Căng thẳng địa chính trị thắng thế tình trạng u ám trên thị trường dầu mỏ
Dù triển vọng dài hạn cho thấy nhu cầu dầu đang chững lại, giá dầu vẫn có thể bật tăng trong ngắn hạn, do những biến động khó lường từ địa chính trị và thay đổi chính sách thương mại.

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, đặc biệt là các đòn áp thuế mới, đang tạo sức ép lên nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu. Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn kỳ vọng vào khả năng giá dầu tăng trở lại nếu xảy ra những cú sốc như gián đoạn nguồn cung, lệnh trừng phạt bất ngờ hoặc điều chỉnh chính sách đột ngột.
Ba tổ chức lớn - IEA, EIA và OPEC+ - đều đã cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2025. Điều này cho thấy thị trường đang bước vào giai đoạn khó khăn, với nhiều yếu tố cơ bản suy yếu. Tuy vậy, thị trường dầu vẫn rất “nhạy cảm” với các yếu tố địa chính trị. Trong tuần qua, giá dầu thô nhẹ tăng 5,18%, lên mức 64,01 USD/thùng, cho thấy tâm lý thị trường dễ dao động trước các tin tức nóng.
Nhu cầu yếu: Cắt giảm quá đà hay mới chỉ bắt đầu?
Xung đột thương mại khiến niềm tin vào tăng trưởng nhu cầu dầu lung lay. EIA dự báo nhu cầu dầu toàn cầu năm 2025 chỉ tăng 900.000 thùng/ngày, trong khi IEA thậm chí còn thấp hơn, chỉ 730.000 thùng/ngày - mức thấp nhất kể từ năm 2019 đến nay (không tính thời kỳ đại dịch COVID-19).
Ngoài yếu tố thuế quan, tình hình khai thác ảm đạm tại châu Á và tiêu dùng suy yếu tại Mỹ cũng góp phần khiến triển vọng trở nên bi quan.
Tuy nhiên, nhiều nhà giao dịch cho rằng, chỉ cần những thay đổi chính sách như Mỹ nới lỏng thuế hoặc Trung Quốc tung gói kích thích kinh tế, niềm tin tiêu dùng dầu có thể phục hồi nhanh, dù chỉ trong ngắn hạn.
Nguồn cung vượt cầu, hay địa chính trị sẽ khiến thị trường thêm căng?
Từ tháng 5, OPEC+ dự kiến tăng sản lượng, dù chính họ vừa hạ dự báo nhu cầu dầu. Trong tháng qua, giá dầu Brent đã giảm 13%, hiện dao động quanh mốc 64 USD/thùng. EIA cũng điều chỉnh giảm dự báo giá dầu Brent năm 2025 xuống 67,87 USD/thùng, và có thể còn thấp hơn trong năm 2026.
Tuy nhiên, nếu các rủi ro nguồn cung xuất hiện - như lệnh trừng phạt Iran được siết chặt hơn hoặc hạ tầng dầu khí Nga gặp sự cố - khoảng dư địa sản lượng toàn cầu có thể nhanh chóng bị thu hẹp.
Trong khi đó, sản lượng dầu đá phiến Mỹ vẫn ổn định. Dù số giàn khoan hoạt động giảm nhẹ (khoảng 5% so với cùng kỳ năm ngoái), sản lượng vẫn dự kiến đạt 13,5 triệu thùng/ngày vào năm 2026, nhờ cải thiện hiệu suất thay vì đầu tư mở rộng.
OPEC+ sẽ gặp khó vì bài toán tuân thủ?
Dù OPEC+ tuyên bố tăng sản lượng, hiệu quả thực tế sẽ phụ thuộc vào khả năng tuân thủ của các nước thành viên. Kazakhstan gần đây liên tục vượt hạn ngạch, làm dấy lên lo ngại về kỷ luật trong khối. Nếu nhiều nước khác cũng “phá rào”, tồn kho toàn cầu có thể tăng nhanh hơn dự kiến.
Tuy nhiên, chỉ cần OPEC+ phát tín hiệu hoãn hoặc rút lại kế hoạch tăng sản lượng, thị trường sẽ phản ứng ngay lập tức, nhất là khi nhu cầu đang dần ổn định trở lại.
Chiến thuật tăng giá trong bối cảnh dài hạn suy yếu?
Nhìn chung, thị trường đang nghiêng về xu hướng giảm: Nhu cầu yếu, nguồn cung dồi dào và dự báo giá đều không mấy khả quan trong những quý tới.
Tuy nhiên, vẫn còn chỗ cho các đợt tăng giá mang tính chiến thuật. Những yếu tố như Trung Quốc kích cầu, Mỹ nới lỏng thuế quan, hay bất ổn địa chính trị bất ngờ hoàn toàn có thể tạo sóng.
Dù triển vọng đến giữa năm 2025 khá ảm đạm, thị trường dầu vẫn đầy biến số. Trong môi trường pha trộn giữa rủi ro vĩ mô và cú sốc chính trị, cơ hội sẽ dành cho những nhà đầu tư nhạy bén, theo sát diễn biến toàn cầu và biết chớp thời cơ.
Nh.Thạch/AFP
TIN LIÊN QUAN
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang định hình lại thị trường LPG toàn cầu
Thị trường khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) toàn cầu đang phải đối mặt với sự biến động, khi mức thuế cao đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ buộc người mua Trung Quốc...
Căng thẳng địa chính trị thắng thế tình trạng u ám trên thị trường dầu mỏ
Dù triển vọng dài hạn cho thấy nhu cầu dầu đang chững lại, giá dầu vẫn có thể bật tăng trong ngắn hạn, do những biến động khó lường từ địa chính trị và thay...
Tin thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay trở lại sắc đỏ
Giá dầu thế giới hôm nay trở lại sắc đỏ; Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm; trong khi Indonesia tăng cường nhập khẩu năng lượng Mỹ để tránh thuế quan.
Giá dầu thế giới có thể giảm tới mức nào?
Giá dầu Brent trong năm 2025 liệu có thể rơi xuống mức bao nhiêu? Đó là câu hỏi mà AFP đã đặt ra cho Diana Furchtgott-Roth, Giám đốc Trung tâm Khí hậu, Năng lượng và...
Nỗ lực bù đắp hạn ngạch dầu của OPEC+ vẫn mong manh
Bất chấp cam kết tiếp tục siết chặt kỷ luật sản lượng, OPEC+ vẫn đang gặp khó trong việc buộc các thành viên bù đắp lượng dầu đã vượt hạn ngạch, khi dữ liệu mới...
Kỳ vọng và lo ngại của ngành dầu khí Mỹ dưới thời ông Trump
Trong những năm qua, nhiều doanh nghiệp dầu khí bày tỏ lo ngại trước các chính sách môi trường chặt chẽ dưới thời Tổng thống Joe Biden, cho rằng chúng ảnh hưởng đến hoạt động...
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay tăng nhẹ
Giá dầu thế giới hôm nay tăng nhẹ; Giá khí tự nhiên tại Mỹ duy trì sắc xanh, trong khi chỉ số USD chạm mức thấp nhất trong ba năm.
Các nước xuất khẩu dầu nhỏ trước cơn sóng thần của thị trường
Giá dầu thô rơi mạnh do ảnh hưởng từ các chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tạo áp lực không nhỏ lên ngân sách của nhiều quốc gia xuất khẩu...
Các tổ chức quốc tế đồng loạt đưa ra dự báo về giá dầu Brent
Trong báo cáo gửi AFP vào thứ Tư, BMI – đơn vị nghiên cứu thuộc Tập đoàn Fitch – đã cập nhật dự báo mới nhất về giá dầu Brent từ nay đến năm 2029.
VPI dự báo giá xăng tiếp tục giảm 3,1 - 3,5% trong kỳ điều hành ngày 17/4
Theo mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI), tại kỳ điều hành ngày 17/4/2025, giá xăng có thể tiếp tục giảm từ 3,1...
Chính sách mới của OPEC+: Một bước ngoặt quan trọng
Trong báo cáo gửi đến AFP mới đây, ông Paul Horsnell – Trưởng bộ phận Nghiên cứu Hàng hóa của Ngân hàng Standard Chartered – cùng các cộng sự nhận định: “Quyết định thay đổi...
Thuế đối ứng của Tổng thống Donald Trump: Sự kiện rủi ro “Thiên nga đen” hay “Thiên nga xám”
Phân tích rủi ro chính sách là một việc thường xuyên trong quản trị rủi ro. Rủi ro liên quan đến việc Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Donald Trump...
Đa dạng dịch vụ đón mừng Lễ Phục Sinh năm 2025
Lễ Phục Sinh năm 2025 diễn ra vào Chủ nhật, ngày 20/4, đánh dấu một dịp lễ quan trọng trong năm của cộng đồng Kitô giáo. Tại Việt Nam, dịp lễ này không chỉ mang...
OPEC điều chỉnh dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu
OPEC đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu cho năm 2025, viện dẫn căng thẳng thương mại leo thang và các chỉ số kinh tế yếu hơn dự kiến.
Giá dầu hôm nay (15/4): Dầu thô tăng nhẹ trong phiên giao dịch
Giá dầu thế giới hôm nay (15/4) tăng nhẹ khi thị trường được thúc đẩy bởi các thông tin miễn trừ thuế quan mới được Tổng thống Donald Trump đưa ra. Trung Quốc đã phục...
Sự mâu thuẫn trong chính sách năng lượng và giá dầu của ông Trump
Tổng thống Donald Trump luôn nhấn mạnh mục tiêu cắt giảm giá năng lượng như một phần trong chương trình nghị sự chung nhằm giải quyết tình trạng lạm phát kéo dài do chính quyền...
Tác động nghịch lý từ giá dầu rẻ
Giá “vàng đen” giảm có tác động như thế nào đến tiêu thụ và sản lượng dầu? Quá trình chuyển đổi năng lượng sạch liệu có bị trì hoãn bởi dầu giá rẻ?
Khí đốt Nga làm suy yếu cân bằng thị trường LNG Mỹ?
Theo Wood Mackenzie, một thỏa thuận hòa bình bền vững tại Ukraine có thể dẫn đến việc Nga cung cấp khí đốt trở lại cho châu Âu. Sự kiện này có thể làm xáo trộn...
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay tiếp tục giữ sắc đỏ
Giá dầu thế giới hôm nay tiếp tục giữ sắc đỏ; Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm mạnh;...
Xem nhiều




