Bớt gánh nặng cho doanh nghiệp
Vấn đề cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh được bàn đến từ lâu. Dân gian có câu cửa miệng, nhắc lại lời ông Cố Hồng trong tác phẩm Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!”.
Nhưng “nói mãi” mà sửa chưa xong. Chưa xong thì phải kiên trì và sửa bằng được để thủ tục hành chính bớt “hành” doanh nghiệp.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Văn bản số 493/TTg-KSTT, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh. Đây được xem là vấn đề nóng nhất trong các vấn đề nóng.
Trong mấy năm gần đây, các bộ đã cắt giảm, đơn giản hóa hơn 2.200 quy định kinh doanh tại 177 văn bản quy phạm pháp luật từ năm 2021 đến nay, đó là tiến bộ đáng ghi nhận. Hàng nghìn quy định bủa vây như thế nên sinh ra vô số rào cản. Đáng lưu ý là, việc giải quyết thủ tục hành chính phải qua rất nhiều tầng nấc trung gian, gây chậm trễ, ách tắc. Việc tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính ở một số nơi chưa nghiêm, còn có hiện tượng nhũng nhiễu, tiêu cực, bày ra những “thủ tục” phiền hà tạm hiểu là “tham nhũng vặt”.
Khảo sát từ một cơ quan quản lý về việc thực hiện thủ tục hành chính xuất nhập khẩu của doanh nghiệp giai đoạn 2020-2022 cho thấy: khoảng 38% doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc nắm bắt thông tin thủ tục hành chính, nhất là các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp quy mô lớn và hoạt động lâu năm.
Đối với việc thực hiện các thủ tục hải quan, đại diện nhiều doanh nghiệp cho rằng, còn có những quy định thiếu nhất quán, phối hợp thiếu đồng bộ giữa các cơ quan, vì thế gây khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện nghĩa vụ thuế. Doanh nghiệp cũng thường gặp vướng mắc trước và trong khi làm thủ tục khai hải quan.
Quản lý và kiểm tra chuyên ngành cũng là vấn đề còn nhiều “mù mờ” nhất. Trình tự thủ tục kiểm tra chuyên ngành rất phức tạp. Mặc dù thủ tục kiểm tra chuyên ngành hầu hết được kiểm tra tập trung tại các cửa khẩu, thế nhưng vẫn có một số trường hợp doanh nghiệp phải tìm đến “kêu cửa” lãnh đạo các Bộ ngành mới... xong việc.
Việc cắt giảm danh mục điều kiện kinh doanh có chuyện “đánh bùn sang ao”. Nói là “cắt giảm”, song phổ biến là hình thức gộp tên ngành nghề, hoặc sử dụng tên ngành nghề có phạm vi điều chỉnh rộng hơn, để rút gọn về số lượng. Phiền hà nhất là các thủ tục về đất đai, có nhiều mâu thuẫn, chồng chéo về quy định pháp luật, làm hạn chế quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp.
Tính từ đầu năm 2023 đến nay có tới 88 nghìn doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tăng hơn 22% so với cùng kỳ năm 2022. Rất nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô, ngành hàng, lao động. Và khó khăn lớn nhất với họ là việc thực hiện thủ tục hành chính, đáp ứng các quy định của pháp luật. Tình trạng “cha chung không ai khóc”, đùn đẩy, né tránh, công việc không chạy có nguyên nhân trực tiếp từ mớ bùng nhùng về thủ tục kinh doanh chồng chéo, rườm rà.
Trước thực trạng nêu trên, cần có các giải pháp tổng thể, sát tình hình để tháo gỡ khó khăn. Theo cách nói của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúng ta đã cố gắng rồi phải cố gắng nữa, đã cải cách môi trường đầu tư kinh doanh rồi phải tiếp tục cải cách kiên trì và kiên quyết hơn. Đó là giải pháp căn cơ tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng cơ hội tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư giai đoạn phục hồi và phát triển sau đại dịch Covid-19.
Thực hiện văn bản chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng, các bộ, các ngành chức năng, chính quyền địa phương cần tiếp tục đơn giản hóa, minh bạch về thủ tục hành chính, bảo đảm sự ổn định của chính sách; tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc, chồng chéo trong quy định pháp luật, trong đó chú ý đưa các hoạt động đối thoại với doanh nghiệp vào nền nếp thường xuyên, cụ thể và thực chất hơn.
Kinh nghiệm khi thực hiện các chủ trương, chính sách mới là phải có sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao. Động lực mới bao giờ cũng bắt đầu từ những cú huých, những chìa khóa tháo gỡ những điểm nghẽn do chính con người đặt ra vì nhiều lý do khác nhau.
Chúng ta dễ thống nhất một điều, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là một trong những trọng tâm chính sách phát triển kinh tế-xã hội. Vấn đề ở chỗ, làm sao để cải cách môi trường đầu tư kinh doanh không sa vào hình thức, nói một đằng làm một nẻo. Có thể dẫn chứng từ việc cơ quan chuyên môn “cài cắm” điều kiện kinh doanh trong các thông tư.
Điều doanh nghiệp chờ đợi nhiều nhất và cần nhất là hỗ trợ về thủ tục hành chính và môi trường đầu tư kinh doanh. Vấn đề này đã được nêu rõ trong Văn bản số 493. Theo đó, bảo đảm cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định và cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ, kỳ vọng tiếp tục tạo động lực phát triển cho cộng đồng doanh nghiệp và cả nền kinh tế đất nước. Nếu thực hiện đúng như tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng thì gánh nặng trên vai các doanh nghiệp sẽ được san sẻ, giúp nhà sản xuất tiếp cận những chính sách ưu đãi của Chính phủ, phục hồi và phát triển sản xuất.
TIN LIÊN QUAN
-
Doanh nghiệp bất động sản cần làm gì để không “chết chìm” trên đống tài sản?
-
Các Hiệp định FTA cung cấp cho doanh nghiệp Việt Nam nhiều lợi thế
-
Tổng tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm gần 860 nghìn tỷ đồng
-
Bảo lãnh ngân hàng: Lựa chọn đúng giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả
-
Vị thế bá chủ của đồng USD đang bị thách thức nghiêm trọng
-
Ngân hàng nhộn nhịp chốt danh sách cổ đông chia cổ tức, tăng vốn khủng
-
Đường Man của đại gia Đường "bia" chậm trả lãi trái phiếu, lỗ hai năm liên tiếp
Các doanh nghiệp bất động sản đã thực hiện được bao nhiêu phần trăm kế hoạch năm?
Dù năm 2024 đã qua 3/4 thời gian, song tiến độ thực hiện kế hoạch lợi nhuận năm 2024 của các doanh nghiệp bất động sản lại không mấy khả quan.
Ông chủ PNJ lại báo lãi khủng mỗi ngày trong tháng 10 'bỏ túi' hơn 7,2 tỷ đồng nhờ thị trường vàng sôi động
Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (mã chứng khoán PNJ) đã công bố báo cáo kết quả kinh doanh 10 tháng đầu năm 2024...
Nhà Thủ Đức (Thuduc House) bị cưỡng chế thuế gần 100 tỷ đồng mỗi tháng
Hàng tháng, nhằm truy thu số tiền 365,5 tỷ đồng hoàn thuế chậm nộp, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh gửi quyết định cưỡng chế bằng hình thức trích từ tài khoản của Thuduc...
Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế
Ngày 22/11, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe năm 2024.
Chứng khoán SSI bị cơ quan thuế truy thu, xử phạt hơn 7 tỷ đồng
Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI (mã chứng khoán: SSI) vừa bị truy thu và xử phạt vi phạm hành chính về thuế hơn 7,3 tỷ đồng.
Becamex muốn phát hành 300 triệu cổ phiếu huy động 15.000 tỷ đồng để làm gì?
Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP (Becamex, HoSE: mã chứng khoán BCM) vừa khởi động kế hoạch chào bán 300 triệu cổ phiếu ra công chúng...
SCIC muốn thoái hết vốn tại Xây lắp điện Quảng Nam
Theo đó, SCIC sẽ chào bán lô 540.000 cổ phần, tương đương 20% vốn điều lệ của công ty Xây lắp điện Quảng Nam, với giá khởi điểm cho cả lô là 6,65 tỷ đồng.
Phát hành cổ phiếu hoán đổi trái phiếu, CII vừa nâng vốn điều lệ lên hơn 3.197 tỷ đồng
Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (HoSE: mã chứng khoán CII) vừa có văn bản thông báo đã nâng vốn điều lệ của doanh nghiệp lên 3.197,5 tỷ đồng.
Petrovietnam là doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam
Với số nộp ngân sách nhà nước năm 2023 ghi nhận đạt gần 95.000 tỷ đồng, Tập đoàn Dầu khí Việt nam (Petrovietnam) dẫn đầu VNTAX 200...
Doanh nghiệp bất động sản tìm cách trả nợ và hoán đổi nợ dịp cuối năm
Áp lực nợ vay tại nhiều doanh nghiệp bất động sản như TTC Land, Phát Đạt, Nam Long... ngày càng lớn khiến doanh nghiệp chọn cách chào bán cổ phiếu, trái phiếu để có nguồn...
PV Power và Vingroup hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) và Tập đoàn Vingroup đã ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống...
[Infographic] Hàng không Việt "cất cánh" trong quý III/2024
Lợi nhuận nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng không tăng trưởng trong quý III nhờ lượng khách quốc tế, nội địa tăng mạnh...
Cổ phiếu vừa lên sàn, Asia Group (AIG) muốn đổi ngành nghề kinh doanh
Vừa lên sàn, giá cổ phiếu AIG của Công ty CP Nguyên liệu Á Châu (Asia Group, mã: AIG) liên tục giảm, khiến vốn hóa giảm hàng nghìn tỷ đồng chỉ sau hơn...
Khải Hoàn Land dự kiến mua lại 60.000 trái phiếu giá trị 60 tỷ đồng
HĐQT Khải Hoàn Land phê duyệt phương án mua lại trước hạn 20% số lượng trái phiếu KHGH2123001, tương đương khối lượng 60.000 trái phiếu. KHG dự kiến mua lại...
Lãi ròng tăng mạnh, chủ chuỗi nhà hàng Lucky tại sân bay Taseco Airs tạm ứng cổ tức tỷ lệ 15%
Lợi nhuận ròng của Taseco đạt gần 39 tỷ đồng, mức cao nhất trong vòng 5 năm qua, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2023. Taseco Airs (AST) tạm ứng cổ tức 15% năm 2024.
Đô thị Kinh Bắc chào bán 250 triệu cổ phiếu giá rẻ
HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (HoSE: mã chứng khoán KBC) vừa thông qua quyết định chào bán 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương đương 32,57% số cổ phiếu đang lưu hành, thời gian phát hành từ quý I – quý III/2025.
Chứng khoán DNSE (DSE) dự chi 165 tỷ đồng trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông
Công ty cổ phần Chứng khoán DNSE (mã chứng khoán DSE) vừa thông qua quyết nghị tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt.
Chủ tịch DIC Corp Nguyễn Hùng Cường chưa thể nhận hết gần 21 triệu cổ phiếu thừa kế
Ông Nguyễn Hùng Cường, Chủ tịch HĐQT DIG đã nhận thừa kế 11.003.317 cổ phiếu DIG trong tổng đăng ký 20.753.317 cổ phiếu, tương ứng đạt 53% tổng đăng ký để nâng sở hữu từ 10,16%, lên 11,96% vốn điều lệ.
Loạt doanh nghiệp bất động sản ôm lượng hàng tồn kho “cao như núi”
Kết thúc 9 tháng năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản như Nam Long, Khang Điền... ghi nhận lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng...