng nợ xấu. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay tăng từ 2,56% hồi đầu năm lên 2,61% vào cuối quý III/2023.

Tương tự, tỷ lệ nợ xấu của HDBank bắt đầu tăng từ quý II và đến quý III/2023 đạt 2,3% (tăng thêm 0,1% so với cuối quý II). Tỷ lệ nợ xấu của ACB liên tục tăng kể từ quý IV/2022, đến cuối quý III/2023 ghi nhận mức 1,2%. Tỷ lệ nợ xấu của Techcombank trong 3 quý gần nhất lần lượt là 0,8%, 1,1% và 1,4%.

Tỷ lệ nợ xấu của VPBank tăng từ 3,88% cuối quý II lên 3,96% cuối quý III/2023. Nợ xấu tại BaoVietBank tăng 39% so với đầu năm, nâng tỷ lệ nợ xấu từ mức 3,34% hồi đầu năm lên 3,98% khi kết thúc quý III/2023. ABBank là 4,6%, trong khi cuối năm 2022 là 2,9%.

Chuyên gia kinh tế TS Lê Xuân Nghĩa từng đưa ra cảnh báo, hệ thống ngân hàng cần chuẩn bị tâm lý đối mặt với "cơn bão" mới đó là nợ xấu ngày hôm nay chưa được xử lý xong thì lại có thêm nợ xấu mới và như vậy sẽ gây áp lực rất lớn đến tình trạng tài chính của các ngân hàng thương mại. Nếu tính cả việc giãn, hoãn, chuyển nhóm nợ, thì nợ xấu của ngành ngân hàng sẽ còn tăng ít nhất là gấp đôi.

PGS.TS Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP HCM cũng đưa ra nhận định, nợ xấu hiện tại là đáng lo và cần giải pháp đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu. Nếu tính đúng, tính đủ, nhất là sau khi Thông tư 02/2023/TT-NHNN của NHNN về cơ cấu nợ, giãn hoãn nợ hết hiệu lực, các NH sẽ phải trích lập đầy đủ các khoản nợ được cơ cấu khiến nợ xấu có thể cao hơn hiện tại. Nếu tính cả nợ xấu của ngân hàng SCB sẽ là nỗi lo nợ xấu cho ngành ngành ngân và nền kinh tế.

Giải pháp nào để lấp khoảng trống pháp lý?

Tình hình nợ xấu ngày càng trở thành áp lực lớn đối với các ngân hàng và điều khiến ngân hàng và tổ chức tín dụng lo ngại nhất trước mắt là Nghị quyết 42 sẽ hết hiệu lực vào ngày 31/12 năm nay.

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Quốc hội chưa thông qua dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Điều này đã dấy lên những lo ngại khi nhiều ý kiến cho rằng, nợ xấu đang phình to trong khi Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp này đưa vào nhiều nội dung của Nghị quyết 42, đồng thời bổ sung một loạt quy định khác nhằm giúp các ngân hàng, tổ chức tín dụng tháo gỡ khó khăn về xử lý nợ xấu, nhưng lại chưa được thông qua.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) rất khó, phức tạp, có tính chất nhạy cảm, liên quan đến an ninh tài chính quốc gia, an ninh an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng, ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động kinh tế-xã hội. Việc xem xét, chưa thông qua dự thảo luật tại Kỳ họp thứ 6 mà sẽ xem xét, thông qua tại kỳ họp sau là hết sức cần thiết để các cơ quan có đủ thời gian nghiên cứu rà soát, kỹ lưỡng, thận trọng dự thảo luật.

Như vậy, nếu quá trình luật hóa một số nội dung của Nghị quyết 42 diễn ra chậm, trong khi Nghị quyết 42 hết hiệu lực thì ngân hàng và các tổ chức tín dụng càng thêm khó khăn khi xử lý nợ xấu.

Để tránh khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu, hiện có ý kiến cho rằng, Quốc hội nên gia hạn Nghị quyết 42 thêm 6 tháng nữa.

Lý do là, trong bối cảnh nợ xấu ngày càng tăng, thị trường mua bán nợ chưa hình thành, các tổ chức tín dụng cần sự hỗ trợ của rất nhiều cơ quan, ban ngành trong xử lý nợ xấu. Cụ thể, Tổng cục Thi hành án dân sự cần rà soát lại những vụ việc thi hành án còn tồn đọng, liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ để tập trung giải quyết dứt điểm, đảm bảo giá trị tài sản thu hồi là lớn nhất. Bộ Công an cần kiên quyết xử lý những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật, gây mất an ninh trật tự trong quá trình thu giữ, xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, giúp việc thu giữ xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ diễn ra theo quy định pháp luật…

Trước đó, tại phiên thảo luận trước Quốc hội ngày 10/6 về dự án Luật Các TCTD (sửa đổi), Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, Nghị quyết 42 ra đời với mục tiêu là để tạo một cơ sở pháp lý, tức là thông qua cơ chế thí điểm để giải quyết nợ xấu khi nợ xấu ở mức cao vào năm 2017 và thực tiễn triển khai cho thấy được là nợ xấu đã giảm rất nhanh.

Xử lý nợ xấu: Khó sẽ chồng khó!
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng. Ảnh: quochoi.vn
 

"Thông qua Nghị quyết 42 đã tăng cường trách nhiệm trả nợ của người đi vay và qua đó làm tăng tính kỷ luật trong hoạt động đi vay và cho vay, đã là đi vay thì phải trả nợ", Thống đốc nói.

Người đứng đầu NHNN cho biết, trong quá trình xử lý nợ xấu, một vấn đề rất quan trọng là thu giữ tài sản đảm bảo. Dự thảo luật đã quy định là việc thu giữ tài sản đảm bảo phải gắn với việc giữa tổ chức tín dụng và khách hàng có thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm và khi khách hàng không trả được nợ thì tổ chức tín dụng mới được thu giữ tài sản đảm bảo để xử lý thu hồi nợ. Với tính chất là trung gian tài chính thì các tổ chức tín dụng là người cho vay nhưng thực chất đó là tiền của người gửi tiền, vì vậy, cho vay thì phải thu hồi để chi trả cho người gửi tiền.

"Các quy định về thu giữ tài sản đảm bảo cũng phải được thực hiện theo các quy định của pháp luật. Nếu không có các quy định này có thể các tổ chức tín dụng sẽ rất e ngại khi quyết định cấp tín dụng. Bởi ngay cả khi có tài sản đảm bảo nhưng các TCTD không chắc chắn có xử lý được hay không. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp và người dân", đại diện NHNN trao đổi.

Ngoài ra, có một số đại biểu nêu nên thông qua dự luật trong 3 kỳ họp, Thống đốc NHNN cho rằng, Nghị quyết 42 được gia hạn cho đến ngày 31/12/2023, nếu 3 kỳ thì sẽ có khoảng trống pháp lý về xử lý nợ xấu đối với hoạt động ngân hàng.

Xử lý nợ xấu: Khó sẽ chồng khó!
Hạn mức tín dụng còn lại của các ngân hàng trong năm 2023.
 

Cùng với việc gia hạn Nghị quyết 42 thì nhiều ý kiến cũng cho rằng, NHNN nên cân nhắc gia hạn Thông tư 02/2023/TT-NHNN về cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ.

Bên cạnh những ý kiến đồng tình với việc gia hạn thời gian cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ thì cũng có không ít ý kiến cho rằng việc kéo dài thời hạn cơ cấu nợ, mặc dù có vẻ là một giải pháp có lợi ích ngắn hạn nhưng thực tế lại đem đến những hậu quả tiêu cực đối với việc quản lý nợ xấu. Điều này xuất phát từ việc thời gian kéo dài không phản ánh đúng bản chất của nợ xấu, làm mất đi tính minh bạch và khách quan trong việc đánh giá rủi ro tài chính. Mặc dù có thể giảm áp lực tạm thời cho ngân hàng và doanh nghiệp, nhưng lại tạo nên một "lợi bất cập hại" cho hệ thống tài chính nói chung.

Ngược lại, giải pháp tốt hơn là tiếp cận vấn đề một cách quyết liệt và linh hoạt. Ngân hàng và doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu lại nợ một cách kịp thời và hiệu quả, đồng thời thực hiện các biện pháp ngăn chặn để ngăn ngừa sự gia tăng của nợ xấu. Điều này sẽ giúp hệ thống ngân hàng triển khai một cách mạnh mẽ cơ cấu lại tổ chức tín dụng, đồng thời đảm bảo rằng quy định pháp luật liên quan được thực hiện đúng đắn.

Về vấn đề này, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam Nguyễn Quốc Hùng từng nêu ý kiến, trước khó khăn hiện nay khoản nợ cũ của các doanh nghiệp cho dù được cơ cấu nợ cũng khó trả được nợ. Do đó, tình hình nợ xấu của các ngân hàng gia tăng là vấn đề đáng lo ngại. Trong khi triển vọng kinh tế năm 2024 được dự báo sẽ tiếp tục khó khăn. Vì vậy, ông Nguyễn Quốc Hùng cũng đề nghị, NHNN rà soát, xem xét điều chỉnh Thông tư 02/2023/TT-NHNN cho phù hợp, đảm bảo cho các tổ chức tín dụng trong giai đoạn khó khăn này có thêm nguồn lực để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và nền kinh tế. Ở góc độ ngân hàng cần quản lý chặt chẽ cho vay các lĩnh vực rủi ro cao nhằm giảm nguy cơ nợ xấu cho ngân hàng.

Nhìn nhận từ tinh thần mà Thủ tướng đã nhấn mạnh, cần phải hành động một cách quyết liệt để đối mặt với thách thức nợ xấu và đảm bảo sự minh bạch và khách quan trong quản lý tài chính. Điều này không chỉ là quan trọng với sự ổn định của hệ thống ngân hàng mà còn là cơ sở để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đề ra trong kế hoạch năm 2024.

Vào thời điểm những tháng cuối năm, các ngân hàng thương mại đang đẩy mạnh xử lý nợ xấu. Hàng loạt khoản nợ có tài sản thế chấp là bất động sản (BĐS), phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, nhà xưởng, xe cộ, thậm chí các khoản vay bằng vàng cũng được rao bán liên tục.

Để thu hút các bên mua nợ hoặc tài sản, một số ngân hàng còn tổ chức ngày hội thanh lý tài sản để giới thiệu các loại tài sản cần bán từ nhà đất, đất nền đến ô tô các loại. Đơn cử như VIB đang rao bán thanh lý một loạt ô tô từ xe sang như BMW, Mercedes đến xe tải, ô tô phân khúc bình dân với mức giá từ vài trăm triệu đến cả tỉ đồng...


Điểm tin ngân hàng ngày 17/5: Lãi suất huy động chạm đáy, liệu có sớm đảo chiều?
Điểm tin ngân hàng ngày 17/5: Lãi suất huy động chạm đáy, liệu có sớm đảo chiều?

HDBank tung gói tín dụng 20.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp hạ tầng và công nghệ số; BAC A BANK thuộc Top 5 ngân hàng có giao dịch ngoại hối lớn nhất Việt Nam...

Sức hút từ “Gói vay mua nhà cho người trẻ” lớn nhất, tốt nhất thị trường
Sức hút từ “Gói vay mua nhà cho người trẻ” lớn nhất, tốt nhất thị trường

Trong bối cảnh nhu cầu sở hữu nhà để an cư lạc nghiệp ngày càng cấp thiết với thế hệ trẻ, đặc biệt tại các đô thị lớn, BIDV ra mắt gói vay mua nhà...

Điểm tin ngân hàng ngày 16/5: Tăng quyền xử lý nợ xấu, sửa quy định cho vay đặc biệt lãi suất 0%
Điểm tin ngân hàng ngày 16/5: Tăng quyền xử lý nợ xấu, sửa quy định cho vay đặc biệt lãi suất 0%

Nhiều ngân hàng đua nhau chốt quyền trả cổ tức tiền mặt và cổ phiếu trong tháng 5; Xe khách Sài Gòn lãi sụt giảm, loạt cổ đông lớn đồng loạt thoái vốn; VietABank...

Đón hè rực rỡ cùng loạt ưu đãi hấp dẫn cho chủ thẻ quốc tế SHB
Đón hè rực rỡ cùng loạt ưu đãi hấp dẫn cho chủ thẻ quốc tế SHB

Nhằm đẩy mạnh hoạt động chi tiêu không dùng tiền mặt, giúp cuộc sống người dân tiện lợi hơn mỗi ngày, Ngân hàng SHB hợp tác cùng các thương hiệu nổi tiếng...

Triển khai chương trình trọng điểm của Chính phủ, HDBank mở gói vay ưu đãi 20.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp...
Triển khai chương trình trọng điểm của Chính phủ, HDBank mở gói vay ưu đãi 20.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp...

Thực hiện định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong chương trình tín dụng trọng điểm 500.000 tỷ đồng nhằm thúc đẩy đầu tư hạ tầng và công nghệ số...

Sinh lời tự động - Techcombank tối ưu lợi nhuận cho khách hàng bằng công nghệ tài chính thông minh
Sinh lời tự động - Techcombank tối ưu lợi nhuận cho khách hàng bằng công nghệ tài chính thông minh

Tính đến tháng 5 năm 2025, hơn 3,5 triệu khách hàng đã kích hoạt tính năng “Sinh lời tự động” trên tài khoản Techcombank, theo thông tin từ báo chí và các nguồn chính thức của ngân hàng.

Nhu cầu chuyển tiền quốc tế tăng cao, chọn kênh nào để “lợi đơn lợi kép”
Nhu cầu chuyển tiền quốc tế tăng cao, chọn kênh nào để “lợi đơn lợi kép”

Đáp ứng nhu cầu chuyển tiền quốc tế ngày càng tăng, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) triển khai chương trình miễn 100% phí chuyển tiền quốc tế cho khách hàng cá nhân,...

PVcomBank và Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội ký kết hợp tác toàn diện
PVcomBank và Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội ký kết hợp tác toàn diện

Ngày 14/5/2025, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) và Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) đã chính thức ký kết thỏa thuận....

Điểm tin ngân hàng ngày 15/5: Giảm lãi vay gói 120.000 tỷ đồng mua nhà ở xã hội
Điểm tin ngân hàng ngày 15/5: Giảm lãi vay gói 120.000 tỷ đồng mua nhà ở xã hội

Giá vàng biến động mạnh, Thủ tướng chỉ đạo thanh tra gấp, xử lý nghiêm vi phạm; Cổ phiếu VPBank tăng trần với thanh khoản kỷ lục trước ngày chốt quyền nhận cổ tức; HDBank...

SHB ra mắt dịch vụ Loa thanh toán, hỗ trợ khách hàng phòng tránh gian lận giao dịch
SHB ra mắt dịch vụ Loa thanh toán, hỗ trợ khách hàng phòng tránh gian lận giao dịch

Nhằm hỗ trợ khách hàng cá nhân là chủ hộ kinh doanh, tiểu thương quản lý doanh thu hiệu quả, phòng tránh gian lận và nâng cao trải nghiệm thanh toán, vừa qua Ngân hàng...

TP HCM: Lưu ý người dân cẩn trọng khi giao dịch vàng miếng
TP HCM: Lưu ý người dân cẩn trọng khi giao dịch vàng miếng

Việc giao dịch vàng miếng ở các thị trường không chính thức, các đơn vị không được phép kinh doanh mua, bán vàng miếng có thể khiến người dân gặp rủi ro về pháp lý.

Điểm tin ngân hàng ngày 14/5: Vietcombank rao bán 5 bất động sản tại Quảng Ninh
Điểm tin ngân hàng ngày 14/5: Vietcombank rao bán 5 bất động sản tại Quảng Ninh

VietABank triển khai hệ thống phòng chống rửa tiền thế hệ mới; Đề xuất giảm 50% nhiều loại lệ phí, hỗ trợ doanh nghiệp hơn 3.000 tỷ đồng; Ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc...

SHB ra mắt giải pháp tài trợ linh hoạt cho ngành gạo, đồng hành cùng Chính phủ phát triển nông nghiệp bền vững
SHB ra mắt giải pháp tài trợ linh hoạt cho ngành gạo, đồng hành cùng Chính phủ phát triển nông nghiệp bền vững

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chính thức triển khai giải pháp tài chính toàn diện dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lúa gạo. Giải pháp tập trung vào...

Mừng sinh nhật 3 tuổi, VPBankS ưu đãi khách hàng VIP thông qua chính sách vay minh bạch, hạn mức khủng
Mừng sinh nhật 3 tuổi, VPBankS ưu đãi khách hàng VIP thông qua chính sách vay minh bạch, hạn mức khủng

Mừng sinh nhật 3 tuổi, VPBankS tung ra đặc quyền dành riêng cho khách hàng VIP với hạn mức lên tới 50 tỷ đồng và lãi suất cạnh tranh. Đặc biệt, chính sách này có...

Mỹ - Trung đạt thỏa thuận thuế quan: Giá vàng sẽ ra sao?
Mỹ - Trung đạt thỏa thuận thuế quan: Giá vàng sẽ ra sao?

Giá vàng lao dốc trong phiên giao dịch thứ Hai (12/5) khi các thỏa thuận thương mại mang tính bước ngoặt giữa Hoa Kỳ và hai đối tác lớn - Trung Quốc và Vương quốc...

Điểm tin ngân hàng ngày 13/5: Tăng tốc cuộc đua Private Banking phục vụ giới siêu giàu
Điểm tin ngân hàng ngày 13/5: Tăng tốc cuộc đua Private Banking phục vụ giới siêu giàu

Hơn 16 triệu tỷ đồng vốn tín dụng được "bơm" vào nền kinh tế trong 4 tháng; PGBank nâng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng, đặt mục tiêu đạt 20.000 tỷ đồng vào năm...

Techcombank và tham vọng trở thành tập đoàn tài chính toàn diện hàng đầu khu vực
Techcombank và tham vọng trở thành tập đoàn tài chính toàn diện hàng đầu khu vực

Techcombank đang chuyển mình mạnh mẽ với nhiều điều kiện sẵn sàng để trở thành  một tập đoàn tài chính toàn diện, với mục tiêu tạo ra một hệ sinh thái tích hợp, nơi khách...

Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn cho NCB lên hơn 19.200 tỷ đồng
Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn cho NCB lên hơn 19.200 tỷ đồng

Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) tăng vốn điều lệ thêm 7.500 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho...

Giá vàng hôm nay (12/5): Tiếp tục duy trì ở mức cao
Giá vàng hôm nay (12/5): Tiếp tục duy trì ở mức cao

Giá vàng thế giới hôm nay (12/5) tiếp tục duy trì ở mức cao trong phiên giao dịch đầu tuần. Cuộc khảo sát vàng hàng tuần mới nhất của Kitco News cho thấy các chuyên gia trong ngành chia đều quan điểm giữa phe mua, phe bán và phe trung lập.

VnFinance
vnfinance.vn
VnFinance
VnFinance
VnFinance