Bộ Công an đề xuất siết quản lý, tăng thanh tra thị trường vàng
Trước thực trạng thị trường vàng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và thiếu minh bạch, Bộ Công an vừa có văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, trong đó nhấn mạnh việc cần tăng cường thanh tra, kiểm tra định kỳ, kiểm toán độc lập và giám sát chặt cơ chế cấp phép - nhằm kiểm soát tốt hơn hoạt động sản xuất, nhập khẩu vàng, ngăn ngừa độc quyền và giảm rủi ro hệ thống.
Đề xuất cơ chế thanh tra định kỳ: Tối thiểu 3-5 năm một lần
Một trong những đề xuất đáng chú ý của Bộ Công an là yêu cầu bổ sung quy định bắt buộc Ngân hàng Nhà nước chủ trì thanh tra thị trường vàng và các tổ chức có hoạt động kinh doanh vàng định kỳ tối thiểu 3 năm hoặc 5 năm một lần. Cùng với đó, các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố sẽ phải phối hợp thực hiện thanh tra theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước.

Bộ Công an cho rằng việc tăng cường giám sát định kỳ sẽ giúp phát hiện và xử lý sớm các sai phạm, góp phần minh bạch hóa thị trường, nhất là trong bối cảnh vàng là mặt hàng có giá trị cao, dễ bị lợi dụng để rửa tiền, trục lợi chính sách hoặc đầu cơ.
Trong văn bản góp ý, Bộ Công an cũng đề xuất yêu cầu các đơn vị được cấp phép sản xuất vàng miếng và thực hiện hoạt động xuất, nhập khẩu vàng nguyên liệu phải thực hiện kiểm toán độc lập chuyên đề hàng năm. Việc này nhằm đảm bảo tính chính xác, minh bạch trong báo cáo tài chính, đồng thời giúp cơ quan quản lý kịp thời phát hiện những bất thường trong luồng tiền, dòng hàng của doanh nghiệp.
“Cơ chế giám sát hậu kiểm cần được cụ thể hóa và thiết kế đủ mạnh để kiểm soát việc sản xuất, xuất - nhập khẩu vàng không đúng quy định, nhất là tình trạng sản xuất vượt hạn ngạch hoặc chuyển nhượng giấy phép trá hình”, Bộ Công an cảnh báo.
Một vấn đề khác được Bộ Công an chỉ rõ là nguy cơ hình thành cơ chế “giấy phép mẹ - giấy phép con” từ dự thảo Nghị định, có thể dẫn đến tình trạng xin - cho và gia tăng rào cản gia nhập thị trường.
Hiện dự thảo đề cập nhiều loại giấy phép khác nhau, như: Giấy phép sản xuất vàng miếng; Hạn ngạch nhập khẩu vàng nguyên liệu theo từng năm, từng lần; Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất
Bộ Công an cảnh báo, nếu không có cơ chế giám sát và phân cấp rõ ràng, việc cấp hạn ngạch sản xuất và nhập khẩu vàng nguyên liệu theo năm hoặc từng lần có thể dẫn đến tiêu cực trong cấp phép, tạo ra thế độc quyền nhóm trong sản xuất và phân phối vàng miếng, gây bất ổn thị trường, cản trở cạnh tranh lành mạnh.
Rủi ro từ việc thiếu cơ chế “cân trạng thái vàng” cho doanh nghiệp
Một điểm nghẽn kỹ thuật khác mà Bộ Công an đặc biệt lưu ý là việc dự thảo Nghị định chưa quy định rõ các cơ chế giúp doanh nghiệp “cân trạng thái vàng” hoặc phòng ngừa rủi ro biến động giá vàng quốc tế.
Theo Bộ Công an, đây là lỗ hổng lớn trong quản lý vì giá vàng thế giới biến động rất mạnh, trong khi biên lợi nhuận ngành vàng thường thấp. Nếu không có biện pháp chốt giá, bảo hiểm rủi ro hoặc giao dịch phái sinh phòng ngừa, doanh nghiệp sản xuất vàng sẽ phải gánh chịu toàn bộ rủi ro từ thời điểm mua vàng quốc tế đến khi nhập khẩu và bán ra thị trường nội địa.
“Việc thiếu công cụ bảo hiểm rủi ro giá khiến các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng ngại tham gia vào hoạt động nhập khẩu vàng phục vụ bình ổn thị trường theo chỉ đạo của Nhà nước, đặc biệt trong những thời điểm giá vàng quốc tế cao hơn giá trong nước”, Bộ Công an nêu rõ.
Không chỉ vậy, nguy cơ nảy sinh các biện pháp “lách luật” hoặc sử dụng công cụ trái pháp luật để tự cân trạng thái vàng nhằm giảm thiểu rủi ro cũng là mối lo không nhỏ. Điều này nếu không được kiểm soát sẽ tiềm ẩn nhiều hệ lụy cho hệ thống tài chính - tiền tệ quốc gia.
Từ các phân tích trên, Bộ Công an đề nghị Ban soạn thảo cần xem xét, bổ sung đồng bộ các quy định về: Cơ chế thanh tra, kiểm tra định kỳ do Ngân hàng Nhà nước chủ trì; Kiểm toán độc lập bắt buộc hằng năm đối với doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu vàng; Cơ chế giám sát và xử lý nghiêm việc chuyển nhượng, mua bán giấy phép trá hình; Bãi bỏ hoặc giảm bớt các “giấy phép con” không cần thiết nhằm giảm gánh nặng hành chính; Thiết kế công cụ “phòng thủ giá” cho doanh nghiệp vàng, như cơ chế chốt giá, phòng ngừa rủi ro, hợp đồng kỳ hạn (forward contract) hoặc công cụ phái sinh.
Thị trường vàng, với đặc thù là mặt hàng nhạy cảm về tâm lý, tài chính và chính sách tiền tệ, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên, nếu quy định pháp lý không đủ minh bạch, tạo ra quá nhiều rào cản hành chính và không hỗ trợ các doanh nghiệp kiểm soát rủi ro, thì chính sách quản lý vàng sẽ không đạt được mục tiêu bình ổn mà còn khiến thị trường biến dạng, méo mó và thiếu cạnh tranh.
Việc Bộ Công an tham gia góp ý sâu sắc và cụ thể vào dự thảo Nghị định 24 sửa đổi lần này cho thấy sự quan tâm lớn của các cơ quan bảo vệ pháp luật đối với thị trường vàng - một “kênh tài sản nhạy cảm” của nền kinh tế. Sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành liên quan trong việc hoàn thiện khung pháp lý, giám sát minh bạch và xử lý rủi ro sẽ là yếu tố then chốt để thị trường vàng vận hành ổn định, hiệu quả và phù hợp với định hướng điều hành vĩ mô của Chính phủ.
TIN LIÊN QUAN
-
Giá vàng giảm về 120 triệu đồng
-
Giá vàng vượt 121 triệu đồng sau động thái mới từ Tổng thống Mỹ
-
Ngày đầu tháng 7, giá vàng tăng gần 1 triệu đồng
-
Giá vàng điều chỉnh giảm mạnh
-
Công ty chứng khoán của Techcombank báo lãi kỷ lục, chuẩn bị IPO hơn 230 triệu cổ phần
-
Novaland họp ĐHCĐ bất thường: Số nợ 2.645 tỷ đồng sẽ được hoán đổi thành cổ phiếu
-
Công ty Cổ phần Chứng khoán Hòa Bình bị đình chỉ lưu ký do 9 giao dịch "vướng" thanh toán
-
Về tay đại gia Thái Lan, Home Credit dồn dập huy động trái phiếu
Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8,3-8,5%, phấn đấu đạt 10% vào năm 2026
Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8,3-8,5%, tạo nền tảng cho giai đoạn phát triển bứt phá 2026-2030. Các địa phương đầu tàu như Hà Nội...
Bộ Công an đề xuất siết quản lý, tăng thanh tra thị trường vàng
Trước thực trạng thị trường vàng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và thiếu minh bạch, Bộ Công an vừa có văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định sửa đổi,...
TP. HCM sẽ có trung tâm dữ liệu 250 triệu USD
Trung tâm dữ liệu có công suất thiết kế ban đầu 30 MW, sẽ mở rộng lên 120 MW trong tương lai, phục vụ nhu cầu tính toán khổng lồ cho phát triển AI và các ngành kinh tế số.
Kinh doanh trên mạng xã hội phải nộp thuế như thế nào cho đúng luật?
Bán hàng online là kênh kinh doanh tiềm năng, người bán cần tuân thủ nghiêm túc quy định về thuế, không chỉ là nghĩa vụ, mà giúp hoạt động bền vững trong môi trường pháp lý ngày càng chặt chẽ.
UOB: "Chính sách thuế vẫn là rào cản lớn với Việt Nam"
Cho rằng giai đoạn căng thẳng nhất về thuế quan đã qua, United Overseas Bank (UOB) nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay lên mức 6,9% và nhận định...
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo cài ứng dụng VNeID giả chứa mã độc
Theo Bộ Công an, thủ đoạn của các đối tượng là gọi điện từ thuê bao di động thông thường hoặc tổng đài ảo, giả mạo danh nghĩa cơ quan, tổ chức giới thiệu...
Kinh tế Việt Nam ghi nhận những tín hiệu tăng trưởng tích cực
Bất chấp những bất ổn kinh tế thế giới và áp lực nội tại, Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm lên tới 7,52% – cao nhất trong hơn một thập kỷ.
Nhiều khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực xây dựng và hạ tầng được giảm 50%
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số...
3 kịch bản GDP Việt Nam ảnh hưởng từ chính sách thuế mới của Mỹ
Cục Thống kê cho biết, chính sách thuế mới của Mỹ, đặc biệt là mức thuế đối ứng 46% áp dụng cho hàng hóa từ Việt Nam, đang tạo ra những thách thức lớn đối...
Tổng thống Trump gửi thông báo thuế quan cho các nước
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố kế hoạch gửi thông báo về mức thuế quan cho các nước vào hôm nay, dự kiến có 100 quốc gia nhận mức thuế quan...
Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh
Tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Chính phủ nêu rõ quy định về hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh.
Từ 1/7, giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026
Thông tư quy định giảm lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phí xác minh giấy tờ,...
Các đối tượng không chịu thuế VAT
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng...
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.
Xem nhiều




