Bộ trưởng Tài nguyên & Môi trường nói gì về dự án lấn biển Cần Giờ?
UNESCO khẳng định khu vực phát triển dự án là vùng không nằm trong quản lý mà thực hiện theo đầu tư dựa trên cân bằng sinh thái do quốc gia quản lý quyết định. Về pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam là phù hợp.
Ngày 9/11, tại phiên chất vấn của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường (TN&MT) Trần Hồng Hà đã trả lời chất vấn của đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Đoàn TP.HCM) về dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ (huyện Cần Giờ, TP.HCM).
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đặt vấn đề: Đối với dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, có những nhà khoa học và cử tri hết sức băn khoăn là nó sẽ tác động xấu đến khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ và rừng ngập mặn Cần Giờ. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ TN&MT nêu các giải pháp để triển khai dự án nhằm thúc đẩy kinh tế của địa phương nhưng vẫn bảo vệ được khu dự trữ sinh quyển và rừng ngập mặn Cần Giờ.
Trả lời chất vấn về nội dung này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: TP.HCM coi Cần Giờ là một địa bàn hết sức đặc biệt, là một biểu tượng, là lá phổi của thành phố. Cần Giờ với 31.000ha rừng dự trữ sinh quyển, trong đó, 20.000ha là do công sức lao động của những thanh niên xung phong TP.HCM, phục hồi lại từ 11.000ha sau chiến tranh năm 1979.
"Nên tôi hiểu về sự quan tâm đặc biệt của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân TP về vấn đề này. Chính vì vậy, TP đã đặt vấn đề về phát triển đô thị Cần Giờ, Bởi vì cho đến nay, so với nhiều quận, huyện thì mức sống, điều kiện của người dân Cần Giờ chưa cải thiện", Bộ trưởng Bộ TN&MT cho hay.
Theo tư lệnh ngành Tài nguyên và Môi trường, dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ đã được phê duyệt từ năm 2003 với diện tích lấn biển là khoảng 600ha, bây giờ nâng lên cả đô thị là hơn 2.800ha, trong đó có phần diện tích trên bờ. Với điều chỉnh này, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Đảng bộ, nhân dân TP.HCM đã thống nhất rất cao.
Lãnh đạo Bộ TN&MT cho biết: Khi phê duyệt đã trao đổi với UNESCO về các khung pháp lý. Qua đó cho thấy, Cần Giờ phân ra 3 vùng là vùng lõi, vùng đệm và vùng lân cận, bán lân cận. Theo ông Trần Hồng Hà, dự án nằm tiếp giáp, kết nối với phần bán lân cận.
"Đã có văn bản chính thức của UNESCO khẳng định đây là vùng không nằm trong quản lý mà thực hiện theo đầu tư dựa trên cân bằng sinh thái do quốc gia quản lý quyết định. Như vậy, về pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam là phù hợp", Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định.
Về tác động của dự án, Bộ trưởng Hà cho biết, những tác động của dự án này đã được tính toán kỹ lưỡng. Chủ đầu tư đã sử dụng các chuyên gia, các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước để nghiên cứu, đặc biệt là các tập đoàn của Hà Lan hay các tập đoàn đứng thứ 3 thế giới về đánh giá tác động môi trường và xã hội để thực hiện đối với dự án này.
Cũng theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, thẩm định đánh giá tác động môi trường của dự án này với tinh thần là không phê duyệt khi mà chưa nhận dạng đầy đủ các tác động. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đã đánh giá được tác động trong khu vực của đô thị, bao gồm nước sạch, không khí, chất thải, tác động của đô thị lên môi trường tự nhiên.
Liên quan tới việc triển khai, Bộ trưởng Bộ TN&MT nhấn mạnh với mục tiêu bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, sinh quyển, bộ đã tham vấn với các tổ chức bảo tồn thế giới, đặc biệt là tổ chức về đất ngập nước và xác định dự án phải đảm bảo hệ sinh thái không thay đổi.
"Đây là khu vực giao thoa nước ngọt và nước mặn, là nước lợ và nước này phải lên xuống thay đổi theo triều, phải giữ được. Bảo vệ rừng ngập mặn phải theo tiêu chí để đảm bảo cân bằng sinh thái", Bộ trưởng cho hay.
Bên cạnh đó, vấn đề đánh giá tác động đối với môi trường biển cũng như tác động liên quan đến các dòng chảy hải dương học, địa chất của biển và đặc biệt là các hoạt động liên quan đến bồi lấp, xói mòn đối với các vùng khác của các địa phương khác cũng đều được xem xét.
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, khu vực triển khai dự án có nhiều cửa sông lớn, vừa bồi tụ nhưng nếu tác động lớn thì có thể tạo ra những xói mòn ở nơi khác. Hiện nay, chủ đầu tư đã công khai tất cả những tác động sẽ có để các nhà khoa học trong nước và các tổ chức có liên quan xem xét.
Đối với vật liệu để san lấp khi lấn biển, Bộ trưởng cho biết, dự án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã nêu rất cụ thể là cần phải có nghiên cứu và hiện nay chủ đầu tư đang mời các nhà khoa học, các cơ quan có liên quan để nghiên cứu.
"Hiện nay, chủ đầu tư đưa ra phương án lấy vật liệu tại chỗ. Cùng với việc để duy trì hệ sinh thái nước mặt, nước ngọt thì chủ đầu tư sẽ tạo ra một hồ rất lớn để bổ sung nước biển và nước ngọt ở khu vực ngay giữa trung tâm đô thị", Bộ trưởng Bộ TN&MT nói.
Trước đó, đánh giá về tiềm năng của vùng đất Cần Giờ GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường cũng đã có phân tích: "Cần Giờ có tiềm năng du lịch sinh thái rất lớn. Ở đây có rừng ngập mặn thuộc khu dự trữ sinh quyển thế giới, gắn với những chiến công huyền thoại của đặc công rừng Sác. Gắn với rừng là hệ thống sông cùng kênh rạch chằng chịt và hoang sơ. Biển có dạng một vịnh, có nước sâu, nằm trong vùng ít bão và không thuộc vùng dưới mức nước biển khi xảy ra kịch bản xấu nhất của nước biển dâng. Với những lợi thế đó có thể tổ chức du lịch biển chất lượng cao nếu khắc phục được vùng nước nông lẫn phù sa ven bờ".
Đồng tình quan điểm này, Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong nhìn nhận: "Đây không chỉ là việc cụ thể hóa các hướng triển khai Nghị Quyết 36-NQ/TW và Nghị quyết 26/NQ-CP nêu trên mà còn là bước đi căn bản trên hành trình hiện thực hóa tầm nhìn của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt 20 năm trước về xây dựng khu đô thị Cần Giờ, với tư cách là công trình mang tính đột phá, tầm cỡ không chỉ đối với Việt Nam, mà ít nhất cũng mang tầm cỡ khu vực Đông Nam Á, có thể so sánh với Langkawi của Malaysia, Pattaya của Thái Lan hay Bali của Indonesia.
Đặc biệt, việc tiến ra biển nhằm biến vùng biển duy nhất của TP.HCM trở thành một khu đô thị nghỉ ngơi, giải trí, du lịch có tầm cỡ khu vực sẽ giúp Cần Giờ hoàn toàn có thể cạnh tranh với vị trí của Singapore".
TIN LIÊN QUAN
Đại biểu Quốc hội băn khoăn khi mở rộng đất làm nhà ở thương mại
Ngày 21/11/2024, tại Hội trường Quốc hội, các đại biểu đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết thí điểm mở rộng việc sử dụng đất để thực hiện các dự án...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 22/11: Thanh tra toàn diện dự án sân golf và nghỉ dưỡng ở Bắc Giang
TP HCM triển khai kế hoạch xử lý các dự án tồn đọng, chậm tiến độ; Thanh Hóa có thêm khu công nghiệp hơn 1.000 tỷ đồng;...
Hà Nội sẽ làm 3 cây cầu bắc qua sông Hồng giai đoạn 2025-2030
Mới đây, Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có văn bản số 532/TB-VP truyền đạt ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh...
Thống nhất chủ trương thực hiện đầu tư xây dựng các cầu lớn tại Hà Nội
UBND Thành phố Hà Nội vừa có thông báo số 532/TB-VP về tình hình triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng trên địa bàn Thành phố.
Thành phố Hồ Chí Minh: Đường Đồng Khởi tiếp tục lọt top nơi có giá thuê mặt bằng đắt đỏ nhất thế giới
Theo Cushman & Wakefield, năm 2024, đường Đồng Khởi tiếp tục lọt top điểm bán lẻ đắt nhất Việt Nam và xếp hạng 14 trên toàn cầu.
Giá chung cư tại Hà Nội sẽ tiếp tục khai phá đỉnh mới, dự báo giá 72 triệu đồng/m2 vào năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì) tăng 75% so với quý I/2022.
Bãi bỏ 28 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực đất đai từ ngày 1/1/2025
Ngày 20/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 20/2024/TT-BTNMT bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 21/11: Loạt sai phạm tại dự án khu dân cư Phước Long chưa được xử lý
Cần Thơ phê duyệt đầu tư dự án Aeon Mall trị giá 5.400 tỷ đồng; Tập đoàn QuickPack đầu tư 30 triệu EUR vào KCN của Đồng Tâm Group ở Long An;...
Dự án Aqua city của Novaland đã được tháo gỡ vướng mắc về pháp lý sau 2 năm
Ngày 19/11, Chủ tịch UBND Tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức đã ký Quyết định số 3479 chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung 1/10.000...
HoREA đề xuất nâng mức tổng chi phí lãi vay không vượt quá 50% tổng lợi nhuận thuần
Tại Công văn số 148/2024/CV-HoREA gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính, Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA)...
Đề xuất áp thuế suất thu nhập doanh nghiệp 6% đối với nhà đầu tư NƠXH cho thuê
Đây là đề xuất của Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) tại Văn bản số 147/2024/CV-HoREA gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung quy định...
Thị trường căn hộ Hà Nội: Từ “sốc giá” đến cơ hội trong chu kỳ tăng trưởng mới
Dù giá căn hộ sơ cấp trung bình trong quý 3/2024 đạt ngưỡng 72 triệu đồng/m2, nhưng đây chỉ là khởi đầu của một chu kỳ tăng trưởng mới, 2025 thị trường căn hộ...
Đất hết thời hạn sử dụng có được chuyển nhượng, tặng cho?
Cá nhân trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp nếu hết thời hạn thì tiếp tục được sử dụng mà không cần phải gia hạn; trường hợp có nhu cầu gia hạn thì thực hiện...
Thanh Oai (Hà Nội): Tiếp tục đấu giá đất, khởi điểm thấp 5,3 triệu đồng/m2
19 thửa đất tại xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai (Hà Nội) tiếp tục lên sàn với giá khởi điểm thấp chỉ 5,3 triệu đồng/m2.
Ngân hàng tiếp tục hạ giá hàng trăm tỷ đồng để rao bán dự án Kenton Node
Mới đây, hai ngân hàng MSB và BIDV tiếp tục ra thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên...
Ước nguyện cử tri - tình dân nghĩa Đảng trọn niềm tin Kỳ 2: Hóa giải nỗi lo thị trường bất động sản...
Trong bối cảnh cầu tăng, cung khan hiếm, thị trường bất động sản chứng kiến những biến động “vô lý” khiến người có nhu cầu thực khó “chạm tay” tới mơ ước...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 20/11: Huyện Thanh Oai (Hà Nội) tiếp tục đấu giá hàng chục lô đất
Lạng Sơn chấp thuận T&T Group nghiên cứu triển khai 2 dự án khu đô thị sinh thái; Bắc Giang quy định về điều kiện tách khu đất công thành dự án độc lập;...
Quy định về chi trả tiền bồi thường khi bị thu hồi đất
Việc chi trả tiền bồi thường khi bị Nhà nước thu hồi đất được quy định thế nào?
Tốc độ tăng giá chung cư tại Hà Nội vượt Thành phố Hồ Chí Minh
Tốc độ tăng giá trung bình của chung cư ở Hà Nội lên đến 70%, trong khi mức tăng của chung cư Thành phố Hồ Chí Minh có mức thấp hơn, đạt mức tăng 55%.